Thời tiết thay đổi thất thường là điều kiện phát triển thuận lợi của nhiều vi sinh vật gây hại cho sức khỏe con người, trong đó bao gồm cả nấm. Có những loại nấm gây viêm phổi dị ứng nếu chẳng may bạn hít phải bào tử của chúng trong không khí. Điều này lại càng nguy hiểm hơn nếu chẳng may bạn đã có sẵn bệnh lý về phổi. Vậy viêm phổi do nấm là loại bệnh gì?

Viêm phổi do bào tử nấm là bệnh gì?

Viêm phổi do nấm là bệnh nhiễm trùng tại phổi, gây ra bởi một hoặc nhiều loại nấm. Các loại nấm có thể xâm nhập vào qua đường thở, khi chúng ta hít phải bào tử của chúng có trong không khí. Tình trạng viêm, nhiễm trùng tại phổi do nấm khi xảy ra sẽ lan truyền theo đường máu, đặc biệt ở những người có hệ miễn dịch suy yếu sẽ càng nghiêm trọng hơn.

Các loại nấm có thể gây viêm phổi là:

−       Histoplasma capsulatum, Coccidioides immitis, Blastomyces dermatitidis, Paracoccidioides brasiliensis, Sporothrix schenckii, Cryptococcus neoformans: Đây là những mầm bệnh nấm đặc hữu, nguyên nhân chính gây nhiễm trùng phổi ở người khỏe mạnh nếu hít phải. Ở người bị suy giảm miễn dịch, nguy cơ sẽ càng cao hơn nếu gặp những bào tử nấm này.

−       Candida, Aspergillus, Mucor: Đây được gọi là các nấm cơ hội, chúng có xu hướng gây viêm phổi ở người bệnh bị khuyết tật bẩm sinh, hoặc ở những người mắc phải các bệnh lý khác.

Khi bị nhiễm phải một trong những loại nấm này và có dấu hiệu nghi ngờ viêm phổi, người bệnh sẽ cần được thăm khám và điều trị sớm. Tuy nhiên, việc chẩn đoán viêm phổi do nấm sẽ rất khó khăn, và thường cần kết hợp cả khám lâm sàng với các yếu tố vi sinh. Vậy trước tiên, người bệnh cần biết rõ các triệu chứng của bệnh là gì.

>>> Xem thêm: Tất tần tậ thông tin ban cần biết về bệnh viêm phổi

Triệu chứng gây bệnh viêm phổi do nấm

Nếu bạn bị viêm phổi do nhiễm nấm, các triệu chứng thường gặp bao gồm:

−       Sốt từng cơn, dai dẳng do bị suy giảm miễn dịch. Khi bị sốt cao liên tục, đây là dấu hiệu của bệnh phổi cơ hội hoặc do nhiễm nấm toàn thân;

−       Ho khan, ho có đờm và chất nhầy đặc, thậm chí người bệnh có thể ho ra máu (triệu chứng điển hình của nhiễm nấm Aspergillosis hoặc Mucormycosis);

−       Co thắt phế quản, khó thở, đặc biệt là khi gắng sức. Người bệnh cũng có thể thấy khó chịu ở ngực;

−       Bệnh viêm phổi do nhiễm các nấm đặc hữu có thể gây sưng hạch và tắc nghẽn đường dẫn khí; gây ra các triệu chứng liên quan đến khớp; làm xuất huyết trên da, não, xương và nhiễm trùng toàn thân;

−       Nhiễm các nấm cơ hội có thể gây các phản ứng quá mẫn của cơ thể.

Ngoài những triệu chứng điển hình kể trên, nhiễm trùng phổi do nấm còn có thể làm ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác và dẫn đến tình trạng viêm màng não, áp xe não, tổn thương da, tổn thương gan – thận, viêm xoang mũi,… Trường hợp nặng nhất, người bệnh có thể bị nhiễm trùng hệ thống ảnh hưởng đến tủy xương và máu, gây nguy hại tính mạng.

>>> Xem thêm: Viêm phổi thùy là bệnh như thế nào?

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc viêm phổi do nấm?

Mặc dù viêm phổi do nấm thường có tỷ lệ mắc phải thấp hơn so với các dạng bệnh viêm phổi khác. Tuy nhiên, vẫn có nhiều yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc căn bệnh này. Chẳng hạn như:

−       Giảm bạch cầu do nhiều nguyên nhân khác nhau; bệnh bạch cầu cấp tính hoặc u lympho;

−       Ghép tế bào gốc ở tủy xương;

−       Cấy ghép nội tạng để điều trị gây ức chế miễn dịch;

−       Dùng thuốc ức chế miễn dịch điều trị trong thời gian dài;

−       Hội chứng suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc do mắc phải;

−       Nhiễm trùng sau phẫu thuật cắt bỏ lá lách;

−       Do yếu tố gia đình.

>>> Xem thêm: Điều trị bệnh viêm phổi sao cho hiệu quả?

