Làm sao để phòng ngừa lao phổi tái phát chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người. Bởi lẽ, đây là căn bệnh có khả năng tái diễn rất cao, nhất là khi sức khỏe người bệnh bị suy yếu và phải tiếp xúc với mầm bệnh. Vậy cùng tìm hiểu xem, những cách giúp bạn phòng tránh căn bệnh này tái phát là gì?
Lao phổi là gì? Tại sao phải phòng ngừa lao phổi tái phát?
Lao phổi là một trong những bệnh lý nhiễm trùng tại phổi và có nguy cơ dễ lây lan qua đường hô hấp. Nguyên nhân chính gây nên căn bệnh này là do trực khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis). Loại vi khuẩn này khi xâm nhập vào phổi sẽ khu trú và phát triển bên trong khoang phổi, tạo thành các ổ lao. Ở người mắc bệnh lao phổi, các biểu hiện thường gặp là ho nhiều, khạc đờm, sốt về chiều. Ngoài ra, người bệnh cũng sẽ cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, cơ thể gầy yếu.
Lao phổi do vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis gây nên
>>> Xem thêm: Viêm phổi - Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Khi chẳng may mắc bệnh lao phổi, bạn sẽ cần trải qua một giai đoạn điều trị khá dài để có thể chấm dứt hoàn toàn căn bệnh này. Thông thường, điều trị lao gồm 2 giai đoạn là:
- Điều trị tấn công trong 2 tháng đầu.
- Điều trị duy trì trong 4 - 6 tháng tiếp theo.
Trong đó, giai đoạn điều trị duy trì có vai trò cực kỳ quan trọng. Bởi ở giai đoạn này, vi khuẩn lao vẫn còn tồn tại (với số lượng ít hơn) trong cơ thể của bạn. Chúng cũng không còn hoạt động mạnh như ban đầu, nên sẽ không gây ra các triệu chứng rầm rộ như trước đó. Điều này thường khiến cho nhiều người bệnh chủ quan, bỏ qua việc dùng thuốc duy trì. Lúc này, các vi khuẩn lao có thể tiến triển dần đến thể lao ổn định, tạo thành các tổ chức xơ hóa bên trong phổi. Khi gặp điều kiện thuận lợi (cơ thể người bệnh suy yếu, sức đề kháng và miễn dịch suy giảm…) chúng sẽ hoạt động trở lại, và khiến cho lao phổi tái phát. Ngoài ra, ở người đã mắc bệnh lao, việc thường xuyên tiếp xúc với nguồn lây nhiễm bệnh (người nhiễm lao phổi) cũng làm tăng nguy cơ lao phổi tái phát.
Điều trị lao phổi tái phát sẽ khó khăn hơn so với ban đầu
Lao phổi tái phát ở những lần sau thường khó chữa trị hơn. Bởi lúc này vi khuẩn lao có thể phát triển mạnh và kháng các thuốc từng điều trị trước đó. Thậm chí, một số chủng vi khuẩn lao còn kháng với tất cả các loại thuốc và gây bệnh nặng hơn, việc điều trị gần như không có tác dụng gì, tính mạng người bệnh sẽ bị đe dọa nghiêm trọng.
Chính vì thế, việc phòng ngừa lao phổi tái phát cho những người đã từng mắc bệnh lao là điều rất quan trọng, và nó cũng giúp mang lại lợi ích cho sức khỏe cộng đồng, góp phần ngăn ngừa dịch lao phổi bùng phát.
>>> Xem thêm: Cách phòng tránh bệnh viêm phổi là gì?
Phòng ngừa lao phổi tái phát bằng những cách nào?
Phải làm gì để lao phổi không tái phát trở lại? Bởi chúng ta đều biết nguồn lây bệnh ở đây là từ những người đang mắc và đang điều trị căn bệnh này. Hơn nữa, vi khuẩn lao dễ lây lan qua đường hô hấp, và rất khó để có thể kiểm soát chúng. Vậy hãy ghi nhớ những lưu ý dưới đây để bạn có thể tránh được lao phổi tái phát nhé!
Hạn chế tiếp xúc với người bị lao phổi: Những người đang mắc lao phổi và trong thời gian điều trị thường có biểu hiện khạc nhổ đờm, ho, hắt hơi rất nhiều. Trong nước bọt và đờm của người bệnh có đến hàng triệu vi khuẩn lao và chúng sẽ được phát tán trong không khí. Nếu bạn tiếp xúc gần người bệnh, bạn có thể hít phải và nhiễm vi khuẩn lao.
Thường xuyên đeo khẩu trang khi buộc phải tiếp xúc với người bệnh, hoặc ở những nơi có nhiều mầm bệnh như bệnh viện. Nếu không thực sự cần thiết, hãy chú ý đến khoảng cách tiếp xúc để giảm tối thiểu khả năng lây nhiễm.
Đeo khẩu trang giúp phòng tránh sự tiếp xúc với mầm bệnh lao phổi
Ở người đã từng mắc và điều trị lao phổi, họ thường gặp phải những tổn thương nghiêm trọng về đường hô hấp. Vì vậy, sau khi kết thúc điều trị và tái hòa nhập cộng đồng, bên cạnh việc kiểm soát bệnh, thì tăng cường sức đề kháng để chống lại mọi nhiễm trùng đường hô hấp, đặc biệt là nhiễm trùng do lao tái phát là điều hết sức quan trọng. Để giúp người bệnh tăng cường sức khỏe, đừng bỏ qua những gợi ý sau:
- Với những vật dụng đã dùng, sau khi điều trị nên diệt khuẩn, tiệt trùng với nước sôi và đem phơi nắng để tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn gây bệnh. Hoặc nên tiêu hủy chúng và không tái sử dụng để tránh tái tiếp xúc với mầm bệnh.
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá,...
- Bảo vệ hệ hô hấp của cơ thể khỏi khói bụi, ô nhiễm không khí, khói thuốc, hơi hóa chất độc hại…
- Môi trường sống cần đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông.
- Thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học, đảm bảo thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
- Tăng cường luyện tập hàng ngày để nâng cao thể lực cho cơ thể.
- Luyện tập các kỹ thuật thở để giúp việc điều hòa nhịp thở trở nên tốt hơn.
- Tăng cường ăn các loại rau xanh và hoa quả tươi nhằm cung cấp vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa cho cơ thể.
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong chế độ ăn, đảm bảo đủ năng lượng, nhiều đạm để giúp cơ thể nhanh tái tạo và phục hồi các nhu mô phổi đã bị tổn thương trước đó. Nên cho người bệnh ăn những thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa và dễ nuốt.
- Chú ý giữ vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo rửa tay với nước sát khuẩn sau các hoạt động thường ngày để tránh tối đa việc tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh.
- Áp dụng thêm các biện pháp không dùng thuốc để cải thiện triệu chứng ho, đờm (nếu còn)...
>>> Xem thêm: Viêm phổi ở trẻ em, căn bệnh nguy hiểm bạn không nên chủ quan
Sản phẩm thảo dược Bảo Phế Vương hỗ trợ cải thiện và phòng tránh lao phổi tái phát
Bên cạnh đó, để giúp việc phòng ngừa lao phổi tái phát có hiệu quả tốt hơn, việc sử dụng những sản phẩm thảo dược có nguồn gốc tự nhiên, giúp tăng cường sức đề kháng, khả năng miễn dịch cũng là lựa chọn tối ưu được nhiều người lựa chọn. Trong đó, sản phẩm nổi bật hiện đang được nhiều chuyên gia khuyên nên dùng là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bảo Phế Vương.
Bảo Phế Vương hỗ trợ điều trị và phòng ngừa lao phổi tái phát
Vậy Bảo Phế Vương có chứa thành phần gì giúp mang lại công dụng hỗ trợ phòng bệnh lao phổi?
Đây là sản phẩm được các nhà khoa học nghiên cứu và bào chế dưới dạng viên nén, tiện lợi cho việc sử dụng hàng ngày. Trong mỗi viên nén Bảo Phế Vương đều có chứa các thành phần:
Fibrolysin: Giúp chống xơ hóa, chống tái cấu trúc phổi và phế quản. Từ đó giúp ngăn chặn sự hình thành các ổ xơ hóa do lao tiến triển thể ổn định. Đồng thời hỗ trợ phục hồi dần chức năng hô hấp của phổi, phế quản.
Chiết xuất từ các thảo dược quý (nhũ hương, bán biên liên, xạ đen, xạ can, tạo giác): Có tác dụng kháng sinh thực vật, giúp chống viêm và kháng khuẩn, chống lại vi khuẩn lao cũng như các vi sinh vật gây bệnh đường hô hấp khác. Các thảo dược này cũng hỗ trợ thanh phế, giảm ho, giảm đờm hiệu quả. Nhờ đó giúp giảm dần lượng thuốc mà người bệnh phải sử dụng nhưng vẫn mang đến khả năng phòng ngừa bệnh an toàn.
Yếu tố vi lượng Selen và Iod được bổ sung thêm nhằm hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, bảo vệ miễn dịch cho phổi và phế quản, giúp ngăn ngừa lao phổi tái phát và tránh các biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Như vậy, với công thức tác động toàn diện cả nguyên nhân và triệu chứng của bệnh, có thể thấy Bảo Phế Vương chính là lựa chọn an toàn để giúp bạn phòng ngừa lao phổi tái phát, cũng như cải thiện sức khỏe hệ hô hấp mỗi ngày. Sản phẩm này có nguồn gốc từ thảo dược, nên bạn hoàn toàn yên tâm khi sử dụng lâu dài mà không cần lo lắng về tác dụng phụ nữa đấy!
Để biết thêm Fibrolysin có tác dụng gì với bệnh viêm phổi mạn tính và các bệnh đường hô hấp khác, mời các bạn xem ngay những chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh trong video dưới đây:
Mọi thắc mắc liên quan tới các bệnh lý đường hô hấp, bạn có thể liên hệ tới tổng đài miễn cước 18006302 hoặc hotline (ZALO/ VIBER): 0916751651 - 0916767653 để được hỗ trợ tốt nhất!
Dương Linh
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.