Viêm phổi thở máy là một biến chứng nặng nề xảy ra ở những bệnh nhân viêm phổi sau phẫu thuật. Khi đó, họ phải sử dụng máy thở của bệnh viện, tình trạng này thường phải điều trị lâu dài, chi phí rất tốn kém và đặc biệt là tỷ lệ tử vong tăng cao. Vậy cụ thể viêm phổi thở máy là tình trạng như thế nào? Triệu chứng là gì? Cách phòng ngừa ra sao? Bài viết sau sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Viêm phổi thở máy là gì?
Viêm phổi thở máy (Ventilator Associated Pneumonia – VAP) là một biến chứng thường gặp tại các khoa hồi sức, xảy ra ở 9% đến 25% bệnh nhân đặt ống nội khí quản kéo dài từ 48 - 72 giờ. Tại nhiều đất nước phát triển thì tỷ lệ tử vong do VAP dao động từ 24% đến 50% và có thể lên đến 75%. VAP cũng là nguyên nhân kéo dài thời gian thông khí cơ học, góp phần làm tăng chi phí nằm viện của bệnh nhân.
Bệnh nhân viêm phổi thở máy
Để biết tìm hiểu thêm về các triệu chứng của bệnh viêm phổi mời các bạn xem ngay những chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh qua video dưới đây:
Cơ chế gây viêm phổi thở máy?
Bộ máy hô hấp có nhiều cơ chế tự bảo vệ khỏi các tác nhân gây bệnh, như cấu trúc giải phẫu vùng họng, các phản xạ ho, dịch tiết phế quản, hệ thống vi nhung mao bề mặt, các tế bào miễn dịch, các đại thực bào phế nang và bạch cầu trung tính. Khi các hệ thống này hoạt động và phối hợp tốt với nhau, sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh sẽ bị hạn chế và không có biểu hiện lâm sàng, nhưng khi cơ chế này bị suy giảm thì sẽ xuất hiện tình trạng viêm phổi.
Việc đặt ống nội khí quản để đảm bảo thông khí và hút đờm dãi ứ đọng trong đường hô hấp khi bị viêm phổikhông những phá vỡ cấu trúc tự bảo vệ của vùng họng mà còn làm cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào phổi thông qua dịch ứ đọng xung quanh bóng chèn của ống nội khí quản. Tình trạng này xảy ra ở đa số bệnh nhânviêm phổi đặt ống nội khí quản.
Đặt nội khí quản gây phá vỡ cấu trúc tự bảo vệ vùng hầu họng
>>> Xem thêm: Viêm phổi bệnh viện là gì? Cách phòng tránh viêm phổi bệnh viện hiệu quả
Các con đường xâm nhập của vi khuẩn trong viêm phổi thở máy
Mầm bệnh có thể khu trú ở mọi nơi trong cơ thể như dạ dày, xoang, mũi họng và miệng hầu, với sự biến đổi của vi sinh vật bình thường thành các chủng có độc lực cao hơn. Chúng thường xâm nhập vào cơ thể gây bệnh viêm phổi thở máy qua các con đường sau:
- Chính bản thân lượng dịch tiết bên trong lòng ống nội khí quản bị bệnh nhân hít xuống đường hô hấp dưới.
- Trong quá trình đặt ống nội khí quản để thông khí nhân tạo thì sinh ra một lớp màng sinh học vi khuẩn (chủ yếu là Gram âm và nấm) bên trong lòng ống nội khí quản.
- Dịch tiết, đờm dãi qua khu vực bóng chèn ống nội khí quản mang theo vi khuẩn xuống đường hô hấp dưới.
- Đặt ống nội khí quản làm mất đi sự tự bảo vệ của lớp vi nhung mao trên bề mặt niêm mạc đường hô hấp, do đó không đẩy được vi khuẩn ra ngoài. Thêm vào đó thở máy áp lực dương cũng khiến các vi khuẩn này có xu hướng bị đẩy xuống đường hô hấp dưới.
Các con đường xâm nhập của vi khuẩn trong viêm phổi thở máy
>>>Xem thêm:Bệnh viêm phổi cấp và những biến chứng nguy hiểm bạn cần biết
Triệu chứng của bệnh viêm phổi thở máy
Các triệu chứng nhận biết viêm phổi thở máy có thể nhẹ hoặc nặng tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh. Dưới đây là một số triệu chứng mà người mắc bệnh viêm phổi thở máy thường gặp:
- Bệnh nhân sốt thành từng cơn hoặc sốt liên tục cả ngày, kèm theo dấu hiệu rét run hoặc không. Nhiệt độ cơ thể trên 38 độ C, có khi tăng rất cao lên 40 - 41 độ C.
- Dấu hiệu nhiễm trùng, nhiễm độc, môi khô, lưỡi bẩn, da xanh tái.
- Rối loạn ý thức khi có suy hô hấp nặng.
- Ngoài ra, còn có các triệu chứng khác như: Nhịp tim nhanh do sốt, thiếu oxy máu, huyết áp có thể tăng hoặc giảm tùy thuộc vào giai đoạn viêm phổi.
- Biểu hiện thiếu oxy nặng sẽ dẫn đến suy hô hấp, các triệu chứng như co rút cơ hô hấp phụ, rút lõm hõm ức. Trên monitor có SpO2 thấp dưới 90%, trên máy thở thấy tần số thở nhanh, áp lực đường thở cao.
- Tím môi và đầu chi, nổi vân tím toàn thân, da lạnh. Viêm phổi do Gram âm thường có da xanh tái, vã mồ hôi.
- Nghe phổi có thể có ran ẩm, ran nổ hoặc ran rít, ran ngáy. Hội chứng đông đặc (gõ đục, rung thanh tăng, rì rào phế nang giảm) có thể gặp trong VAP.
- Dịch tiết phế quản tăng là biểu hiệu đặc trưng của VAP, đờm hút qua ống nội khí quản có thể màu trắng, đục hoặc xanh, vàng tùy theo tác nhân gây bệnh.
- Có thể có các dấu hiệu của tràn dịch màng phổi: Gõ đục vùng thấp, rì rào phế nang giảm vùng thấp.
Bảo Phế Vương- Giải pháp giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị hiệu quả tình trạng viêm phổi thở máy
Để phòng bệnh viêm phổi thở máy các chuyên gia khuyên người bệnh nên sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược. Nổi bật trong số đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bảo Phế Vương.
Trong Bảo Phế Vương có chứa hoạt chất chính Fibrolysin, có tác dụng chống xơ hóa, tái cấu trúc làm giảm kích ứng niêm mạc đường thở, cải thiện các triệu chứng bệnh viêm phổi. Sản phẩm còn được kết hợp với chiết xuất từ các thảo dược quý (nhũ hương, bán biên liên, tạo giác, xạ đen, xạ can) có tác dụng như những kháng sinh thực vật, giúp kháng viêm, kháng khuẩn và hỗ trợ thanh phế, giảm ho, giảm đờm nhanh chóng. Đồng thời, sự có mặt của các yếu tố vi lượng Selen và Iod giúp tăng cường miễn dịch tế bào, bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân gây hại ngăn ngừa viêm phổi tái phát.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bảo Phế Vương
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp các thông tin hữu ích về tình trạng viêm phổi thở máy. Để phòng và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả, đừng quên sử dụng Bảo Phế Vương mỗi ngày bạn nhé!
Để biết tìm hiểu thêm về tác dụng của Fibrolysin trong việc hỗ trợ điều trị bệnh viêm phổi mời các bạn xem ngay những chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh qua video dưới đây:
Mọi thắc mắc liên quan tới viêm phổi, viêm phế quản và các bệnh lý hô hấp khác, bạn có thể liên hệ tới tổng đài miễn cước 18006302 hoặc hotline (ZALO/ VIBER): 0916751651 - 0916767653 để được hỗ trợ tốt nhất!
>>>Xem thêm: Viêm phổi cấp và những điều bạn cần biết về căn bệnh này
Thanh Tâm
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh