Bé nhà em ho đã mấy ngày nay, tiếng ho ngày càng nặng hơn dù em đã cho cháu dùng thuốc ho, giờ bé lại xuất hiện thêm sốt. Đó có phải là dấu hiệu viêm phổi ở trẻ không? Và có cách nào để cha mẹ biết chắc con mình có bị viêm phổi hay không thưa bác sĩ? (Thu Cúc, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc).
Trả lời:

Chuyên gia Nguyễn Ngọc Phấn trả lời:

Viêm phổi là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh có những biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong cho trẻ nếu không được điều trị kịp thời như: phù phổi cấp; viêm màng não; tràn dịch màng phổi…

Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng bên trong phổi, xuất hiện khi vi khuẩn hay virus kẹt trong cơ quan này, chúng sinh sôi nảy nở và tạo nên những ổ nhiễm trùng. Vi khuẩn thường gặp nhất là phế cầu khuẩn, một số loại virus cũng có thể gây viêm phổi.

Bệnh có thể xuất hiện khi bé đang bị một đợt ho hoặc cảm cúm. Lúc này, dịch nhầy tiết ra trong phổi trở thành nguồn dinh dưỡng béo bở cho vi trùng.

Sau vài ngày, vi khuẩn và virus có thể nhanh chóng sinh sôi nảy nở, tạo nên những túi phế nang chứa mủ và chất nhầy bị nhiễm khuẩn. Ho chính là phản xạ tự vệ rất quan trọng của cơ thể, giúp đẩy chấy nhầy ra khỏi túi phế nang trước khi nhiễm trùng đặt chân được vào đây.

Những biểu hiện chính của viêm phổi bao gồm: Ho vừa đến nặng (thường là ho nặng tiếng, nhưng không nhất thiết như vậy); Thở nhanh liên tục (khác với thở nhanh nhất thời khi trẻ bị sốt cao). Trẻ được coi là thở nhanh nếu thở trên 60 lần/phút (dưới 2 tháng tuổi), trên 50 lần/phút (2 tháng – 1 tuổi) hoặc trên 40 lần/phút (trên 1 tuổi).

Còn thở gắng sức là cánh mũi phập phồng, thở rên, thở rít, co kéo cơ liên sườn (phần mềm giữa các xương sườn lõm vào khi trẻ hít vào), co rút hõm ức, rút lõm lồng ngực.

Thở nhanh và thở gắng sức là phản ứng bù trừ, nhưng cơ thể không thể cố gắng mãi. Nếu không điều trị kịp thời, trẻ có thể bị suy hô hấp, kiệt sức, nhịp thở chậm lại rồi ngưng thở.

Dấu hiệu rút lõm lồng ngực là khi trẻ hít vào nhưng phần dưới lồng ngực không phình ra như thường lệ mà lõm vào. Nguyên nhân là do cơ hoành phân cách ổ bụng và lồng ngực cũng tham gia vào quá trình thở.

Trẻ có dấu hiệu sốt từ vừa đến sốt cao, đồng thời có hiện tượng đau ngực (không chỉ trong lúc ho, mà cả giữa các cơn ho), sắc tím tái quanh môi và ở mặt (do thiếu ôxy).

Nếu bạn thấy bé có tất cả các biểu hiện trên thì nhiều khả năng bé đã bị viêm phổi. Song, quan trọng nhất là 3 dấu hiệu: ho + sốt + rút lõm lồng ngực thì 80% là trẻ bị viêm phổi nặng.

Để phát hiện chính xác dấu hiệu rút lõm lồng ngực ở trẻ, cha mẹ hãy vén áo con lên và nhìn trẻ thở, quan sát khoảng 2 phút, nếu thấy lồng ngực của trẻ lõm sâu khi trẻ hít vào thì khả năng trẻ bị viêm phổi nặng.

Còn nếu bé chỉ có 1 hay 2 triệu chứng trên thì nhiều khả năng là bé không bị viêm phổi. Nếu bé ho rất nhiều, sốt và đau ngực nhẹ khi ho, nhưng thở êm ái cũng như không đau ngực bên ngoài cơn ho thì ít khả năng là bé bị viêm phổi. Nếu bé ho nhiều, có kèm nôn sau một số cơn ho nhưng không sốt, thì cũng ít khả năng là bé bị viêm phổi.

Vậy thì khi bạn nào cần gọi bác sĩ? Đó là khi bé có hầu như tất cả các dấu hiệu viêm phổi ở trẻ nói trên, có thở nhanh hoặc thở gắng sức nhưng chưa tím ở môi hay ở mặt thì bạn cần đưa bé đi khám ngay trong ngày. Nếu bé có những biểu hiện trên và tím quanh môi và ở mặt, phải đưa bé đến phòng khám cấp cứu ngay, có thể bé cần ôxy.

Trong mọi tình huống, nếu có bất cứ nghi ngờ gì hãy gọi điện tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc đưa bé đi khám ngay.

Ngoài ra, cha mẹ cần lưu ý, nếu như vào ban ngày, trẻ không quá mệt mỏi vì ho thì không nên dùng các loại thuốc ức chế cơn ho. Bởi phản xạ ho sẽ giúp bé làm bật đờm ra ngoài. Có thể dùng thuốc long đờm nếu cần, giúp làm loãng chất nhầy kẹt lại trong phổi của bé.

Còn nếu trẻ ho quá nhiều vào ban đêm, có thể dùng thuốc long đờm và thuốc ức chế cơn ho, kết hợp sản phẩm có chứa các loại thảo dược trên thị trường như Fibrolysin, bột tạo giác, nhũ hương, cao bán biên liên, cao xạ đen để hỗ trợ giảm triệu chứng cho bé. Hiện nay sản phẩm nổi bật đáp ứng được những tiêu chí này là Bảo Phế Vương. Đây là sản phẩm có nguồn gốc thảo dược nên đảm bảo an toàn khi dùng cho cả trẻ nhỏ, các cha mẹ có thể tham khảo để cho bé con nhà mình sử dụng hàng ngày. Sản phẩm không chỉ giúp phòng ngừa bệnh viêm phổi, mà còn hỗ trợ điều trị, phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp khác rất tốt.

Chúc gia đình bạn sức khỏe!

Mọi thắc mắc liên quan tới viêm phổi, viêm phế quản và các bệnh lý hô hấp khác, bạn có thể liên hệ tới hotline (ZALO/ VIBER): 0916751651 - 0916767653 để được hỗ trợ tốt nhất!