Thời tiết trở lạnh, thay đổi đột ngột là lúc mà căn bệnh viêm phổi dễ xuất hiện. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tiến triển nhanh và có nhiều biến chứng nguy hiểm, có thể gây tử vong nếu không điều trị kịp thời. Do đó, bạn không nên bỏ qua những dấu hiệu có thể nhận biết sớm bệnh viêm phổi.

Bệnh viêm phổi là gì?

Viêm phổi (viêm phổi cộng đồng) là một bệnh viêm, nhiễm trùng tại phổi, gây tổn thương và viêm các túi khí ở một hoặc cả hai bên phổi. Khi bị viêm, các túi khí này chứa đầy những chất lỏng, dịch mủ gây ra sốt, khó thở, ho có đờm cho người bệnh.

viem-phoi-la-mot-benh-viem-nhiem-trung-tai-phoi

Viêm phổi là một bệnh viêm, nhiễm trùng tại phổi

Tùy vào vị trí và mức độ bị viêm mà viêm phổi phân ra thành các loại bệnh khác nhau. Dưới đây là một số bệnh viêm phổi mà người bệnh thường gặp:

- Bệnh viêm phổi thùy.

- Bệnh viêm phổi kẽ (hay còn gọi là viêm phổi mô kẽ).

Tùy vào dạng bệnh và thể trạng sức khỏe của bạn, mà viêm phổi có thể ở mức độ từ nhẹ đến nặng, thậm chí là đe dọa tính mạng của người bệnh. Đặc biệt là với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, người già trên 65 tuổi hay những người có sức khỏe miễn dịch yếu, thì viêm phổi là một trong những bệnh có nguy cơ gây tử vong cao.

Chính vì thế, hiểu rõ về nguyên nhân gây bệnh cũng như nhận biết sớm các dấu hiệu sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của bạn tốt hơn.

>>> XEM THÊM: Những điều bạn cần biết về viêm phổi ở người già

Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng viêm phổi. Trong đó, một loạt các vi sinh vật là những tác nhân chính dẫn đến nhiễm trùng tại phổi:

Viêm phổi do vi khuẩn: Loại vi khuẩn chủ yếu gây nên bệnh viêm phổi là phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae), thường xảy ra khi bạn bị cảm lạnh hoặc cảm cúm. Viêm có thể xuất hiện ở một thùy phổi hoặc nhiều hơn, tình trạng này gọi là viêm phổi thùy.

Viêm phổi do virus: Virus gây cảm cúm, cảm lạnh có thể gây bệnh viêm phổi. Đây là nguyên nhân thường gặp nhất với trường hợp viêm phổi ở trẻ em dưới 5 tuổi.

Viêm phổi do Mycoplasma: Các sinh vật thuộc nhóm Mycoplasma không phải virus hay vi khuẩn, nhưng chúng mang đặc điểm chung của cả hai. Viêm phổi do nhiễm Mycoplasma thường có những triệu chứng nhẹ và hay gặp ở trẻ lớn tuổi.

Viêm phổi do nấm: Với những người có vấn đề sức khỏe mạn tính hoặc hệ thống miễn dịch yếu, khi hít phải lượng lớn nấm gây hại có thể bị viêm phổi.

vi-khuan-la-mot-trong-nhung-nguyen-nhan-gay-ra-viem-phoi

Vi khuẩn là một trong những nguyên nhân gây ra viêm phổi

Ngoài các vi sinh vật kể trên, thì yếu tố môi trường cũng góp phần làm cho sự viêm nhiễm xuất hiện tại phổi:

− Khói thuốc lá, khói bụi không khí và các phương tiện đi lại.

− Hơi hóa chất độc hại, khí thải từ hoạt động công nghiệp.

− Bụi tại môi trường làm việc (bụi phấn, bụi vải dệt may, bụi từ nguyên liệu xây dựng,…).

− Thời tiết lạnh,…

Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phổi là: Hệ miễn dịch suy yếu, người đang mắc kèm các bệnh mạn tính khác (hen suyễn, bệnh tim, bệnh đái tháo đường,…).

Mặc dù có nhiều nguyên nhân gây viêm phổi tuy nhiên hiện nay, các nhà khoa học cho rằng tái cấu trúc đường thở là nguyên nhân cốt lõi gây ra bệnh viêm phổi. Vậy tái cấu trúc đường thở là như thế nào?

Khi phế quản, phổi bị viêm lâu ngày sẽ làm cho đường thở dần trở nên tăng sinh, tái cấu trúc (niêm mạc trong phổi, phế quản bị tổn thương dần trở nên xơ sẹo, biến dạng). Tình trạng này khiến cho tế bào trong đường thở mất đi khả năng loại bỏ tác nhân gây hại ra khỏi phổi, phế quản. Từ đó gây ra viêm nhiễm kéo dài liên tục, với mức độ nghiêm trọng.

Ngoài ra, tái cấu trúc đường thở cũng làm cho các tế bào tăng sinh, thành phế nang dày lên, khả năng co giãn, đàn hồi dần mất đi khiến người bệnh ho, khó thở kéo dài. Không những thế, khi đường thở tái cấu trúc, hệ miễn dịch của phổi, phế quản bị suy giảm, dẫn đến bệnh viêm phổi dễ tái phát trở lại, nhất là khi gặp các tác nhân kích thích.

tai-cau-truc-duong-tho-la-nguyen-nhan-cot-loi-gay-ra-viem-phoi

Tái cấu trúc đường thở là nguyên nhân cốt lõi gây ra viêm phổi

Triệu chứng điển hình của bệnh viêm phổi là gì?

Viêm phổi là căn bệnh thường gặp, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, trẻ em và người cao tuổi là những đối tượng có nguy cơ cao. Các triệu chứng viêm phổi ở trẻ em thường giống với người lớn. Vậy triệu chứng của viêm phổi là gì? Trả lời câu hỏi này, các chuyên gia cho biết, để nhận biết bệnh sớm, người mắc cần lưu tâm một số biểu hiện viêm phổi đặc trưng sau:

− Sốt nhẹ, đổ mồ hôi, ớn lạnh.

− Mệt mỏi, đau nhức người.

− Ho do viêm phổi, có thể ho khan hoặc ho có đờm, chất nhầy kèm theo màu và mùi lạ.

− Đau tức ngực do viêm phổi.

− Buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy.

− Khó thở do viêm phổi nặng: Nhiều người thắc mắc rằng, ho khan, khó thở, thở khò khè có phải viêm phổi? Trả lời câu hỏi này, các chuyên gia cho biết: Khó thở, thở khò khè chỉ là một trong những triệu chứng để nhận biết viêm phổi. Để biết chính xác mình có mắc bệnh không cần được thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết.

Các triệu chứng viêm phổi có thể khác nhau ở từng giai đoạn. Thông thường triệu chứng của viêm phổi cấp tính thường xảy ra đột ngột và nặng hơn so với giai đoạn mạn tính. Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, dấu hiệu chỉ là cơn sốt, nôn mửa và ho, trẻ mệt mỏi không có năng lượng, biếng ăn thường diễn ra nặng hơn so các triệu chứng của viêm phổi cấp ở người lớn. Với người cao tuổi (trên 65 tuổi), nhiệt độ cơ thể sẽ thấp hơn bình thường. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách các triệu chứng viêm phổi nặng thường diễn ra sau 2-3 tuần sau khi mắc bệnh.

ho-do-viem-phoi-co-the-ho-khan-hoac-ho-co-dom

Ho do viêm phổi, có thể ho khan hoặc ho có đờm

Viêm phổi có lây không?

Nguyên nhân gây ra viêm phổi thường do vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng gây ra. Vì thế bệnh có thể lây truyền từ người này sang người khác thông qua đường hô hấp.

Lây trực tiếp

Viêm phổi có thể lây nhiễm từ người bệnh sang người khỏe mạnh khi vô tình hít phải các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, nấm,… Chúng thường xuất hiện trong nước bọt, đờm, hơi thở của người bệnh. Vì vậy, bạn nên có biện pháp phòng tránh, để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người xung quanh.

Lây gián tiếp 

Khi sử dụng chung đồ dùng, vật dụng cá nhân của người bệnh như chén, bát, khăn mặt,... thì cũng có nguy cơ bị nhiễm bệnh. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, vi khuẩn, virus gây bệnh có thể sống đến vài giờ trên các đồ dùng sinh hoạt hàng ngày của người mắc. Nếu vô tình để miệng, mắt hay mũi chạm vào đồ vật chứa tác nhân gây bệnh thì bạn có nguy cơ cao mắc viêm phổi.

Bệnh viêm phổi có nguy hiểm không? 

Viêm phổi hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu bệnh được phát hiện sớm và áp dụng đúng phương pháp. Ngược lại, nếu bệnh không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng sau:

Biến chứng tại phổi

Nếu không điều trị đúng cách sẽ khiến cho tình trạng nhiễm trùng của viêm phổi thêm trầm trọng. Từ đó, người mắc gặp phải vấn đề như: Khó thở, thở khò khè, thậm chí suy hô hấp, sốc nhiễm trùng, xẹp thuỳ phổi, áp xe phổi,...

Biến chứng xa

Ngoài các biến chứng tại phổi kể trên, người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng khác:

Viêm nội tâm mạc cấp tính: Biến chứng này thường hiếm gặp. Nếu tình trạng này xuất hiện thường có biểu hiện: Rét run, lách to, mệt mỏi,...

Viêm khớp: Thường xảy ra ở người trẻ tuổi, với biểu hiện sưng, đỏ, nóng, đau ở các ổ khớp.

Viêm màng não: Biến chứng này thường hiếm gặp do viêm phổi gây ra. Khi bị bệnh, các vi khuẩn sẽ theo đường máu lây lan sang các cơ quan khác trong cơ thể và trong đó có não, gây ảnh hưởng đến chức năng nhận thức của người bệnh.

viem-phoi-co-the-bien-chung-gay-viem-khop

Viêm phổi có thể biến chứng gây viêm khớp

>>> XEM THÊM: Bệnh viêm phổi có nguy hiểm  không?  

Các phương pháp điều trị viêm phổi

Để điều trị viêm phổi hiệu quả, trước tiên người bệnh sẽ được hỏi về các biểu hiện thường gặp và được yêu cầu làm một vài xét nghiệm như: Chụp X-quang phổi, kiểm tra chức năng phổi, xét nghiệm đờm, chụp CT scan phổi – phế quản,… Những xét nghiệm này giúp xác định chính xác tình trạng bệnh, nguyên nhân gây bệnh. Từ đó, những cách điều trị sẽ được đưa ra.

Việc trị bệnh sẽ cần đáp ứng được 2 yêu cầu: Điều trị đợt viêm cấp, làm giảm các triệu chứng của bệnh; điều trị dự phòng để tránh viêm phổi tái phát và tiến triển thành viêm phổi mạn tính.

Điều trị viêm phổi cấp

− Dùng các thuốc kháng sinh, thuốc diệt khuẩn, chống nấm để loại bỏ nguyên nhân gây nhiễm trùng tại phổi.

− Thuốc hạ sốt và giảm đau: Dùng cho trường hợp bệnh tiến triển nặng, người bệnh bị sốt cao hoặc có nhiều cơn đau tức ngực do nhiễm trùng. Với trẻ nhỏ, cần hạ sốt để tránh co giật, gây nguy hiểm cho trẻ.

− Thuốc làm giãn phế quản: Khi người bệnh bị khó thở, thở rít, thở khò khè có thể được bác sĩ chỉ định dùng thuốc làm giãn phế quản giúp việc thở dễ dàng hơn.

− Thuốc long đờm, giảm ho: Giúp việc tống các chất dịch, mủ, đờm ra khỏi phổi dễ hơn; phục hồi lại chức năng lưu thông và dự trữ khí ở phổi. Thuốc giảm ho giúp làm dịu và cải thiện các cơn ho làm phiền bạn lúc nghỉ ngơi.

Điều trị dự phòng cho người bị viêm phổi

Sau khi điều trị đợt viêm cấp, giảm bớt các triệu chứng, người bệnh nên áp dụng thêm các liệu pháp tự nhiên tại nhà để kiểm soát bệnh, đồng thời hỗ trợ ngăn ngừa viêm phổi tái phát và giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Những biện pháp hỗ trợ chữa bệnh viêm phổi bạn có thể tham khảo là:

tiem-vac-xin-giup-phong-ngua-cum-viem-phoi

Tiêm vắc xin giúp phòng ngừa cúm, viêm phổi 

  • Tiêm vắc xin phòng ngừa cúm, viêm phổi cho cả trẻ nhỏ và người lớn. 
  • Giữ cho hệ miễn dịch khỏe mạnh: Bổ sung một chế độ ăn đủ dinh dưỡng, cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể sẽ giúp người bệnh nhanh khỏe lại, tăng cường sức đề kháng với các yếu tố gây bệnh.
  • Giữ vệ sinh đường hô hấp: Thường xuyên vệ sinh sạch khoang mũi, miệng, cổ họng với nước muối sinh lý để giữ cho đường thở thông thoáng; đeo khẩu trang khi ra ngoài để hạn chế hít phải các tác nhân gây viêm đường hô hấp,…
  • Không hút thuốc lá, xì gà và tránh xa khói thuốc.
  • Rửa tay sạch với các chất sát trùng để loại bỏ vi khuẩn, virus gây bệnh.

Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng một vài bài thuốc dân gian từ các loại thảo dược như mật ong, lá húng quế, gừng tươi, tỏi, chanh,… Những bài thuốc này đều có công dụng giúp làm giảm và kiểm soát các triệu chứng của bệnh hô hấp nói chung, bao gồm cả viêm phổi.

Bị viêm phổi nên ăn gì và kiêng gì?

Chế độ ăn uống lành mạnh giúp cải thiện nhanh tình trạng viêm phổi. Vậy người bị viêm phổi nên ăn gì và kiêng gì?

Người bị viêm phổi nên ăn:

  • Thực phẩm giàu protein: Thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu đỗ,...
  • Thực phẩm giàu vitamin A: Các loại rau màu xanh (rau ngót, rau dền, rau muống, rau diếp,...), các loại quả củ có màu đỏ, vàng (gấc, bí đỏ, xoài, đu đủ),...
  • Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất: Các loại rau củ quả như rau ngót, cải bó xôi, cải xoăn, cam, nho, dâu tây, táo, lê, chuối,...
  • Nước: Người bị viêm phổi cần uống nhiều nước, đặc biệt là nước hoa quả.

Người bị viêm phổi nên kiêng: 

  • Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ: Đồ ăn chiên, xào, rán, nướng,...
  • Đồ ăn nhanh: Thịt hộp, thịt xông khói, xúc xích,...
  • Thực phẩm chứa nhiều đường: Chocolate, bánh ngọt, bánh quy, nước ngọt có ga,...
  • Không ăn đồ lạnh, hạn chế đồ uống chứa cồn (rượu, bia,...) và các chất kích thích như thuốc lá, xì gà,...

nguoi-bi-viem-phoi-can-han-che-do-an-nhanh-va-do-an-chua-nhieu-dau-mo

Người bị viêm phổi cần hạn chế đồ ăn nhanh và đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ

Bảo Phế Vương - Hỗ trợ điều trị viêm phổi hiệu quả

Ngày nay, nhiều người có xu hướng sử dụng các sản phẩm thảo dược giúp cải thiện, nâng cao sức khỏe phổi và phế quản an toàn, hiệu quả.

Một trong những sản phẩm thảo dược nổi bật được nhiều chuyên gia khuyên dùng là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bảo Phế Vương. Sản phẩm này đã được nghiên cứu và bào chế theo công nghệ hiện đại dưới dạng viên nén, rất tiện lợi cho việc sử dụng hàng ngày. Sản phẩm có tác dụng:

Chống tái cấu trúc đường thở - Tác động vào nguyên nhân cốt lõi gây viêm phổi

Mỗi viên nén Bảo Phế Vương có chứa thành phần chính là Fibrolysin - hỗn hợp của muối kẽm gluconate và methylsulfonylmethane (MSM). Sản phẩm thảo dược này có tác dụng chống tái cấu trúc, tăng sinh tế bào phổi. Từ đó giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh viêm phổi.

Kháng khuẩn, chống viêm, cải thiện các triệu chứng của viêm phổi

Thành phần Bảo Phế Vương còn được kết hợp với chiết xuất từ các thảo dược quý (Nhũ hương, bán biên liên, tạo giác, xạ đen, xạ can) có tác dụng như những kháng sinh thực vật. Do đó, sản phẩm còn giúp chống viêm, kháng khuẩn, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp và cải thiện hiệu quả các triệu chứng của bệnh.

Phòng ngừa bệnh tái phát hiệu quả

Sản phẩm chứa các yếu tố vi lượng selen và iod, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Từ đó giúp nâng cao chức năng phổi và khả năng chống lại tác nhân gây bệnh.

Mục tiêu trước mắt

Giúp giảm ho, long đờm, thanh phế và phục hồi, nâng cao chức năng hô hấp.

Mục tiêu lâu dài

- Giải quyết nguyên nhân cốt lõi gây viêm phổi là chống tái cấu trúc, xơ hóa đường thở.

- Tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng của phổi, phế quản, từ đó giúp phòng ngừa bệnh tái phát.

- Cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

- An toàn khi sử dụng lâu dài.

thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-bao-phe-vuong-giup-cai-thien-benh-viem-phoi-hieu-qua

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bảo Phế Vương giúp cải thiện bệnh viêm phổi hiệu quả

Hy vọng bài viết đã giúp bạn nắm rõ hơn về bệnh viêm phổi và cách điều trị. Để nâng cao chức năng phổi, phế quản và ngăn ngừa các bệnh viêm đường hô hấp, bạn hãy sử dụng sản phẩm thảo dược Bảo Phế Vương mỗi ngày, bạn nhé!

Chia sẻ của người sử dụng về tác dụng của Bảo Phế Vương

Bảo Phế Vương là sản phẩm chứa thành phần từ thảo dược thiên nhiên nên có thể dùng cho mọi đối tượng, kể cả trẻ em và người cao tuổi. Từ khi ra đời, sản phẩm đã cải thiện sức khỏe và mang lại niềm vui cho nhiều người sử dụng, tiêu biểu như:

Ông Vũ Đình Ngẫm (Sinh năm 1957, thôn Quang Tiền, xã Bình Minh, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương)

Ông Ngẫm từng nghiện hút thuốc lá trong vòng 35 năm. Vì vậy, ông đã mắc phải bệnh viêm phổi mạn tính với tình trạng ho có đờm kéo dài, dai dẳng. Nhờ biết đến sản phẩm thảo dược Bảo Phế Vương mà giờ đây, căn bệnh viêm phổi của ông đã chuyển biến tích cực. Độc giả có thể xem ngay video chia sẻ của ông Ngẫm dưới đây:

Ông Phạm Danh Ánh, sinh năm 1964, trú tại 305B ấp Ngũ Phúc, xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai

Ông Ánh mắc bệnh viêm phế quản nhiều năm và bị ho dồn dập, khó thở đeo bám suốt nhiều năm vì căn bệnh viêm phế quản. Nhờ biết đến Bảo Phế Vương qua một tờ báo, ông Phạm Danh Ánh đã mua và dùng sản phẩm, sau một liệu trình sử dụng, các cơn ho, khó thở của ông không còn nữa. Bạn đọc có thể xem ngay chia sẻ của ông qua video dưới đây:

Ghi nhận những thành quả mà Bảo Phế Vương đã mang đến cho người sử dụng, sản phẩm đã vinh dự đạt giải thưởng:“Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho gia đình, trẻ em”, Bảo Phế Vương vinh dự là “Thương hiệu vàng chất lượng quốc tế” năm 2020.

 bao-phe-vuong-duoc-chung-nhan-dat-top-100-san-pham-dich-vu-tot-nhat-cho-gia-dinh-tre-em 

Bảo Phế Vương được chứng nhận đạt “Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho gia đình, trẻ em”

  bao-phe-vuong-vinh-du-la-thuong-hieu-vang-chat-luong-quoc-te-nam-2020bao-phe-vuong-vinh-du-la-thuong-hieu-vang-chat-luong-quoc-te-nam-2020

Bảo Phế Vương vinh dự là “Thương hiệu vàng chất lượng quốc tế” năm 2020

Đánh giá của chuyên gia

Dùng Bảo Phế Vương có hỗ trợ điều trị bệnh viêm phổi mạn tính được không? TS Nguyễn Thị Vân Anh phân tích:

Mọi thắc mắc liên quan tới viêm phổi, viêm phế quản, các bệnh lý hô hấp khác và đặt mua sản phẩm Bảo Phế Vương bạn có thể liên hệ tới hotline (ZALO/ VIBER): 0916751651 - 0916767653 để được hỗ trợ tốt nhất!

Anh Thư

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Tài liệu tham khảo

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/pneumonia/symptoms-causes/syc-20354204 

https://en.wikipedia.org/wiki/Pneumonia 

https://www.nhs.uk/conditions/pneumonia/ 

https://www.healthline.com/health/pneumonia