Ho sau lao được biết đến là tình trạng triệu chứng ho ở người bệnh vẫn xuất hiện sau khi đã điều trị lao phổi. Vậy nguyên nhân do đâu khiến cho ho sau lao diễn ra lâu như vậy? Biểu hiện của người bệnh là gì và làm thế nào để điều trị khỏi bệnh? Để tìm ra câu trả lời cho những thắc mắc này, hãy đọc ngay những thông tin trong bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân do đâu khiến bạn bị ho sau lao?

Lao phổi là một căn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp gây ra bởi vi khuẩn lao Mycobacterium Tuberculosis. Ở một người bị nhiễm vi khuẩn lao và có sức đề kháng kém, vi khuẩn sẽ nhanh trong phát triển trong cơ thể họ và gây bệnh. Các triệu chứng thường gặp là ho, khạc đờm, sốt nhẹ về chiều và kéo dài từ trên 2 tuần.

Thông thường, khi một người có những biểu hiện này và được chẩn đoán lao phổi, việc điều trị sớm theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ sẽ giúp họ đẩy lùi bệnh nhanh chóng. Tuy nhiên, việc điều trị lao phổi sẽ gồm 2 giai đoạn và cần duy trì trong thời gian dài.

Điều trị lao phổi nếu không tuân thủ đúng có thể dẫn đến tình trạng ho sau lao tái phát

Điều trị lao phổi nếu không tuân thủ đúng có thể dẫn đến tình trạng ho sau lao tái phát

 Nút gọi

Ở giai đoạn đầu, điều trị tấn công sẽ cần kết hợp 3 - 4 loại kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn lao và ngăn chặn sự phát triển của chúng, nên các triệu chứng của bệnh sẽ thuyên giảm nhanh sau 2 tháng. Nhưng ở giai đoạn điều trị duy trì sau đó, người bệnh thường dễ chủ quan dẫn đến tình trạng bỏ dở thuốc giữa chừng. Vì lúc này các biểu hiện của bệnh đã giảm dần và gần như không còn xuất hiện. Thế nhưng, vi khuẩn lao lại chưa bị tiêu diệt hoàn toàn, bởi loại vi khuẩn này có thể chuyển về thể “ngủ”. Khi đó, chúng sẽ tạo thành các ổ xơ hóa do lao và tồn tại trong cơ thể đến hàng tháng, hàng năm. Các ổ xơ lao này sẽ tái phát và gây ra triệu chứng ho sau lao khi có điều kiện thuận lợi, hoặc khi sức đề kháng, miễn dịch của cơ thể suy giảm.

>>> Xem thêm: Điều trị sau lao phổi - Làm thế nào để bệnh không tái phát?

Các triệu chứng của ho sau lao là gì?

Ho sau lao thực chất là dấu hiệu cho biết bệnh lao phổi tái phát sau khi đã kết thúc phác đồ điều trị từ trước đó. Ngoài cơn ho, người bệnh có thể gặp các triệu chứng khác như:

  • Sốt
  • Ho có đờm
  • Đau tức ngực
  • Khó thở

Ở người đã từng mắc lao phổi trước đó, khi có những biểu hiện này cần tái khám lại và thực hiện xét nghiệm đờm để tìm xem có sự xuất hiện của vi khuẩn lao hay không. Từ đó sớm điều trị và ngăn chặn bệnh tái phát gây nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh. Trường hợp không phát hiện sớm và điều trị ho sau lao trễ, bệnh có thể để lại nhiều di chứng nặng nề như:

  • Ho ra máu;
  • Giãn phế quản;
  • U nấm phổi;
  • Xơ phổi;
  • Tràn khí màng phổi;
  • Suy hô hấp mạn tính.

Nặng hơn, bệnh có thể tiến triển thành lao đa kháng thuốc và ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.

Biến chứng u nấm phổi do ho sau lao tái phát nặng

Biến chứng u nấm phổi do ho sau lao tái phát nặng

>>> Xem thêm: Bệnh lao màng phổi và những điều bạn cần biết

Làm thế nào để cải thiện và phòng ngừa tình trạng ho sau lao?

Từ những thông tin kể trên, có thể thấy ở người bị mắc ho sau lao sẽ rất dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, làm thế nào để cải thiện và phòng ngừa tình trạng ho sau lao tái diễn là điều mà những người thân trong gia đình và bản thân người bệnh cần phải đặc biệt lưu ý.

Để phòng ngừa ho sau lao cũng như giúp cho sức khỏe người bệnh thay đổi tích cực hơn, bạn nên làm như sau:

  • Với người đang trong quá trình điều trị lao phổi: Tuyệt đối tuân thủ đúng phác đồ điều trị, dùng đúng thuốc, đúng liều và đúng thời gian.
  • Với người thân, không dùng chung đồ dùng sinh hoạt cá nhân với người bệnh, tránh lây nhiễm vi khuẩn lao.
  • Ở người đã kết thúc điều trị, cần hạn chế tiếp xúc với những môi trường có nhiều mầm bệnh và luôn đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, tránh để cơ thể bị nhiễm lạnh,...

Làm sao để tránh ho sau lao không bị tái phát?

Làm sao để tránh ho sau lao không bị tái phát?

 

  • Duy trì một chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học để nâng cao hệ miễn dịch tự nhiên, giúp cơ thể tự chống lại được các tác nhân gây bệnh.
  • Nếu có các bệnh mạn tính mắc kèm, cần chú ý việc điều trị để sức khỏe không bị ảnh hưởng.
  • Bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất qua dinh dưỡng, ăn uống thường ngày bằng các loại rau củ quả tươi; hạn chế các thực phẩm, đồ uống chứa chất kích thích như rượu bia,...
  • Không hút thuốc lá, hạn chế tiếp xúc khói thuốc và môi trường có nhiều khói bụi, không khí ô nhiễm.

>>> Xem thêm: Phòng bệnh lao phổi có hiệu quả bằng những cách nào?

Sản phẩm thảo dược Bảo Phế Vương hỗ trợ điều trị và phòng ngừa lao phổi

Bên cạnh đó, để giúp cải thiện sức khỏe và phòng ngừa ho sau lao, tránh bệnh lao phổi tái phát thì người bệnh nên kết hợp sử thêm những sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên. Đây là xu hướng mới được nhiều người ưu tiên lựa chọn và là lời khuyên đến từ nhiều chuyên gia hô hấp.

Bảo Phế Vương hỗ trợ điều trị và phòng ngừa lao phổi

Bảo Phế Vương hỗ trợ điều trị và phòng ngừa lao phổi

Mua ngay 

Trong các sản phẩm hiện nay, nổi bật hơn cả là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bảo Phế Vương, với thành phần chính Fibrolysin và chiết xuất từ nhiều thảo dược quý, mang đến công dụng là:

Fibrolysin: Giúp chống xơ hóa, chống tái cấu trúc phổi và phế quản. Từ đó giúp ngăn chặn sự hình thành các ổ xơ do lao tiến triển ở thể ổn định, đồng thời hỗ trợ tái tạo sự đàn hồi và phục hồi chức năng cho đường thở.

Chiết xuất Nhũ hương, bán biên liên: Có tác dụng thanh phế, giảm ho, giảm đờm nên sẽ giúp cải thiện các triệu chứng ho, đờm do lao phổi.

Chiết xuất Xạ đen, xạ can, tạo giác: Có tác dụng kháng sinh thực vật, giúp chống viêm, kháng khuẩn. Nhờ đó hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn lao có hiệu quả hơn.

Bổ sung thêm yếu tố vi lượng Selen và Iod: Giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ phòng ngừa ho sau lao và tránh các biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Như vậy, Bảo Phế Vương chính là công thức toàn diện, tác động vào cả nguyên nhân và triệu chứng của bệnh, đồng thời giúp phòng ngừa bệnh tái phát hiệu quả. Hơn nữa, người bệnh có thể yên tâm khi sử dụng dài ngày mà vẫn an toàn, không gây ra tác dụng phụ cho cơ thể.

Để biết thêm Fibrolysin có tác dụng gì với bệnh viêm phổi mạn tính và các bệnh đường hô hấp khác, mời các bạn xem ngay những chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh trong video dưới đây:

Mọi thắc mắc liên quan tới các bệnh lý đường hô hấp, bạn có thể liên hệ tới tổng đài miễn cước 18006302 hoặc hotline (ZALO/ VIBER): 0916751651 - 0916767653 để được hỗ trợ tốt nhất!

Minh Anh

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!