Khi nào thì được gọi là viêm phổi nặng là băn khoăn của rất nhiều người Viêm phổi nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra tình trạng viêm phổi nặng, khi đó bệnh thường diễn biến phức tạp và nguy cơ dẫn đến tử vong rất cao. Bài viết sau sẽ cung cấp một số thông tin giúp bạn hiểu thêm về tình trạng này.

Viêm phổi là gì và nguyên nhân nào gây nên tình trạng này?

Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng nhu mô phổi do các tác nhân như: Vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng gây nên.

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm phổi, bao gồm:

- Nhiễm trùng đường hô hấp, cảm cúm, cảm lạnh;

- Do tiếp xúc với các chất có trong không khí: Khói bụi, hơi hóa chất, khói thuốc lá,…

- Do tiếp xúc với các chất gây dị ứng đường thở: Phấn hoa, lông thú cưng, bụi vải, bụi phấn,…

- Suy giảm sức đề kháng.

Khi bị viêm phổi bệnh nhân thường có các biểu hiện như sốt, ho, khó thở, đau tức ngực, mệt mỏi kèm theo toát mồ hôi, ớn lạnh. Bệnh có thể sẽ tiến triển thành viêm phổi nặng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

>>> Xem thêm: Tại sao viêm phổi gặp phải ở những người suy giảm miễn dịch?

Thế nào được gọi là viêm phổi nặng?

Viêm phổi nặng là tình trạng viêm nhiễm tái phát nhiều lần, gây ra tình trạng xơ hóa, tái cấu trúc làm mất đi tính đàn hồi, mềm mại của phổi. Khi bị viêm phổi nặng bệnh nhân thường có một số biểu hiện sau:

Suy hô hấp: Bệnh nhân thở gấp, rút lõm lồng ngực, tím tái toàn thân. Người bệnh cảm thấy thiếu oxy, cảm giác như vừa lao động rất nặng.

Dấu hiệu toàn thân: Bệnh nhân chán ăn, mệt mỏi, sụt cân nhanh. Ngoài ra người bệnh có thể gặp phải tình trạng rối loạn tri thức như: Lơ mơ, hôn mê li bì.

Sốt: Ở giai đoạn đầu của viêm phổi người bệnh có thể sốt nhẹ nhưng khi viêm phổi nặng bệnh nhân thường sốt cao. Đặc biệt, khi trẻ em sốt quá cao có thể dẫn đến tình trạng co giật, ảnh hưởng trầm trọng đến hệ thần kinh.

 

Khi có các dấu hiệu của viêm phổi nặng, cần phải đưa người bệnh đến các cơ sở khám chữa bệnh kịp thời.

Để biết thêm về cách phòng và điều trị viêm phổi nặng, mạn tính mời các bạn theo dõi PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh tư vấn qua video dưới đây:

Các biến chứng nguy hiểm của viêm phổi nặng

Viêm phổi nặng nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra một số biến chứng sau: 

Tràn dịch màng phổi

Nếu viêm phổi không điều trị sớm, trở thành viêm phổi nặng thì màng phổi có thể bị sưng lên, gây đau nhói khi người bệnh hít vào. Nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra tình trạng tràn dịch màng phổi (vùng giữa màng phổi chứa chất lỏng). Nếu chất dịch này bị nhiễm trùng sẽ dẫn đến tình trạng mưng mủ/ sưng mủ màng phổi. Vì thế, cần đến gặp bác sĩ ngay khi có các triệu chứng sau đây: 

- Đau ngực nhiều khi thở, ho hoặc hắt hơi

- Đau lưng hoặc vai

- Sốt

- Khó thở

Áp xe phổi

Đôi khi viêm phổi nặng có thể khiến túi mủ tích tụ trong phổi, gây áp xe phổi. Tình trạng này có nguy cơ cao hơn khi bệnh nhân rơi vào các trường hợp như:

- Từng mắc bệnh nướu răng

- Bị nhiễm khuẩn huyết

- Hệ miễn dịch yếu

- Uống nhiều rượu

Đàn ông và người lớn tuổi là đối tượng dễ mắc phải áp xe phổi hơn. Dấu hiệu áp xe phổi cần chú ý là: Sốt từ 38.3 độ C, ho ra mủ, đổ mồ hôi đêm, không cảm thấy đói, giảm cân bất thường, mệt mỏi…

Nhiễm khuẩn huyết

Vi khuẩn gây ra viêm phổi có thể xâm nhập vào máu gây nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm trùng. Đây là một biến chứng nguy hiểm của viêm phổi, đặc biệt là viêm phổi nặng. Vì thế, cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu ngay nếu có các triệu chứng sốt, tim đập nhanh, thở nhanh, ớn lạnh, rùng mình, đau dạ dày, nôn ói, tiêu chảy hay rối loạn tâm thần.

Suy thận

Nếu bị nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm trùng có thể khiến tim không thể bơm đủ máu đến thận, sẽ dẫn đến suy thận. Tuy nhiên, đây không phải là biến chứng phổ biến của viêm phổi nặng. Các nghiên cứu cũng cho thấy, nguy cơ suy thận sẽ cao hơn nếu bệnh nhân mắc kèm các bệnh khác ở phổi.

Dấu hiệu suy thận bao gồm: Tiểu ít, sưng mắt cá chân, khó thở, buồn nôn, mệt mỏi, nhịp tim bất thường, đau thắt ngực, rối loạn trí óc hoặc rơi vào hôn mê…

>>>Xem thêm: Viêm phổi bệnh viện là gì? Cách phòng tránh viêm phổi bệnh viện.

Các chú ý khi điều trị viêm phổi nặng

Khi bị viêm phổi nặng bệnh nhân cần tuân thủ các quy tắc sau để đạt được hiệu quả trong quá trình điều trị và rút ngắn thời gian nằm viện:

- Khi bị viêm phổi nặng, người bệnh thường phải sử dụng kháng sinh để điều trị vì vậy bệnh nhân cần tuân theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng, số lần, số ngày, khoảng cách thời gian theo đơn. Đặc biệt là bạn phải thường xuyên thông báo cho bác sĩ các bất thường nếu có. Không tự ý dừng hoặc thay đổi thuốc để tránh tình trạng bị nhờn kháng sinh gây khó khăn trong quá trình điều trị.

- Đảm bảo được nghỉ ngơi tối đa và cần có chế độ ăn uống đầy đủ. 

- Các thuốc có tác dụng hạ sốt, giảm đau như paracetamon (Efferalgan, Tylenol…) và ibuprofen (Ibrafen, Advil…) cần được sử dụng đúng liều (theo cân nặng) hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

- Đối với trẻ nhỏ khi bị viêm phế quản nặng, không cho trẻ uống các thuốc giảm ho vì ít hiệu quả và có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Cũng không được cho trẻ dưới 18 tuổi uống aspirin và các thuốc có chứa aspirin vì có thể gây ra hội chứng Reye rất nguy hiểm.

- Khám lại ngay nếu sau 2 ngày điều trị bệnh không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu nặng lên. Khi đó, người bệnh có thể cần thay đổi thuốc hoặc phải nhập viện để được điều trị tích cực hơn.

>>> Xem thêm: 5 loại trà thảo dược giúp cải thiện hiệu quả tình trạng viêm phổi

Bảo Phế Vương giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị hiệu quả viêm phổi nặng

Bên cạnh các chú ý khi điều trị trên, việc sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thảo dược đang được nhiều người lựa chọn. Là một trong những sản phẩm được giới chuyên gia khuyên dùng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bảo Phế Vương giúp phòng và hỗ trợ điều trị hiệu quả viêm phổi nặng nói riêng các bệnh về hô hấp nói chung rất hiệu quả. 

Trong Bảo Phế Vương có chứa hoạt chất chính Fibrolysin, giúp ngăn chặn sự hình thành các tổ chức xơ hóa và phòng ngừa tái cấu trúc, chống xơ hóa phổi, phế quản. Sản phẩm còn được kết hợp với chiết xuất từ các thảo dược quý khác (Nhũ hương, Bán biên liên, Tạo giác, Xạ đen, Xạ can) có tác dụng như những kháng sinh thực vật, giúp kháng viêm, kháng khuẩn và hỗ trợ thanh phế, giảm ho, giảm đờm nhanh chóng. Đồng thời, sự có mặt của các yếu tố vi lượng Selen và Iod giúp tăng cường miễn dịch tế bào, bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân gây hại.

Hy vọng với những thông tin bổ ích trên đã giúp bạn đọc trang bị thêm cho mình kiến thức về bệnh viêm phổi nặng. Bên cạnh các phác đồ điều trị của bác sĩ, bạn nên kết hợp sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bảo Phế Vương mỗi ngày để phòng và hỗ trợ điều trị bệnh viêm phổi nặng cho mọi thành viên trong gia đình, bạn nhé!

Để biết thêm thông tin về chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị viêm phổi, mời các bạn xem ngay những chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh trong video dưới đây:

Mọi thắc mắc liên quan tới viêm phổi, viêm phế quản và các bệnh lý hô hấp khác, bạn có thể liên hệ tới hotline (ZALO/ VIBER): 0916751651 - 0916767653 để được hỗ trợ tốt nhất!

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.