Để biết thêm những nguyên nhân gây nên bệnh viêm phổi và các bệnh hô hấp khác, mời bạn đọc cùng theo dõi những chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh trong video dưới đây:

Điều trị và phòng ngừa bệnh viêm phổi do nhiễm nấm bằng cách nào?

Để điều trị cho người bệnh viêm phổi do nấm, cần phải dùng thuốc kháng nấm Các thuốc kháng nấm được lựa chọn sau khi đã xác định rõ chủng nấm gây bệnh nhờ phương pháp cô lập, nuôi cấy dịch đờm của người bệnh. Tùy theo tình trạng của người bệnh mà có thể dùng thuốc đường uống hoặc đường tiêm.

Đồng thời, người bệnh cũng được sử dụng các thuốc điều trị triệu chứng, kết hợp với việc kiểm soát tiến trình viêm nhiễm. Nếu được chẩn đoán và điều trị sớm, bệnh thường tiên lượng tốt, thuyên giảm nhanh chóng và ổn định sức khỏe lâu dài.

Bên cạnh đó, cải thiện lối sống và có biện pháp khắc phục tại nhà cũng giúp bạn đối phó với bệnh viêm phổi do nấm tốt hơn. Các cách nên thực hiện là:

−       Điều trị kháng nấm dự phòng bằng thuốc mỗi ngày để tránh nhiễm trùng nấm cơ hội ở bệnh nhân HIV, bệnh nhân cấy ghép tạng;

−       Bệnh nhân bị giảm bạch cầu do bất kỳ nguyên nhân nào cũng cần tránh các hoạt động kéo dài ngoài môi trường như trồng cây, làm vườn,… để giảm tiếp xúc với bào tử nấm có trong không khí, đất, nước,...

−       Với trẻ nhỏ cần chú ý không để trẻ đùa nghịch ở những nơi không khí ẩm thấp, có nhiều phân chim, phân gia cầm;

−       Hạn chế việc hút thuốc và tránh xa khói thuốc lá, thuốc lào vì phần lớn những bệnh nhân mắc viêm phổi do Histoplasma mạn tính đều có tiền sử hút thuốc lá;

−       Thường xuyên đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài đường, đặc biệt là khi đến những nơi có mùi không khí khó chịu, nhiều bụi bẩn, có xác động vật thối rữa,…

 >>> Xem thêm: Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi lúc giao mùa

−       Một số loài nấm phát triển mạnh về mùa lạnh, vì thế người bệnh nên lưu ý giữ ấm cho cơ thể, tập trung bảo vệ vùng mũi, miệng và cổ họng;

−       Tránh hít các chất gây viêm niêm mạc đường hô hấp như mùi xăng dầu, hơi hóa chất, bụi không khí, mạt bụi trong nhà,…

−       Tránh ăn những thực phẩm lạ dễ gây dị ứng hoặc các thực phẩm có dấu hiệu bị nấm mốc;

−       Giữ vệ sinh sạch các khu vực tại nơi ở, đặc biệt là bếp, phòng tắm, cửa sổ, cầu thang,… Thường xuyên lau dọn khô thoáng để nấm mốc không có điều kiện sinh sôi phát triển;

−       Bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ giúp tăng cường sức đề kháng tự nhiên và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi để giúp cơ thể người bệnh nhanh phục hồi.

Song song với các biện pháp phòng và điều trị này, người bệnh cũng nên kết hợp sử dụng thêm những sản phẩm bảo vệ sức khỏe hệ hô hấp có nguồn gốc từ thảo dược. Đây hiện đang là xu hướng mới được nhiều chuyên gia khuyên nên áp dụng, với sản phẩm nổi bật là Bảo Phế Vương.

Trong Bảo Phế Vương có thành phần bao gồm:

−       Fibrolysin: Chống viêm nhiễm, chống tăng sinh và ngăn chặn quá trình xơ hóa, tái cấu trúc tại phổi, phế quản;

−       Chiết xuất từ các thảo dược quý (nhũ hương, bán biên liên, xạ đen, xạ can, tạo giác): Kháng viêm, kháng khuẩn; hỗ trợ giảm ho, giảm đờm, thanh phế và cải thiện thêm các triệu chứng khác của bệnh;

−       Vi khoáng chất Selen và Iod: Hỗ trợ tăng cường miễn dịch, bảo vệ tế bào niêm mạc đường thở khỏi các tác nhân gây bệnh.

Với công thức toàn diện như vậy, sản phẩm Bảo Phế Vương mang đến công dụng hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị các triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh viêm phổi do nấm, đồng thời giúp phòng ngừa viêm phổi và các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp khác.

Mọi thắc mắc liên quan tới viêm phổi, viêm phế quản hay các bệnh lý hô hấp, bạn có thể liên hệ tới hotline (ZALO/ VIBER): 0916751651 - 0916767653 để được hỗ trợ tốt nhất!