Thủy ngân là một kim loại nặng, rất độc với cơ thể con người, nhất là phổi. Khi bị ngộ độc thủy ngân bệnh nhân thường có biểu hiện: Tim đập nhanh, khó thở, mồ hôi nhiều, tăng tiết nước bọt,... Đặc biệt, phổi là một trong những cơ quan chịu ảnh hưởng nặng nề khi hít phải chất độc này. Vậy làm sao để phòng tránh nguy cơ nhiễm độc thủy ngân? Mời các bạn tìm hiểu qua bài viết sau.

Tìm hiểu về thủy ngân

Thủy ngân là một chất lỏng, có khả năng bay hơi ở nhiệt độ thường, thường có trong đất, nước và không khí. Thủy ngân giúp tăng độ bền của điện cực và tạo ánh sáng màu cho đèn huỳnh quang. Một bóng đèn dài 1,2m cần tới 5mg thủy ngân.

Tình trạng ngộ độc xảy ra khi hít phải thủy ngân bị bay hơi, thường gặp trong không gian kín, khi các sản phẩm như nhiệt kế, thiết bị y tế, van,... bị vỡ và làm thủy ngân thoát ra. Ăn phải các thực phẩm bị nhiễm thủy ngân cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngộ độc.

Số liệu cần tham khảo về nồng độ thủy ngân cho phép của tổ chức y tế thế giới (WHO):

- Lượng thủy ngân cho phép trong không khí là 2–10 nanô gram/mét khối. 

- Lượng thủy ngân cho phép trong nước ngầm và nước bề mặt là 0.5 microgram/lít.

>>> Xem thêm: Đừng bao giờ chủ quan với bệnh viêm phế quản co thắt ở trẻ nhỏ

Triệu chứng ngộ độc thủy ngân 

Thủy ngân là một chất rất độc, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của chúng ta. Khi bị ngộ độc thủy ngân người bệnh thường có một số biểu hiện:

- Đau đầu

- Cáu gắt

- Teo cơ và/hoặc co giật

- Run rẩy

- Mất ngủ

- Tim đập nhanh, khó thở, mồ hôi nhiều, tăng tiết nước bọt, huyết áp cao

- Có dấu hiệu ngứa, rát, đau, cảm giác như có côn trùng đang bò trên da

- Các đầu ngón tay, ngón chân đỏ, sưng, ửng hồng

- Bong da, tróc vảy

Trẻ em khi bị ngộ độc thường có các biểu hiện: Ửng hồng ở mũi, môi, má và có thể gây rụng răng, tóc, móng. Ngoài ra, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như rối loạn chức năng thận, rối loạn chức năng thần kinh gây mất cảm xúc, suy giảm trí nhớ. Nhiễm độc thủy ngân còn là nguyên nhân gây nên sẩy thai và thai dị dạng.

Ảnh hưởng của thủy ngân tới phổi

Kim loại thủy ngân ở dạng hơi trong không khí rất dễ dàng được hấp thụ vào phổi (khoảng 80%),sau đó nhanh chóng khuếch tán vào máu và phân phối vào tất cả các cơ quan của cơ thể. Ở dạng nguyên tố kim loại, thủy ngân không tích điện, có khả năng khuếch tán cao, tan trong lipid, vượt qua hàng rào máu não và hàng rào máu nhau thai, cũng như hai lớp lipid của màng tế bào với các cơ quan nội bào. Sự bài tiết của thủy ngân ra khỏi cơ thể khá chậm, thời gian bán thải khoảng 30-60 ngày. 

Thủy ngân khi được hấp thụ vào phổi sẽ gây bệnh viêm phổi cấp tính với các biểu hiện: Sốt, ớn lạnh, khó thở. Nếu độc tố tích tụ lâu ngày không được điều trị thì sẽ gây ra bệnh viêm phổi mạn tính, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thông khí của cơ thể. Một số trường hợp bị nhiễm thủy ngân nặng có thể gây phù phổi cấp, suy hô hấp và tử vong.

>> Xem thêm: Những điều cần biết về bệnh viêm phổi. Tìm hiểu ngay!

Cách phòng tránh nguy cơ nhiễm độc thủy ngân

Theo như một số nghiên cứu chỉ ra rằng, thủy ngân là một kim loại nặng “cực độc”. Thủy ngân có ái lực cao với nguyên tố Selen (Se) và các nhóm sulfhydryl trong nhiều enzyme, protein mô, do đó có thể ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng của chúng, làm hư hỏng tế bào. Nếu tình trạng này không được ngăn chặn kịp thời có thể làm tê liệt các hệ thống cơ quan như phổi, thận hoặc hệ thần kinh. Nhiễm độc nặng có thể dẫn đến tử vong. Để phòng tránh tình trạng nhiễm độc thủy ngân chúng ta cần áp dụng các biện pháp sau:

- Nếu chẳng may các dụng cụ có chứa thủy ngân trong nhà bị vỡ, bạn cần đeo găng tay cao su hoặc nhựa để dọn dẹp và thay quần áo ngay sau khi làm xong việc. 

- Ăn nhiều rau xanh hoa quả tươi để tăng sức đề kháng, giúp loại bỏ độc tố ra ngoài. Đây cũng là nguồn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất giúp ngăn cản sự kết hợp của thủy ngân với Selen và các nhóm sulfhydryl của cơ thể.

- Khi mua các vật dụng gia đình, đồ chơi cho trẻ cần rõ nguồn gốc, đảm bảo không sử dụng chì, thủy ngân trong quá trình sản xuất. 

- Đeo khẩu trang trước khi đi ra ngoài giúp hạn chế nhiễm bụi bẩn, hơi thủy ngân (nếu có).

>>> Xem thêm: Ho dị ứng là gì? Cách phòng và điều trị ho dị ứng hiệu quả

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bảo Phế Vương giúp phổi khỏe mạnh, phòng tránh nhiễm độc thủy ngân

Để phòng tránh tác hại của thủy ngân gây ra, việc tăng cường sức khỏe cho phổi, phế quản là điều cần thiết. Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện một sản phẩm có nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược mang tên thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bảo Phế Vương. Với thành phần chính là Fibrolysin, một hỗn hợp của muối kẽm gluconate và methylsulfonylmethane (MSM), sản phẩm có tác dụng chống tái cấu trúc, tăng sinh tế bào phổi, giúp phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh ở phổi do nhiễm độc gây nên.

Ngoài ra sản phẩm còn được kết hợp với chiết xuất từ các thảo dược quý (Nhũ hương, Bán biên liên, Tạo giác, Xạ đen, Xạ can) có tác dụng như những kháng sinh thực vật, giúp kháng viêm, kháng khuẩn ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm do hít phải, bụi bẩn, hóa chất độc hại.

Đồng thời sản phẩm bổ sung thêm các yếu tố vi lượng Selen (giống với thành phần có nhiều trong mô của cơ thể) và Iod, hạn chế tác hại làm tê liệt các cơ quan như: Phổi, thần kinh,... của thủy ngân. Các nguyên tố này còn giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và tăng cường miễn dịch hệ hô hấp hiệu quả.

Mong rằng bài viết trên đã cung cấp các thông tin hữu ích giúp bạn đọc biết thêm về tác hại và cách phòng tránh nhiễm độc thủy ngân. Để nâng cao sức khỏe phổi, phế quản hãy sử dụng Bảo Phế Vương mỗi ngày bạn nhé!

Mọi thắc mắc liên quan đến sức khỏe phổi, phế quản, bạn có thể liên hệ tới hotline (ZALO/ VIBER): 0916751651 - 0916767653 để được hỗ trợ tốt nhất!

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh