Chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong việc điều trị và giúp cải thiện sức khỏe cho người mắc bệnh lao phổi. Vậy khi bị lao phổi nên ăn gì để tốt hơn cho sức khỏe? Cùng tìm câu trả lời trong bài viết này nhé!
Nguyên tắc dinh dưỡng để chăm sóc cho người mắc bệnh lao phổi
Theo các chuyên gia y tế, một chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ mang lại nhiều lợi ích cho những bệnh nhân đang trong quá trình điều trị với bất kỳ căn bệnh nào. Trong đó, bao gồm cả lao phổi. Bởi khi vi khuẩn lao sinh sôi, phát triển mạnh và gây bệnh cũng là lúc hệ miễn dịch của người bệnh bị suy yếu. Lúc này, cơ thể sẽ cần phải khỏe mạnh mới có thể tự bảo vệ chống lại sự tấn công của vi khuẩn. Chính vì thế, nguyên tắc dinh dưỡng để chăm sóc người mắc bệnh lao phổi cần lưu ý như sau:
− Tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch: Ở người mắc lao phổi, do khả năng đề kháng của cơ thể bị suy giảm nên người bệnh thường rất yếu, dễ dẫn đến tình trạng chán ăn, giảm hấp thu dưỡng chất. Dẫn đến quá trình chuyển hóa năng lượng của cơ thể không duy trì được như bình thường, người bệnh ăn kém, sụt cân và thiếu dinh dưỡng. Do đó, cần cải thiện tình trạng này để giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh, giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi.
− Năng lượng nạp vào cơ thể của bệnh nhân cần tùy theo thể trạng và đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm: Đạm, đường, dầu mỡ, vitamin và khoáng chất. Đồng thời cũng phải bổ sung những thức ăn giúp tốt cho gan, hỗ trợ thải độc gan do lượng thuốc người bệnh dùng nhiều và trong thời gian dài.
Với nguyên tắc như vậy, người bệnh lao phổi nên ăn gì?
>>> Xem thêm: Bệnh lao phổi – Tất tần tật những thông tin mà bạn nên biết
Lao phổi nên ăn gì để tốt cho sức khỏe?
Kẽm: Theo chuyên gia về dinh dưỡng, những người đang trong quá trình điều trị lao phổi thường bị thiếu hụt lượng lớn kẽm trong cơ thể. Điều này dẫn đến chán ăn, suy giảm hệ miễn dịch. Vì thế, người bệnh nên được bổ sung thực phẩm có hàm lượng vi chất kẽm cao. Một số gợi ý là: Sò, hến, hàu, cùi dừa, đậu Hà lan, đậu tương, lòng đỏ trứng gà, thịt lợn nạc,…
>>> Xem thêm: Điều trị sau lao phổi - Phải làm sao để tránh tái phát?
Vitamin A, vitamin C và vitamin E: Đây đều là những vi chất có vai trò quan trọng với hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể, bảo vệ niêm mạc tế bào và giúp giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn, chống lại quá trình oxy hóa. Tuy nhiên, người bệnh thường bị thiếu hụt trầm trọng các chất này, nên việc bổ sung chúng qua chế độ ăn uống hàng ngày rất cần thiết. Các thực phẩm chứa nhiều vitamin nhóm A, C, E là: Rau tươi có màu xanh đậm, các loại quả mọng chín đỏ (cam, cà chua, đu đủ,…), cà rốt, gan động vật, thịt đỏ (thịt lợn nạc, thịt bò), cá biển,…
Vitamin K, B6: Do người bệnh ăn uống kém và phải dùng một lượng lớn các thuốc kháng sinh, nên dễ gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa, khiến cho khả năng tổng hợp vitamin K và B6 giảm. Khi bị suy giảm, quá trình đông máu trong cơ thể bị ảnh hưởng, đặc biệt là với những tổn thương tại phổi. Do đó, bổ sung thực phẩm chứa các vi chất này cũng cần được quan tâm.
Sắt: Ở người mắc lao phổi, nguy cơ thiếu sắt cao hơn, sức đề kháng yếu dần và dễ mắc kèm các bệnh nhiễm khuẩn, tim mạch,… Vì thế, chế độ ăn cũng nên có thức ăn giàu sắt như: Mộc nhĩ, nấm hương, đậu nành, lòng đỏ trứng gà, gan,…
Ngoài ra, còn có một số lưu ý khác bạn nên nhớ khi chăm sóc người bệnh lao phổi là:
− Đa dạng món ăn để giúp kích thích ăn uống cho người bệnh;
− Nên chia nhỏ bữa ăn thường ngày để người bệnh dễ ăn và dễ hấp thu hơn;
− Nên chế biến đồ ăn mềm, ấm nóng để dễ nuốt và dễ tiêu hóa;
− Kiêng các món cay hoặc những gia vị cay, nóng để tránh kích thích cơn ho nặng, dẫn đến ho ra máu;
− Không để người bệnh uống rượu, bia, cà phê, trà đặc,… bởi các thức uống này sẽ làm cho người bệnh bị sốt kéo dài, ra mồ hôi trộm.
>>> Xem thêm: Làm thế nào để phòng ngừa lao phổi tái phát?
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bảo Phế Vương hỗ trợ cải thiện bệnh lao phổi
Bên cạnh những nguyên tắc ăn uống kể trên, để giúp cải thiện bệnh lao phổi tốt hơn thì người bệnh cũng nên kết hợp dùng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược. Đây hiện đang là xu hướng mới được nhiều người ưu tiên lựa chọn, bởi các thảo dược tự nhiên vừa mang đến công dụng hỗ trợ điều trị bệnh, vừa đảm bảo an toàn khi sử dụng lâu dài.
Trong các sản phẩm đang có trên thị trường, nổi bật hơn cả là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bảo Phế Vương, với các thành phần bao gồm:
Fibrolysin: Giúp chống xơ hóa, chống tái cấu trúc phổi và phế quản. Từ đó ngăn chặn sự hình thành các ổ xơ hóa phổi do lao tiến triển thể ổn định (còn gọi là xơ lao), làm giảm sự nhạy cảm của niêm mạc đường thở với các tác nhân gây bệnh.
Chiết xuất Nhũ hương, bán biên liên: Hỗ trợ thanh phế, giảm ho, giảm đờm và giúp cải thiện tốt hơn các triệu chứng lao phổi.
Chiết xuất Xạ đen, xạ can, tạo giác: Có tác dụng kháng sinh thực vật, giúp chống viêm, kháng khuẩn và loại bỏ các vi khuẩn lao còn tồn tại trong cơ thể.
Yếu tố vi lượng Selen và Iod: Giúp tăng cường sức đề kháng tự nhiên, bảo vệ miễn dịch tế bào, phòng ngừa lao phổi tái phát và giảm các biến chứng của bệnh.
Với công thức tác động toàn diện vào nguyên nhân và triệu chứng của bệnh như vậy, Bảo Phế Vương chính là sự lựa chọn an toàn, hiệu quả mà người bệnh lao phổi nên dùng.
Để biết thêm Fibrolysin có tác dụng gì với bệnh viêm phổi mạn tính và các bệnh đường hô hấp khác, mời các bạn xem ngay những chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh trong video dưới đây:
Mọi thắc mắc liên quan tới các bệnh lý đường hô hấp, bạn có thể liên hệ tới hotline (ZALO/ VIBER): 0916751651 - 0916767653 để được hỗ trợ tốt nhất!
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.