Khó thở khi ngủ về đêm là một trong những dấu hiệu ẩn chứa nhiều nguy hiểm mà chúng ta không lường trước được. Điều này xảy ra có thể là do lượng không khí bạn hít vào khi ngủ quá ít, oxy trong máu bị giảm hoặc do các nguyên nhân liên quan trực tiếp đến bệnh lý đường hô hấp. Trong bài viết này sẽ chỉ ra rõ hơn nguyên nhân cũng như cách giúp bạn cải thiện chứng khó thở khi ngủ.
Nguyên nhân gây khó thở khi ngủ
Hít thở là một hoạt động có sự phối hợp của các cơ quan thuộc hệ hô hấp: mũi – miệng – phổi. Khi hít vào, không khí sẽ đi qua mũi, miệng và đi vào phổi. Tại đây, nó tiếp tục đi đến các túi khí nhỏ gọi là phế nang, sau đó oxy trong các túi phế nang di chuyển vào máu, đến tham gia vào các hoạt động sống trong cơ thể.
>>> Xem thêm: Khó thở là dấu hiệu bệnh gì?
Khó thở, thở nặng nề hơn thường chỉ gặp khi chúng ta làm một việc nào đó quá sức, tập luyện thể thao. Bởi đó là lúc nhu cầu oxy trong cơ thể tăng lên khi cần gắng sức. Tuy nhiên, nếu bạn gặp chứng khó thở khi ngủ, thì dấu hiệu này không hề bình thường chút nào. Nó có thể cảnh báo cho bạn một số vấn đề về sức khỏe đường hô hấp. Dưới đây là một số nguyên nhân có thể gây ra chứng khó thở khi ngủ:
- Cảm lạnh hoặc viêm xoang: Cảm lạnh và nhiễm trùng xoang do vi khuẩn làm tăng lượng chất nhầy trong mũi, khiến việc hít thở khó khăn hơn, nhất là khi ngủ.
- Dị ứng: các trường hợp dị ứng nặng có thể làm cổ họng và miệng sưng lên (sốc phản vệ), gây ra tình trạng khó thở.
- Hen suyễn: là tình trạng viêm hô hấp mạn tính. Hen suyễn làm cho luồng khí khó đi vào phổi.
- Nhiễm trùng đường hô hấp (viêm phổi, viêm phế quản, lao phổi) do vi khuẩn hoặc virus.
- Do béo phì: Trọng lượng càng cao càng làm tăng nhu cầu oxy cơ thể, gây tăng áp lực phổi, kéo theo nhiều nguy cơ: vấn đề tim mạch, bệnh tiểu đường, chứng ngưng thở khi ngủ.
- Hen suyễn
- Suy tim và ung thư phổi: suy tim thường dẫn đến những tổn thương tim, đến mức máu không được bơm hiệu quả, khiến cho việc dẫn truyền oxy trong cơ thể bị giảm đi. Khó thở cũng có thể là triệu chứng của ung thư phổi giai đoạn muộn.
Làm thế nào để khắc phục chứng khó thở khi ngủ về đêm?
- Với các tình trạng về phổi
− Dùng thuốc giãn phế quản để giảm viêm và mở đường thở.
− Điều trị phục hồi chức năng phổi bằng cách kết hợp tập luyện và chú ý dinh dưỡng.
− Dùng liệu pháp thở oxy với người bệnh nặng.
- Với khó thở do cảm lạnh, viêm xoang hay nhiễm trùng đường hô hấp
− Sử dụng thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng.
− Dùng thuốc làm giảm sưng viêm trong mũi, đồng thời hỗ trợ việc thở. Rửa sạch mũi với nước muối sinh lý.
- Với khó thở do người bệnh mắc suy tim hoặc mắc ung thư phổi
− Sử dụng thuốc và các biện pháp điều trị để giúp làm giảm gánh nặng cho tim, từ đó hỗ trợ việc bơm máu và vận chuyển oxy dễ hơn.
− Điều trị hóa xạ trị, phẫu thuật hoặc dùng liệu pháp miễn dịch để loại bỏ khối u.
>>> Xem thêm: Phòng ngừa viêm phổi cho người cao tuổi
Ngoài ra, bạn cũng có thể cải thiện và phòng ngừa chứng khó thở khi ngủ bằng một vài cách như: giảm cân (nếu thừa cân); rửa tay sạch với nước rửa diệt khuẩn và hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh để tránh lây nhiễm; không hút thuốc; tiêm ngừa dị ứng; nâng cao sức đề kháng của cơ thể với chế độ dinh dưỡng khoa học,…
Bên cạnh đó, những người đã từng mắc các bệnh về hô hấp có thể sử dụng thêm những sản phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc từ thiên nhiên. Bảo Phế Vương với chiết xuất từ thảo dược: Fibrolysin, chiết xuất Nhũ hương, cao xạ đen, cao bán liên liên, cao tạo giác, cao xạ can,... giúp hỗ trợ điều trị các triệu chứng khó thở, đau tức ngực, ho khan, ho có đờm và làm giảm các nguy cơ tái phát bệnh phổi.
Để biết thêm về việc điều trị chứng khó thở khi ngủ ở trẻ nhỏ, mời các bạn cùng xem giải đáp của PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh trong video dưới đây:
Trên đây là những thông tin về nguyên nhân và cách khắc phục chứng khó thở khi ngủ. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn đọc trong việc duy trì một giấc ngủ khỏe mạnh, chất lượng.
Mọi thắc mắc liên quan tới viêm phổi, viêm phế quản và các bệnh lý hô hấp khác, bạn có thể liên hệ tới hotline (ZALO/ VIBER): 0916751651 - 0916767653 để được hỗ trợ tốt nhất!
* Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.