Lao phổi là một bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, ảnh hưởng chủ yếu đến phổi. Căn bệnh này đã cướp đi sinh mạng của hơn 1,7 triệu người năm 2016. Do đó, người bệnh cần cảnh giác phòng tránh lây lan, phát hiện sớm và điều trị kịp thời nếu mắc lao phổi. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về lao phổi.

Lao phổi là gì?

Bệnh lao phổi là một bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp do vi khuẩn lao gây ra. Loại vi khuẩn này thường tấn công vào phổi nhưng cũng có thể tấn công bất kỳ bộ phận nào của cơ thể như thận, cột sống và não.

Không phải ai nhiễm vi khuẩn lao đều bị bệnh. Do đó, có hai tình trạng liên quan đến bệnh lao là: Nhiễm trùng lao tiềm ẩn và bệnh lao phổi. Bệnh lao phổi dễ gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh. Đặc biệt, nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, lao phổi có thể gây tử vong.

benh-lao-phoi-co-the-gay-ra-nhung-bien-chung-nguy-hiem

Bệnh lao phổi có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh lao phổi?

Nguyên nhân gây ra bệnh lao phổi chủ yếu là do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis. Bệnh rất dễ lây lan khi bạn hít phải những hạt nước bọt chứa vi khuẩn do người mắc bệnh lao ho hoặc hắt hơi tạo ra.

Mặc dù bệnh lao dễ lây lan nhưng không phải ai cũng mắc phải. Người bình thường cần phải khoảng thời gian dài (vài giờ) tiếp xúc gần với người mắc bệnh lao mới có thể lây nhiễm. Do đó, bệnh lao thường dễ lây lan giữa các thành viên trong gia đình sống trong cùng một ngôi nhà.

Trong một số trường hợp, vi khuẩn lao lây nhiễm vào cơ thể nhưng không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Đây gọi là lao tiềm ẩn (lao phổi không triệu chứng), không lây bệnh cho người khác. Ở người khỏe mạnh, hệ thống miễn dịch có đủ khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh lao. Nếu không, vi khuẩn lao có thể lây lan trong phổi rồi đến các bộ phận khác của cơ thể và bắt đầu xuất hiện các triệu chứng trong vòng vài tuần hoặc vài tháng, thậm chí vài năm.

Dấu hiệu giúp bạn nhận biết bệnh lao phổi

Tùy vào vị trí vi khuẩn lao phát triển trong cơ thể mà người bệnh có dấu hiệu nhận biết khác nhau. Dấu hiệu thường gặp giúp người bệnh nhận biết lao phổi, bao gồm:

  • Ho kéo dài dai dẳng khoảng 3 tuần hoặc hơn.

  • Ho có đờm hoặc lẫn máu.

  • Đổ mồ hôi ban đêm.

  • Sốt về chiều.

  • Mệt mỏi hoặc suy nhược cơ thể.

  • Ăn không ngon, sụt cân không rõ nguyên nhân.

  • Khó thở, đau tức ngực khi thở hoặc ho.

Khi bệnh lao xảy ra bên ngoài phổi của bạn, các dấu hiệu và triệu chứng khác nhau có thể xảy ra tùy theo cơ quan bị tổn thương. Người bệnh nên đến gặp bác sĩ nếu tình trạng ho kéo dài hơn 3 tuần hoặc ho ra máu.

dau-hieu-giup-nguoi-benh-nhan-biet-benh-lao-phoi

Dấu hiệu giúp người bệnh nhận biết bệnh lao phổi.

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc lao phổi

Bất kỳ ai cũng có thể mắc lao phổi, nhưng những người có nguy cơ mắc bệnh cao nhất bao gồm:

  • Người bị suy yếu miễn dịch do mắc bệnh HIV/AIDS, đái tháo đường, bệnh thận nặng, ung thư đầu cổ, cấy ghép nội tạng, bệnh bụi phổi silic,...

  • Người lạm dụng chất gây nghiện như ma túy, rượu,...

  • Sống ở nơi đông đúc và các vùng có tỷ lệ mắc bệnh lao cao trên thế giới như Mỹ Latinh, Châu Phi và Châu Á.

  • Tiếp xúc lâu và gần với người bị nhiễm bệnh lao phổi.

  • Sống hoặc làm việc ở những khu vực có bệnh lao phổi phổ biến, chẳng hạn như nhà tù, viện dưỡng lão, nơi tạm trú cho người vô gia cư, nhà ở dành cho người nhiễm HIV,...

Lao phổi có nguy hiểm không?

