Ho ra máu là tình trạng xuất huyết khi bị ho, có thể kèm theo đờm và chất nhầy. Đây là dấu hiệu cảnh báo mức độ nguy hiểm của nhiều bệnh lý thường gặp, có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn. Vậy khi nào bạn sẽ bị ho ra máu? Làm thế nào để điều trị và phòng ngừa tình trạng này?

Ho ra máu là gì?

Ho ra máu là tình trạng người bệnh khạc ra máu khi cố gắng ho. Đây là một triệu chứng chứ không phải bệnh. Thông thường, đây là dấu hiệu có thể gặp ở nhiều bệnh lý như nhiễm trùng đường hô hấp trên, ung thư, các bệnh về mạch máu hoặc bệnh về phổi (lao phổi, viêm phế quản mạn, viêm phổi, ung thư phổi,…).

Ho ra máu là dấu hiệu cho thấy sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng

Ho ra máu là dấu hiệu cho thấy sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng

 Nút gọi

Khi bị ho ra máu, máu có thể ra từ trong cổ họng, phổi hoặc dạ dày của người bệnh. Bằng cách nhìn vào vệt máu ho ra mà người bệnh có thể đoán được máu này chảy từ đâu. Chẳng hạn như máu ở phổi thường kèm theo đờm, chất nhầy và bọt khí nhỏ. Ngoài ra, một số biểu hiện khác đi kèm với chứng ho ra máu là:

−       Đau tức ngực, khó thở;

−       Chóng mặt, đau đầu;

−       Sốt do viêm, nhiễm trùng nặng lên,…

>>> Xem thêm: Ho kéo dài, nguyên nhân do đâu?

Nguyên nhân do đâu khiến bạn bị ho ra máu?

Như đã nói ở trên, có rất nhiều tình trạng bệnh lý khiến cho một người bị ho rau máu. Trong đó, có nhiều nguyên nhân thường gặp, và có thể điều trị nếu sớm phát hiện như:

−       Ho nhiều do cổ họng bị kích thích vì hút thuốc lá;

−       Ho do viêm phế quản;

−       Ho do bệnh phổi mạn tính, viêm phổi.

Ho do máu có thể do bạn mắc các bệnh lý đường hô hấp

Ho do máu có thể do bạn mắc các bệnh lý đường hô hấp

Các nguyên nhân khác gây ho ra máu có thể bao gồm: Giãn phế quản, ung thư phổi, lạm dụng các thuốc chống đông máu, bệnh thuyên tắc động mạch phổi, bệnh lao phổi, xuất huyết tiêu hóa, chảy máu cam hoặc nôn mửa nhiều,…

Ngoài ra, người có nguy cơ cao bị ho ra máu cũng thuộc những trường hợp sau đây:

−       Nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch;

−       Uống các thuốc gây ức chế hệ miễn dịch;

−       Tiếp xúc với người bị bệnh lao phổi;

−       Người hút thuốc lá trong thời gian dài;

Người nằm lâu sau phẫu thuật hoặc do bất kỳ nguyên nhân khác như cơ địa dễ xuất hiện cục máu đông, phụ nữ mang thai, người có tiền sử viêm loét dạ dày,…

>>> Xem thêm: Cách điều trị ho tại nhà hiệu quả là gì?

Để biết thêm về chứng ho kéo dài như thế nào, mời các bạn theo dõi những chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh trong video dưới đây:

Khi bị ho ra máu nên làm gì?

Ở người bệnh gặp phải trường hợp ho ra máu, việc đầu tiên cần làm là nhanh chóng đến các cơ sở y tế để thăm khám và chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe. Dựa trên những đánh giá sơ bộ ban đầu, bác sĩ sẽ cho người bệnh làm thêm xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị cụ thể.

Mục đích chính của việc điều trị là chữa tận gốc nguyên nhân gây ho ra máu và ngăn máu chảy. Cụ thể là:

Để ngăn máu chảy, có thể dùng đến thủ thuật như thuyên tắc động mạch phế quản, nội soi phế quản cầm máu hoặc ở trường hợp nặng hơn đôi khi phải tiến hành phẫu thuật.

