Ô nhiễm không khí đang là một trong những tình trạng báo động đỏ về môi trường tại Việt Nam. Theo kết quả quan trắc chất lượng không khí trong những năm gần đây, tỷ lệ ô nhiễm bụi tại các khu đô thị, khu công nghiệp lớn ngày càng nghiêm trọng, đe dọa đến sức khỏe của người dân. Đây cũng là nguyên nhân chính gây ra nhiều loại bệnh, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp, bao gồm cả viêm phổi và viêm phế quản.
Thực trạng ô nhiễm bụi trong không khí hiện nay
Ô nhiễm không khí là sự có mặt của những chất lạ, làm biến đổi thành phần không khí, khiến cho không khí xuất hiện nhiều khói bụi và không còn “sạch” như ban đầu. Nhất là trong cuộc sống hiện đại ngày nay, các hoạt động của con người càng làm cho bầu khí quyển bị ảnh hưởng và suy giảm chất lượng không khí nghiêm trọng.
Theo Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, các con số thống kê trung bình cho thấy, hàm lượng bụi trong không khí ở các thành phố lớn của Việt Nam tăng cao hơn rất nhiều lần và vượt ngưỡng an toàn quốc tế. Đây là tình trạng đáng báo động với sự ô nhiễm không khí. Trong đó, hơn 70% nguồn ô nhiễm bụi chủ yếu là do khí thải từ hoạt động giao thông, các nhà máy, công trình xây dựng,…
Ô nhiễm không khí làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh viêm đường hô hấp
Cụ thể hơn, các thông số đo giá trị bụi PM2.5 (năm 2018) tại Hà Nội là 40,8 µg/m3; tại thành phố Hồ Chí Minh là 26,9 µg/m3. Chúng cho thấy mức độ ô nhiễm bụi ở Việt Nam tiếp tục duy trì ở mức độ từ trung bình và cao dần lên mỗi năm. Ngoài ra, những nơi tập trung khu công nghiệp còn xảy ra ô nhiễm khí NO2, SO2, CO,… với mức độ khá cao.
Dự báo diễn biến xu hướng thời tiết trong thời gian tới, Việt Nam vẫn là một trong những nước phải chịu ảnh hưởng của sự thay đổi khí hậu bất thường. Nhất là tại Hà Nội, những ngày nóng xen kẽ với các ngày có không khí lạnh tràn về càng làm cho sự ô nhiễm bụi PM2.5 tăng cao lên. Điều này làm cho nhiều người có nguy cơ cao mắc các bệnh liên quan đến hô hấp. Trong đó, thường gặp nhất là viêm phổi, viêm phế quản.
>>> Xem thêm: Viêm phế quản và viêm phổi là gì?
Tại sao ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm đường hô hấp?
Từ thực trạng kể trên, có thể thấy ô nhiễm bụi không khí là nguyên nhân khiến cho các trường hợp người bệnh nhập viện do viêm nhiễm đường hô hấp: Viêm phổi, viêm phế quản, giãn phế quản,…ngày càng tăng lên. Vậy yếu tố môi trường này gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp của bạn như thế nào?
Bụi không khí là những lớp bụi có kích thước siêu nhỏ, dễ dàng xâm nhập vào phổi, phế quản qua niêm mạc đường hô hấp trên. Do đó, những phân tử bụi này có khả năng lắng đọng, thẩm thấu và di chuyển trong lớp nhu mô, niêm mạc của phổi. Ngoài ra, một lượng không nhỏ bụi mịn còn có chứa các hóa chất hữu cơ, thuốc trừ sâu,… có thể gây ra nhiễm độc hô hấp, ung thư phổi, ung thư phế quản.
Ngay khi tác nhân gây bệnh này tiếp xúc với phổi, phế quản, mặc dù cơ thể chưa có dấu hiệu của bệnh thì nó đã làm kích hoạt phản ứng viêm và gây tổn thương niêm mạc đường thở. Kèm theo đó là quá trình tăng sinh, tái cấu trúc niêm mạc phổi, phế quản.
Bụi không khí là nguyên nhân khiến bạn mắc các bệnh viêm đường hô hấp
Lúc này, niêm mạc của phế quản, phế nang dần bị phì đại và xơ hóa, không còn giữ được cấu trúc mềm mỏng như ban đầu. Làm cho sự đàn hồi của nhu mô phổi, phế nang bị phá hủy, chức năng đường thở suy giảm nghiêm trọng.
Khi sự tổn thương này tiến triển dần nặng hơn và biểu hiện rõ ra ngoài qua các triệu chứng như: Cơn ho khan, ho có đờm, tức ngực, khó thở, sốt cao,… thì cũng là lúc sự nhạy cảm của niêm mạc đường thở với các yếu tố kích ứng từ môi trường ngày càng tăng lên. Điều này lặp đi lặp lại và trở thành một vòng xoắn bệnh lý, khiến cho nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp tăng cao hơn. Đặc biệt là với những người đã từng có tiền sử mắc viêm phổi, viêm phế quản,… sự tái cấu trúc niêm mạc đường thở đã từng diễn ra thì càng làm cho hệ miễn dịch suy yếu, dễ có nguy cơ tái phát. Hoặc những người có sức đề kháng yếu như trẻ nhỏ, người già, người mắc bệnh mạn tính (tim mạch, đái tháo đường,…) thì bệnh dễ tái phát lại nhiều lần, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của họ.