Lao phổi là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm vì rất dễ lây lan và có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu người bệnh không điều trị sớm và đúng phác đồ, bệnh lao phổi có thể gây tử vong. Các biến chứng của bệnh lao phổi có thể là:

  • Tràn dịch, tràn khí màng phổi: Khi bị lao phổi, hang lao vỡ, vi khuẩn lao từ hang lao nhiễm vào màng phổi và gây ra tràn dịch, khí màng phổi. Nếu khí và dịch tràn ra quá nhiều sẽ gây chèn ép phổi lại và chỉ còn một thể tích rất nhỏ, không thể cung cấp đủ không khí. Nếu không cứu chữa kịp thời, người bệnh sẽ bị ngạt thở và  dẫn đến tử vong.

  • Lao nhiều bộ phận trong cơ thể: Vi khuẩn lao từ phổi theo máu và bạch huyết gây ra lao ở nhiều bộ phận như lao hạch, lao thanh quản, lao các màng, lao xương khớp, lao màng não,…

  • Xơ phổi: Vi khuẩn lao phá hủy phổi không ngừng, có thể làm hỏng một thùy nhỏ của phổi hoặc toàn bộ một bên phổi, khiến phổi bị xơ hóa. Phổi chỉ còn như một lá xơ thủng lỗ chỗ và không thể trao đổi không khí.

 benh-lao-phoi-co-the-gay-ra-nhung-bien-chung-nguy-hiem-neu-khong-duoc-dieu-tri-dung-cach

Bệnh lao phổi có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh lao phổi

Không phải cứ ai nhiễm vi khuẩn lao đều mắc bệnh lao phổi. Do đó, để chẩn đoán bệnh lao phổi, bên cạnh những triệu chứng đặc trưng, người bệnh có thể phải làm một số xét nghiệm sau:

  • Chụp X-quang phổi: Giúp bác sĩ quan sát các tổn thương có thể có ở đỉnh phổi hoặc một số tổn thương khác có thể có ở phổi để đưa ra các chẩn đoán chính xác và phân biệt các bệnh có thể mắc phải.

  • Nhuộm soi đờm trực tiếp hoặc nuôi cấy tìm vi khuẩn lao AFB: Tất cả những người có triệu chứng nghi ngờ phải được xét nghiệm đờm phát hiện lao phổi. Xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ phát hiện có vi khuẩn lao có trong đờm người làm xét nghiệm hay không và đưa ra chẩn đoán cho lao phổi.

  • Xét nghiệm Xpert MTB/RIF: là xét nghiệm được phát triển dựa trên sinh học phân tử. Nó giúp các bác sĩ xác định được vi khuẩn lao dù ở mức độ rất ít với độ nhạy rất cao.

Bệnh lao phổi được điều trị như thế nào?

Tùy vào thể trạng và triệu chứng của bệnh mà mỗi người có phác đồ điều trị khác nhau. Dưới đây là một số phác đồ điều trị bệnh lao mà bạn có thể tham khảo.

Phác đồ điều trị bệnh lao phổi

Để điều trị bệnh lao phổi, cần tuân thủ 4 nguyên tắc: Phối hợp các thuốc chống lao, dùng thuốc đúng liều, đều đặn, đủ thời gian và theo 2 giai đoạn tấn công và duy trì. Hiện nay, các thuốc chống lao thiết yếu cần dùng là: Isoniazid (H), rifampicin (R), pyrazinamid (Z), streptomycin (S), ethambutol (E).

Tùy thuộc vào từng phác đồ điều trị mà có sự phối hợp khác nhau. Phác đồ điều trị lao với vi khuẩn nhạy cảm bao gồm:

  • Phác đồ A - 2RHZE/4RHE: Giai đoạn tấn công - 2 tháng, gồm 4 loại thuốc dùng hàng ngày. Giai đoạn duy trì - 4 tháng, gồm 3 loại thuốc là R, H và E dùng hàng ngày. Dùng cho người lớn mắc bệnh lao không có bằng chứng kháng thuốc.

  • Phác đồ A2 - 2RHZE/4RH: Dùng cho bệnh lao ở trẻ em không có bằng chứng kháng thuốc.

  • Phác đồ B - 2RHZE (S)/10RHE: Dùng cho lao màng não, lao xương khớp và lao hạch ở người lớn.

  • Phác đồ B2 - 2RHZE/10RH: Dùng chữa lao màng não, lao xương khớp và lao hạch ở trẻ em.