Điều trị tận gốc các cơn ho ra máu giúp bảo vệ sức khỏe hệ hô hấp cho bạn

Điều trị tận gốc các cơn ho ra máu giúp bảo vệ sức khỏe hệ hô hấp cho bạn

 

Điều trị bằng thuốc tùy vào sức khỏe của người bệnh:

−       Dùng thuốc kháng sinh nếu bạn bị lao phổi, hoặc viêm phổi, viêm phế quản do vi khuẩn;

−       Hóa trị, xạ trị với bệnh ung thư phổi;

−       Giảm viêm với các thuốc steroid;

−       Dùng thuốc ức chế cơn ho;

−       Có thể truyền máu hoặc truyền thuốc để bù lại lượng máu mất đi do ho nhiều, ho kéo dài.

Song song với việc điều trị, một chế độ sinh hoạt phù hợp sẽ giúp kiểm soát được tình trạng ho ra máu và ngăn ngừa bệnh tái phát:

−       Bỏ hút thuốc (nếu có), tránh các chất gây kích ứng, dị ứng dẫn đến cơn ho;

−       Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý: Ăn đồ ăn mềm, nhiều nước để dễ nuốt; ăn nhiều hoa quả tươi để bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể; không ăn đồ khó tiêu; không uống đồ uống có chứa cồn hoặc chất kích thích.

>>> Xem thêm: Điều trị ho kéo dài lâu ngày như thế nào?

Phòng ngừa và cải thiện chứng ho ra máu của bệnh đường hô hấp nhờ sản phẩm thảo dược Bảo Phế Vương

Bên cạnh đó, để giúp phòng ngừa hiệu quả chứng ho ra máu cũng như các bệnh đường hô hấp khác, người bệnh có thể kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược hàng ngày. Đây hiện đang là một xu hướng mới được nhiều người ưu tiên lựa chọn, với sản phẩm nổi bật là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bảo Phế Vương.

Bảo Phế Vương giúp hỗ trợ điều trị chứng ho ra máu, ho kéo dài hiệu quả

Bảo Phế Vương giúp hỗ trợ điều trị chứng ho ra máu, ho kéo dài hiệu quả

Mua ngay

Trong Bảo Phế Vương có chứa các thành phần chiết xuất từ thảo dược quý, giúp mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh:

Hoạt chất Fibrolysin: Giúp làm giảm sự nhạy cảm của đường thở; chống xơ hóa và chống tái cấu trúc phổi, phế quản. Từ đó giúp cải thiện sự đàn hồi của đường thở, hạn chế nguy cơ xuất hiện mô sẹo cứng gây tổn thương nặng hơn ở đường hô hấp.

Chiết xuất nhũ hương, bán biên liên giúp giảm ho, giảm đờm, thanh phế. Cải thiện nhanh triệu chứng ho, khó thở, thở khò khè cho người bệnh.

Chiết xuất tạo giác, xạ đen, xạ can có tác dụng kháng sinh thực vật, giúp kháng viêm, kháng khuẩn, chống lại nguyên nhân gây bệnh hô hấp là các vi sinh vật.

Yếu tố vi lượng Selen và Iod giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, bảo vệ niêm mạc tế bào đường thở. Nhờ đó giúp ngăn cản sự chảy máu do các tổn thương viêm, nhiễm trùng.

Với công thức tác động toàn diện cả vào nguyên nhân và triệu chứng của ho ra máu, cũng như các bệnh lý hô hấp khác nên Bảo Phế Vương sẽ là sự lựa chọn phù hợp có thể giúp bạn bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình hàng ngày. Hơn nữa, sản phẩm này đã được các chuyên gia hô hấp khuyên nên dùng và đảm bảo an toàn cho mọi đối tượng sử dụng, bao gồm cả trẻ nhỏ.

Mọi thắc mắc liên quan tới triệu chứng ho và các bệnh lý hô hấp khác, bạn có thể liên hệ tới tổng đài miễn cước 18006302 hoặc hotline (ZALO/ VIBER): 0916751651 - 0916767653 để được hỗ trợ tốt nhất!

Thùy Linh

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.