Viêm phổi ở người già là căn bệnh thường gặp và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người cao tuổi. Bệnh thường diễn tiến âm thầm, dễ gây nhầm lẫn các bệnh thông thường như: Cảm cúm, cảm lạnh,... Vậy làm sao để nhận biết căn bệnh này từ sớm? Mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau

Viêm phổi ở người già là gì?

Viêm phổi là tình trạng viêm, nhiễm trùng các túi khí, ở một hoặc cả hai bên phổi. Các tác nhân gây bệnh kích thích cơ quan hô hấp, làm tăng tiết chất lỏng hoặc dịch mủ - gây đông đặc nhu mô phổi, dẫn đến phản ứng viêm, kèm theo các triệu chứng như: Ho, sốt, ớn lạnh và khó thở, chán ăn, mệt mỏi. Quá trình viêm diễn biến âm thầm khiến người bệnh khó nhận biết.

Viêm phổi người già thường không nguy hiểm nếu như được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Vì vậy việc nhận biết các dấu hiệu ban đầu đóng vài trò quan trọng giúp cải thiện tình trạng bệnh.

>>> Xem thêm: Nguyên nhân gây VIÊM PHỔI HO RA MÁU là gì? Click xem ngay!

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh viêm phổi ở người già

Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở người già rất đa dạng, trong đó 70-80% là do virus gây ra. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:

Do virus

Nhiều loại virus thường trú trong đường hô hấp có thể gây bệnh như: Adenovirus, Rhinovirus, Coronavirus, virus hợp bào hô hấp (gọi tắt RSV) hoặc virus á cúm.

Do vi khuẩn 

Ở nước ta viêm phổi cũng có thể do nguyên nhân vi khuẩn vì đặc thù về khí hậu và điều kiện môi trường sống chưa đảm bảo, thường gặp nhất là vi khuẩn Hib (vi khuẩn Hemophilus influezae týp b) và vi khuẩn phế cầu Streptococcus pneumoniae. Ngoài ra còn một số những loại khác góp phần gây bệnh viêm phổi ở người già như: Tụ cầu, liên cầu tan máu bêta nhóm A, vi khuẩn Klebsiella,... Đôi khi viêm phổi cũng có thể do nhiễm vi nấm hoặc ký sinh trùng tuy nhiên với tỷ lệ rất thấp. Những tác nhân gây bệnh viêm phổi phần lớn xâm nhập qua đường hô hấp như viêm mũi, viêm họng, viêm VA, viêm amidan hoặc qua đường máu như các cụ già bị mụn nhọt da, chốc lở,...

Bệnh mạn tính

Viêm phổi có thể gặp phải ở những người cao tuổi hay mắc các bệnh mạn tính gây suy giảm miễn dịch như: Bệnh phổi mạn tính, đái tháo đường, tăng huyết áp, mỡ máu,… 

Do dùng thuốc ức chế miễn dịch

Việc dùng nhiều thuốc ức chế miễn dịch kéo dài như corticoid, các thuốc trong bệnh hệ thống: Viêm khớp dạng thấp, dị ứng,… cũng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh ở phổi.

Do thời tiết 

Bệnh thường xảy ra về mùa đông hoặc khi tiếp xúc nhiều với khí lạnh.

Do chế độ ăn uống

Người cao tuổi thường ăn uống kém khiến cơ thể thiếu chất, làm suy giảm hệ miễn dịch, giảm khả năng chống chọi với các tác nhân gây bệnh viêm phổi.

Để biết thêm thông tin về nguyên nhân gây viêm phổi, mời các bạn xem ngay chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh thông qua video dưới đây:

Các dấu hiệu nhận biết viêm phổi người già

Triệu chứng của viêm phổi thay đổi từ nhẹ đến nặng, tùy thuộc vào các yếu tố như loại vi khuẩn, vi rút, nấm gây bệnh, thể trạng của từng người, thời gian phát hiện,... Khi bệnh khởi phát, các dấu hiệu ban đầu thường không rõ ràng, rất dễ nhầm lẫn với các bệnh đường hô hấp thông thường. Dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp: 

- Đau tức ngực khi thở hoặc ho

- Ho đờm hoặc ho khan

- Mệt mỏi

- Sốt, ra nhiều mồ hôi và run rẩy

- Có trường hợp không sốt, thân nhiệt thấp hơn so với bình thường 

- Buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy

- Khó thở, thở khò khè.

 >>> Xem thêmNguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị bệnh viêm phế quản

Cách phòng bệnh viêm phổi người già?