>>> Xem thêm: Bệnh viêm phổi và những điều cần biết
Làm thế nào để phòng bệnh viêm đường hô hấp trước sự ô nhiễm không khí hiện nay?
Từ những thông tin ở trên, có thể thấy rằng ô nhiễm bụi không khí là một trong các nguyên nhân chính làm tổn thương, suy giảm sức đề kháng của hệ hô hấp, gây tái cấu trúc niêm mạc đường thở. Từ đó làm tăng sự nhạy cảm của đường thở với bất kỳ tác nhân gây hại nào khác. Bởi vậy, để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người xung quanh mình, việc phòng tránh bệnh ngay từ ban đầu là điều rất quan trọng. Bạn có thể tham khảo những cách gợi ý sau:
− Chú ý ăn sạch, uống sạch và giữ vệ sinh hàng ngày để loại bỏ các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, bụi không khí, các yếu tố gây dị ứng,… nhằm ngăn cản các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên, hạn chế bội nhiễm xuống đường hô hấp dưới.
− Giữ không khí trong nhà ở và phòng ngủ sạch sẽ, không có bụi, nấm mốc, phấn hóa, khói thuốc, lông vật nuôi… để hạn chế kích ứng viêm đường thở.
− Chú trọng vệ sinh miệng, mũi, họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý. Nhất là sau khi đi ngoài đường về, hoặc sau khi tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi.
Làm thế nào để bảo vệ đường thở khỏi tác động của sự ô nhiễm không khí?
− Với trẻ nhỏ, người già có sức đề kháng yếu, người dễ mẫn cảm,… nên duy trì chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng cần thiết, cung cấp đủ nước, đủ vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng tự nhiên cho cơ thể. Đồng thời hạn chế sự tiếp xúc với các môi trường nhiều khói bụi, khói thuốc.
− Nên giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi, chủ động bảo vệ niêm mạc đường thở khỏi sự tấn công của bụi bẩn, vi sinh vật gây bệnh bằng cách đeo khẩu trang mỗi khi đi ra ngoài…
>>> Xem thêm: Cách phòng bệnh viêm phổi khi giao mùa
Phòng ngừa bệnh viêm đường hô hấp nhờ sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược
Bên cạnh đó, để có thể chủ động hơn trong việc phòng bệnh viêm đường hô hấp và bảo vệ cơ thể khỏi tác động của sự ô nhiễm môi trường, bạn cũng nên kết hợp sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ phòng ngừa bệnh có nguồn gốc từ thảo dược. Đây hiện đang là xu hướng mới được nhiều chuyên gia khuyên nên áp dụng, bởi sản phẩm thảo dược vừa mang đến hiệu quả hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh ở người mắc các bệnh hô hấp mạn tính, vừa an toàn và không gây ra các tác dụng phụ.
Bảo Phế Vương hỗ trợ phòng ngừa bệnh viêm đường hô hấp
Trong các sản phẩm đang có mặt trên thị trường, nổi bật là Bảo Phế Vương có chứa các thành phần giúp tác động vào các nguyên nhân gây bệnh ngay từ đầu và cải thiện triệu chứng của bệnh. Bao gồm:
Hoạt chất Fibrolysin: Giúp chống xơ hóa, chống tái cấu trúc niêm mạc đường thở, từ đó giúp làm giảm sự nhạy cảm của niêm mạc phế quản, chống lại sự kích thích màng tế bào, tái cấu trúc, xơ hóa đường thở.
Chiết xuất thảo dược quý Nhũ hương, bán biên liên giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh, giảm ho, giảm đờm, thanh phế hiệu quả;
Chiết xuất từ Xạ đen, xạ can, tạo giác có tác dụng kháng sinh thực vật, giúp chống viêm, kháng khuẩn và hạn chế viêm, nhiễm trùng do vi sinh vật gây bệnh;
Yếu tố vi lượng Selen và Iod giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ miễn dịch tế bào, từ đó hỗ trợ phòng ngừa và ngăn viêm phế quản tái phát. Khi sức đề kháng, hệ miễn dịch được tăng cường thì sẽ ngăn ngừa được sự tái cấu trúc, xơ hóa đường thở, chức năng hô hấp sẽ khỏe mạnh, không còn bị những yếu tố như khói bụi, hóa chất, ô nhiễm môi trường tấn công.
Nhờ công thức toàn diện này, sản phẩm Bảo Phế Vương mang đến một giải pháp mới giúp cải thiện sức khỏe cho những người có nguy cơ cao mắc bệnh viêm đường hô hấp. Đồng thời cũng tăng cường phòng ngừa bệnh hiệu quả mỗi ngày. Vì thế, đừng quên sử dụng Bảo Phế Vương để có sức khỏe tốt hơn, bạn nhé!
Để biết thêm thông tin về thành phần Fibrolysin có tác dụng gì, mời các bạn xem ngay những chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh trong video dưới đây:
Mọi thắc mắc liên quan tới viêm phổi, viêm phế quản và các bệnh lý hô hấp khác, bạn có thể liên hệ tới tổng đài miễn cước 18006302 hoặc hotline (ZALO/ VIBER): 0916751651 - 0916767653 để được hỗ trợ tốt nhất!
Kim Khánh
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh