Nhiễm trùng đường hô hấp dưới do vi khuẩn là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh viêm phổi. Trong đó, viêm phổi do Mycoplasma là một dạng bệnh không điển hình nhưng lại khá phổ biến. Cùng tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này trong bài viết dưới đây nhé!

Viêm phổi do Mycoplasma là bệnh gì?

Viêm phổi do Mycoplasma (còn được gọi là viêm phổi không điển hình hoặc viêm phổi đi bộ) là một bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp dưới khá phổ biến. Khi một người bị viêm phổi do hít phải vi khuẩn này, họ có thể ho hoặc hắt hơi, làm vi khuẩn phát tán trong không khí và những người khác cũng dễ dàng hít phải. Đó là nguyên nhân khiến cho bệnh viêm phổi do Mycoplasma rất dễ lây lan thành dịch bệnh, đặc biệt là ở những khu vực đông người như trường học, bệnh viện.

Vi khuẩn Mycoplasma là một trong những tác nhân gây nhiễm trùng đường hô hấp dưới dẫn đến bệnh viêm phổi

Vi khuẩn Mycoplasma là một trong những tác nhân gây nhiễm trùng đường hô hấp dưới dẫn đến bệnh viêm phổi

 

>>> Xem thêm: Bạn biết gì về căn bệnh viêm phổi?

Dấu hiệu nhiễm trùng đường hô hấp ở người mắc bệnh viêm phổi do Mycoplasma

Các triệu chứng thường gặp ban đầu của dạng bệnh viêm phổi này thường ở mức độ nhẹ, người bệnh sẽ có dấu hiệu cảm lạnh, viêm họng nhẹ hoặc nhiễm trùng ở tai. Sau khoảng 2 – 3 tuần nhiễm khuẩn, bệnh sẽ tiến triển dần lên. Những biểu hiện thường gặp bao gồm:

−       Tức ngực, cảm thấy ớn lạnh;

−       Ho khan hoặc ho có đờm;

−       Sốt, đau đầu, viêm họng;

−       Thở nhanh, ra mồ hôi nhiều…

Sốt là biểu hiện thường gặp khi xuất hiện nhiễm trùng đường hô hấp

Sốt là biểu hiện thường gặp khi xuất hiện nhiễm trùng đường hô hấp

 Nút gọi

Ngoài ra, người mắc căn bệnh này có thể gặp một số dấu hiệu khác, tùy theo thể trạng sức khỏe của mỗi người. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý nếu các triệu chứng kéo dài và có xu hướng nặng hơn, thì cần nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

>>> Xem thêm: Điều trị viêm phổi bằng những cách nào?

Điều trị và phòng ngừa bệnh viêm phổi do Mycoplasma

Để chẩn đoán chính xác tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma, bác sĩ sẽ hỏi cụ thể về tiền sử bệnh và yêu cầu bạn làm các xét nghiệm như: Xét nghiệm máu và nước bọt, chụp X-quang, chụp CT ngực, hoặc nghiêm trọng hơn sẽ cần làm sinh thiết phổi.

Điều trị bệnh viêm phổi trong trường hợp này, bạn có thể được dùng các thuốc kháng sinh nhằm loại bỏ vi khuẩn gây bệnh, và thuốc chống viêm nhiễm tại phổi. Nhưng cần lưu ý việc dùng thuốc nên tuân theo chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

Đeo khẩu trang giúp bạn tránh hít phải vi khuẩn gây bệnh viêm phổi

Đeo khẩu trang giúp bạn tránh hít phải vi khuẩn gây bệnh viêm phổi


Sau khi điều trị viêm phổi bằng thuốc, người bệnh cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp để phục hồi sức khỏe và phòng ngừa viêm phổi tái phát. Những thói quen dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế được nguy cơ tái nhiễm trùng đường hô hấp dưới, từ đó giúp phòng bệnh an toàn:

−       Dùng thuốc kháng sinh đúng và đủ liều;

−       Dùng thuốc hạ sốt, giảm đau nếu bị sốt cao lâu ngày hoặc ho kéo dài gây đau rát cổ họng;

−       Uống nhiều nước (nước hoa quả, sữa) để bù nước và điện giải cho cơ thể;

−       Giữ vệ sinh cá nhân sạch, rửa tay với xà phòng diệt khuẩn để hạn chế việc tiếp xúc với mầm bệnh;

−       Nên đeo khẩu trang để tránh tiếp xúc với các tác nhân ngoài không khí và tránh hít phải vi khuẩn;

−       Hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, không nên dùng chung đồ dùng với người mắc bệnh lao, viêm phổi;

−       Không hút thuốc lá và hạn chế đến nơi có nhiều khói thuốc;

−       Tiêm vaccine đều đặn ngừa bệnh cúm và viêm phổi mỗi năm.

Để biết thêm người bệnh viêm phổi nên ăn gì, mời các bạn cùng xem ngay những chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh trong video dưới đây:

>>> Xem thêm: Cách phòng bệnh viêm phổi khi giao mùa

Sản phẩm thảo dược Bảo Phế Vương – giải pháp mới giúp phòng ngừa các bệnh lý viêm, nhiễm trùng đường hô hấp

Bên cạnh những biện pháp đã liệt kê ở trên, một cách khác giúp việc phòng bệnh viêm phổi dễ dàng hơn là bổ sung thêm những thực phẩm có nguồn gốc từ thảo dược với tác dụng bảo vệ sức khỏe hệ hô hấp. Đây là xu hướng mới đang được nhiều người ưu tiên lựa chọn và sử dụng, và sản phẩm nổi bật là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bảo Phế Vương.

Bảo Phế Vương có chứa thành phần gì mang lại lợi ích cho người bệnh viêm phổi?

Bảo Phế Vương hỗ trợ điều trị và phòng ngừa viêm phổi

Bảo Phế Vương hỗ trợ điều trị và phòng ngừa viêm phổi

Mua ngay

Trong Bảo Phế Vương có chứa thành phần chính là hoạt chất Fibrolysin và chiết xuất từ các vị dược liệu quý, giúp mang đến công dụng hỗ trợ điều trị và phòng bệnh hiệu quả. Bao gồm:

−       Fibrolysin: Giúp chống xơ hóa, chống tái cấu trúc phổi, phế quản. Từ đó giúp giảm sự nhạy cảm của niêm mạc đường thở với các vi sinh vật và tác nhân gây bệnh.

−       Nhũ hương, bán biên liên: Giúp hỗ trợ giảm ho, giảm đờm, thanh phế và làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh viêm phổi.

−       Xạ đen, xạ can, tạo giác: Có tác dụng kháng sinh thực vật, giúp tăng khả năng kháng viêm, kháng khuẩn và chống lại vi khuẩn, virus gây bệnh.

−       Yếu tố vi lượng Selen, Iod giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, bảo vệ niêm mạc tế bào đường thở, hỗ trợ phòng ngừa bệnh tái phát.

Với công thức toàn diện như vậy, sản phẩm Bảo Phế Vương không chỉ tác động vào quá trình điều trị triệu chứng, mà còn giúp phòng bệnh ngay từ những nguyên nhân ban đầu. Chính vì điều này mà khi sử dụng Bảo Phế Vương đều đặn mỗi ngày, bạn sẽ phòng tránh được viêm phổi và các bệnh lý đường hô hấp khác dễ dàng hơn.

Mọi thắc mắc liên quan tới viêm phổi, viêm phế quản và các bệnh lý hô hấp khác, bạn có thể liên hệ tới tổng đài miễn cước 18006302 hoặc hotline (ZALO/ VIBER): 0916751651 - 0916767653 để được hỗ trợ tốt nhất!

Kim Khánh

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.