Đối với người mắc lao phổi kháng thuốc, hiện có hai loại phác đồ được sử dụng điều trị gồm:

  • Phác đồ dài hạn (18-20 tháng): Xây dựng trên nguyên tắc lựa chọn các thuốc sao cho số lượng cần dùng là ít nhất nhưng vẫn đảm bảo hiệu lực điều trị.

  • Phác đồ ngắn hạn (9-11 tháng):  Đã được xây dựng thống nhất về thành phần thuốc và thời gian điều trị.

nguoi-mac-lao-phoi-can-tuan-thu-dung-phac-do-dieu-tri-cua-bac-si

Người mắc lao phổi cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ.

Bảo Phế Vương - Giải pháp hỗ trợ cải thiện triệu chứng của lao phổi

Hiện nay,  nhiều chuyên gia khuyên rằng người mắc lao phổi nên kết hợp sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên để cải thiện triệu chứng của bệnh. Trong đó, nổi bật nhất là Bảo Phế Vương - một sản phẩm giúp hỗ trợ thanh phế, giảm đờm, giảm ho cho người mắc bệnh lao phổi.

Bảo Phế Vương chứa thành phần chính là Fibrolysin - hợp chất của muối kẽm gluconate và methylsulfomethane. Thành phần này đã được nghiên cứu tại Hoa Kỳ vào năm 2007, 2017 chứng minh giúp tác động vào quá trình tái cấu trúc và xơ hóa đường thở - nguyên nhân cốt lõi gây ra tình trạng ho, đờm, khó thở và các bệnh đường hô hấp.

Ngoài ra, sản phẩm còn có sự kết hợp của các thảo dược thiên nhiên và các yếu tố vi lượng. Những thành phần này có tác dụng giúp tăng sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch của phổi, ngăn ngừa mắc các bệnh đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, lao phổi. Bởi chứa thành phần từ thiên nhiên nên bạn hoàn toàn có thể tin tưởng và sử dụng sản phẩm này lâu dài mà không lo có tác dụng phụ.

bao-phe-vuong-ho-tro-dieu-tri-trieu-chung-ho-dom-kho-tho-cua-benh-lao-phoi-hieu-qua

Bảo Phế Vương hỗ trợ điều trị triệu chứng ho, đờm, khó thở của bệnh lao phổi hiệu quả.

Biện pháp phòng ngừa bệnh lao phổi

Lao phổi là bệnh có khả năng lây lan cao. Vì vậy, bạn hãy tham khảo một số biện pháp giúp phòng chống lại bệnh lao phổi dưới đây, cụ thể:

  • Tiêm phòng lao phổi: Hãy tiêm phòng vaccin BCG cho trẻ sơ sinh để phòng chống vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây bệnh lao phổi.

  • Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài và khi bắt buộc phải tiếp xúc với người bệnh lao phổi.

  • Che mũi miệng khi hắt hơi và rửa tay ngay sau đó. Tạo thói quen vệ sinh sạch sẽ chân tay trước khi ăn và sau mỗi lần đi vệ sinh

  • Hạn chế tiếp xúc với người mắc lao phổi và không dùng chung đồ sinh hoạt cá nhân với người bệnh.

  • Nếu biết bản thân mắc lao phổi cần tuân thủ cách ly và giữ ý thức để giúp bệnh không lây nhiễm cho người khác.

  • Chăm chỉ tập thể dục thể thao, ăn uống đảm bảo, tránh sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, …

  • Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần giúp kiểm soát lao phổi.

Mong rằng những thông tin về lao phổi trong bài viết giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về căn bệnh này. Hãy luôn giữ cho mình một sức khỏe tốt để phòng tránh bệnh lao phổi. Ngoài ra, hãy sử dụng Bảo Phế Vương mỗi ngày để bảo vệ phổi và ngăn ngừa các bệnh lý về đường hô hấp nhé.

>>> XEM THÊM: Lao phổi có nguy hiểm không - Làm sao để phòng ngừa.

Nếu bạn còn câu hỏi cần giải đáp về lao phổi hoặc muốn đặt mua sản phẩm Bảo Phế Vương chính hãng với giá ưu đãi tốt nhất, xin vui lòng liên hệ qua hotline 0916751651 - 0916767653.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Tài liệu tham khảo:

https://www.nhs.uk/conditions/tuberculosis-tb/#:~:text=Tuberculosis%20(TB)%20is%20a%20bacterial,glands%2C%20bones%20and%20nervous%20system.
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/tuberculosis/symptoms-causes/syc-20351250
https://www.cdc.gov/tb/topic/basics/default.htm