Viêm phổi là một bệnh nhiễm trùng ở phổi, có thể gây ra do nhiều nguyên nhân. Trong đó, những mầm bệnh chính bao gồm vi khuẩn, virus và nấm. Khi mắc bệnh, các vi trùng này sẽ xâm nhập vào phổi, làm cho các túi khí nhỏ, các nhu mô phổi bị viêm. Lúc này, phổi chứa đầy chất lỏng, thậm chí là mủ, làm giảm oxy và khiến cho việc thở trở nên khó khăn hơn. Bệnh bắt đầu từ nhiễm trùng nhẹ đến nghiêm trọng, thậm chí trường hợp viêm phổi nặng còn có thể dẫn đến tử vong.
Theo thống kê của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), có hơn 50.000 người tại Hoa Kỳ đã chết vì căn bệnh này (2015). Cũng theo Tổ chức y tế Thế giới (WHO), viêm phổi là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ dưới 5 tuổi (2015).
Vậy những đối tượng nào dễ mắc viêm phổi? Bệnh nguy hiểm đến tính mạng như thế nào? Làm sao để bạn có thể ngăn ngừa?
Ai có nguy cơ mắc bệnh viêm phổi?
Bệnh viêm phổi có thể ảnh hướng đến bất cứ ai. Nhưng với một số người, viêm phổi có nguy cơ gia tăng nhiễm trùng nặng dẫn đến đe dọa tính mạng. Những người có nguy cơ cao mắc bệnh viêm phổi nghiêm trọng gồm:
- Trẻ em dưới 2 tuổi; người trưởng thành từ 65 tuổi trở lên; phụ nữ đang trong thời gian mang thai.
- Người bệnh phải nằm viện trong thời gian dài, nhất là với bệnh nhân phải đặt máy thở.
- Người mắc các bệnh mãn tính: bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen suyễn, bệnh tiểu đường,…
- Người có hệ miễn dịch suy yếu: nhiễm HIV, người vừa trải qua hóa trị, người bệnh mới ghép tạng.
Người nghiện rượu bia, nghiện hút thuốc
>>> Xem thêm: Viêm phổi ở trẻ
Tại sao viêm phổi có thể gây nguy hiểm đến tính mạng?
Viêm phổi thường bắt đầu từ những triệu chứng nhẹ, khi đó nhiễm trùng tại phổi không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, với nhóm người được nhắc đến ở trên, họ là những người có hệ thống miễn dịch yếu (hoặc đang suy yếu). Vì thế, bệnh sẽ dễ tiến triển nhanh và nhiễm trùng nặng hơn.
Với người mắc các bệnh mãn tính, viêm phổi có thể làm cho bệnh chuyển biến nặng hơn. Đặc biệt là với bệnh nhân mắc bệnh tim, phổi. Điều này khiến cho sức đề kháng của cơ thể suy giảm nhanh chóng, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn cơ hội tấn công.
Khi đó, nếu viêm phổi không được phát hiện và điều trị đúng, nó có thể trở thành bệnh mạn tính, kéo theo các biến chứng nguy hiểm như áp xe phổi, ung thư phổi,… và gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh.
Sau đây là các loại viêm phổi có nguy cơ cao ảnh hưởng đến tính mạng:
Viêm phổi do virus
Viêm phổi do virus ban đầu thường nhẹ, với các triệu chứng xuất hiện từ từ. Nhưng đôi khi nó có thể phát triển phức tạp hơn, đặc biệt là khi không được điều trị và nhiễm thêm vi khuẩn gây bệnh khác.
Viêm phổi do vi khuẩn
Vi khuẩn (nhiều nhất là viêm phổi do phế cầu khuẩn) thường gây bệnh nặng hơn. Chúng có thể xâm nhập phổi, phát triển từ từ hoặc đột ngột, làm xuất hiện tổn thương ở các thùy phổi (viêm phổi thùy). Khi nhiều thùy phổi bị ảnh hưởng, bệnh trở nên nặng hơn và người bệnh cần nhập viện để theo dõi, điều trị. Lúc đó, biến chứng nhiễm khuẩn huyết sẽ có thể xảy ra.