Người già khi đã mắc bệnh viêm phổi thường có dấu hiệu triệu chứng âm thầm, phức tạp nhưng lại diễn tiến nhanh, có thể gây ra nhiều biến chứng nặng. Để ngăn ngừa bệnh cần thực hiện một số biện pháp sau:

- Giữ vệ sinh sạch sẽ: Rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, xì mũi, hắt hơi. 

- Uống nhiều nước mỗi ngày: Uống nhiều nước không chỉ giúp thanh lọc cơ thể mà còn đào thải những độc tố gây hại. Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khuyên bạn nên uống 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày.

- Không nên sử dụng rượu, bia, thuốc lá: Rượu, bia, thuốc lá là những nguyên nhân hàng đầu gây phá hủy phổi, giảm chức năng hô hấp của cơ thể, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý viêm nhiễm khác.

- Giữ nhiệt độ cơ thể phù hợp: Giữ cơ thể đủ ấm vào mùa đông, thoáng mát vào mùa hè. Đặc biệt chú ý không nên để lò sưởi trong nhà vì các khí độc không được thoát ra ngoài, dễ gây viêm phổi, đặc biệt ở người già và trẻ nhỏ. Về mùa hè, nên để điều hòa ở nhiệt độ thích hợp là 250C, không nên để quá thấp so với môi trường bên ngoài, bởi dễ dẫn tới viêm họng, viêm phổi và có thể làm tăng nguy cơ gây đột quỵ ở người già.

- Chế độ dinh dưỡng: Bổ sung vào thực đơn hàng ngày các loại rau xanh, trái cây tươi, hạn chế mỡ và nội tạng động vật,... 

- Sử dụng vắc-xin phòng bệnh: Tiêm phòng vắc-xin cúm hoặc phế cầu trên những người có chỉ định, đặc biệt ở người có bệnh phổi mạn, suy tim, cắt lách, người trên 65 tuổi nhằm dự phòng bệnh viêm phổi và các chứng viêm nhiễm đường hô hấp ở người già.

- Kiểm soát các bệnh lý mạn tính: Cần kiểm soát tốt các bệnh lý mạn tính như hen suyễn, bệnh phổi mạn tính, suy tim, đái tháo đường để giảm nguy cơ mắc bệnh.

>>>Xem thêm: Chữa viêm phổi bằng rau diếp cá

Cách phòng và hỗ trợ điều trị hiệu quả viêm phổi ở người già nhờ thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bảo Phế Vương

Bên cạnh các biện pháp phòng ngừa trên, việc sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược đang được nhiều người lựa chọn. Là một trong những sản phẩm được giới chuyên gia khuyên dùng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bảo Phế Vương giúp phòng và hỗ trợ điều trị hiệu quả viêm phổi ở người già. 

Trong Bảo Phế Vương có chứa hoạt chất chính Fibrolysin, giúp ngăn chặn sự hình thành các tổ chức xơ hóa và phòng ngừa tái cấu trúc, chống xơ hóa phổi, phế quản. Sản phẩm còn được kết hợp với chiết xuất từ các thảo dược quý khác (nhũ hương, bán biên liên, tạo giác, xạ đen, xạ can) có tác dụng như những kháng sinh thực vật, giúp kháng viêm, kháng khuẩn và hỗ trợ thanh phế, giảm ho, giảm đờm nhanh chóng. Đồng thời, sự có mặt của các yếu tố vi lượng Selen và Iod giúp tăng cường miễn dịch tế bào, bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân gây hại.

Hy vọng với những thông tin bổ ích trên đã giúp bạn đọc trang bị thêm cho mình kiến thức về bệnh viêm phổi ở người già. Bên cạnh áp dụng các phương pháp được nêu ra trong bài viết, bạn nên kết hợp sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bảo Phế Vương mỗi ngày để phòng và hỗ trợ điều trị bệnh viêm phổi cho mọi thành viên trong gia đình, bạn nhé!

Để biết thêm thông tin về bệnh viêm phổi, mời các bạn xem ngay những chia sẻ của PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh thông qua video dưới đây:

Mọi thắc mắc liên quan tới viêm phổi, viêm phế quản và các bệnh lý hô hấp khác, bạn có thể liên hệ tới hotline (ZALO/ VIBER): 0916751651 - 0916767653 để được hỗ trợ tốt nhất!

>>>Xem thêm: Mách bạn nhận biết viêm phổi kẽ ở trẻ em

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.