Bên cạnh đó, viêm phổi do vi khuẩn cũng dễ mắc phải trong bệnh viện hoặc tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Những trường hợp này nghiêm trọng hơn do tỷ lệ vi khuẩn kháng kháng sinh ngày càng cao.
>>> Xem thêm: Viêm phổi nguy hiểm như nào?
Viêm phổi do nấm
Nếu viêm phổi do nhiễm nấm, nhiễm trùng phổi cũng phát triển nặng ở người có hệ miễn dịch yếu.
Ngăn ngừa viêm phổi bằng cách nào?
Bạn có thể tự phòng tránh việc lây nhiễm viêm phổi, tránh để bệnh đe dọa đến tính mạng bằng các cách sau:
Theo dõi sức khỏe
Bất cứ bệnh nào cũng có những biểu hiện ban đầu. Do đó, việc thường xuyên theo dõi sức khỏe của chính mình sẽ giúp bạn biết được mình có đang mắc phải căn bệnh này hay không. Hãy lưu ý những triệu chứng dưới đây:
- Nhiệt độ cơ thể bất thường: sốt cao hoặc có cơn ớn lạnh.
- Khó thở; thở nông và gấp hơn bình thường.
- Ho khan hoặc ho có đờm (đờm có màu lạ, mùi hôi khó chịu).
- Đau tức ngực khi ho hoặc thở.
- Thường xuyên mệt mỏi, môi khô, các đầu chi tím tái (do thiếu oxy).
Nếu có những biểu hiện này, hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế để được khám, làm các xét nghiệm chẩn đoán bệnh sớm nhất.
Tiêm vaccine phòng bệnh
Tiêm vaccine là biện pháp tốt nhất giúp ngăn ngừa nhiễm trùng phổi do virus, vi khuẩn. Cách phòng bệnh này phù hợp với cả trẻ nhỏ và người trưởng thành. Vaccine sẽ giúp ngăn ngừa phế cầu khuẩn, virus cúm, virus hợp bào hô hấp, phòng bệnh sởi, ho gà, uốn ván…
Thực hành vệ sinh tốt
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn, sau khi làm vệ sinh cá nhân cũng là cách để vi khuẩn gây bệnh không có cơ hội tấn công. Hạn chế tiếp xúc với môi trường có nhiều mầm bệnh cũng giúp bạn tránh được căn bệnh này.
Duy trì lối sống lành mạnh
Tránh hút thuốc, uống rượu bia; đồng thời tập luyện thể lực thường xuyên sẽ giúp cho sức khỏe của bạn được tăng cường. Cùng với đó, một chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng sẽ bổ sung thêm các chất cần thiết cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.
Bên cạnh đó, với người đã mắc bệnh thì việc sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bảo Phế Vương - sản phẩm hỗ trợ bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc từ thảo dược cũng giúp hỗ trợ điều trị các triệu chứng, đồng thời giúp ngăn ngừa bệnh tái phát. Với thành phần gồm: Fibrolysin, chiết xuất Nhũ hương, cao xạ đen, cao bán liên liên, cao tạo giác, cao xạ can,... giúp làm giảm các nguy cơ mắc bệnh mãn tính, hạn chế tối đa việc xuất hiện biến chứng nguy hiểm về phổi.
Để biết Fibrolysin trong sản phẩm Bảo Phế Vương có tác dụng gì, mời các bạn cùng xem giải đáp của PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh trong video dưới đây:
Mọi thắc mắc liên quan tới viêm phổi, viêm phế quản và các bệnh lý hô hấp khác, bạn có thể liên hệ tới hotline (ZALO/ VIBER): 0916751651 - 0916767653 để được hỗ trợ tốt nhất!
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.