Ho có đờm kéo dài, dai dẳng là hiện tượng ho kèm theo đờm trắng, vàng, đục, tiềm ẩn nhiều căn bệnh nguy hiểm. Tình trạng này kéo dài khiến người bệnh khó khăn trong việc tống các dịch tiết, bụi bẩn, xác vi khuẩn có hại… thậm chí làm đường thở bị bít tắc, giảm khả năng trao đổi khí của cơ thể. Vậy ho có đờm kéo dài dai dẳng là triệu chứng của bệnh gì và làm thế nào để cải thiện?

Tìm hiểu về tình trạng ho có đờm kéo dài 

Ho được xem là phản xạ tự nhiên giúp loại bỏ các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào bên trong cơ thể từ môi trường bên ngoài. Khi ho, các vi khuẩn, virus sẽ được “tống” khỏi phế quản, phế nang, vòm họng, giảm kích ứng đường thở, mang lại cảm giác dễ chịu và thoải mái cho người bệnh.

Đờm, hay đàm là một chất tiết của đường hô hấp được tạo nên bởi chất nhầy, bạch cầu mủ, hồng cầu, các vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể. Đờm có thể được đào thải ra ngoài bằng hoạt động khạc nhổ, giúp đường thở thông thoáng hơn.

Ho có đờm kéo dài, dai dẳng là tình trạng người bệnh ho liên tục, không dứt trên 2 tuần. Khi cơ thể mệt mỏi, sức đề kháng kém kết hợp với các tác nhân gây bệnh bên ngoài, sẽ khiến cho ho kéo dài ngày càng tồi tệ hơn.

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ho có đờm kéo dài, dai dẳng. Tuy nhiên nguyên nhân cốt lõi là do sự tái cấu trúc của niêm mạc đường thở, khiến cho các tế bào tăng sinh, dày lên, xơ hóa, kém đàn hồi, dễ bị kích thích bởi các tác nhân có hại gây viêm, gây tăng tiết chất nhầy, đờm dãi đọng lại trong phế nang, kích thích niêm mạc và dẫn đến triệu chứng ho có đờm. Nếu không giải quyết tận gốc căn nguyên này thì tình trạng ho có đờm sẽ bị tái phát nhiều lần, niêm mạc đường thở tái cấu trúc liên tục dẫn tới sức đề kháng kém và cơ thể thường xuyên mắc bệnh.

Để biết thêm thông tin về tình trạng ho đờm kéo dài, mời các bạn cùng xem thêm chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh trong video dưới đây:

Ho có đờm kéo dài, dai dẳng ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh như thế nào?

Ho là phản ứng tự bảo vệ của cơ thể, giúp đẩy tất cả các tác nhân kích thích ra khỏi đường thở. Tuy nhiên, ho kéo dài, cường độ mạnh có thể gây ra ảnh hưởng xấu cho cơ thể:

Về toàn thân: Ho gây mất ngủ, mệt mỏi, biếng ăn, suy sụp tinh thần,… 

Đối với tai mũi họng: Ho gây kích thích, tổn thương thanh quản làm đổi giọng, co thắt thanh quản,… 

Đối với phổi: Ho gây vỡ phế nang, tràn khí trung thất, tràn khí màng phổi,…

Tim mạch: Ở những người có tiền sử về các bệnh lý tim mạch, ho có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng tăng huyết áp, vỡ mạch máu kết mạc mắt, niêm mạc mũi. 

Tiêu hóa: Ho gây tăng nhu động ruột, làm kích ứng dạ dày gây nôn ói,… 

Thần kinh: Ho nhiều có thể gây chóng mặt, ngất. Ngoài ra, ho còn có thể dẫn đến sinh non, sa bộ phận sinh dục, són tiểu. 

>>> Xem thêm: Đừng bao giờ chủ quan với bệnh viêm phế quản co thắt ở trẻ nhỏ

Ho có đờm kéo dài, dai dẳng là biểu hiện của bệnh gì?

Ho có đờm kéo dài là biểu hiện của nhiều căn bệnh khác nhau, dưới đây là một số bệnh thường gặp:

Ho do dị ứng thời tiết 

Ho do dị ứng thời tiết là tình trạng ho khi thay đổi thời tiết,thường xảy ra vào thời điểm giao mùa, trời chuyển lạnh. Khi đó, vùng họng rất nhạy cảm và dễ bị kích ứng, có thể ho có đờm hoặc ho khan, gây ngứa, rát cổ họng.

Đây là căn bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng rất phiền toái đối với người mắc, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng ngày.

Ho do viêm họng cấp

Viêm họng cấp khiến người bệnh bị đau ngứa rát cổ họng, khi nuốt cảm thấy vướng víu, khó chịu kèm theo là những cơn ho có đờm hoặc ho khan kéo dài.

Ho do viêm thanh quản

Viêm thanh quản xảy ra khi cơ thể bị nhiễm khuẩn, thường biểu hiện ho khan, khàn tiếng, đôi khi là ho có đờm. Trường hợp bị bệnh bạch hầu thanh quản, tiếng ho sẽ nghe ông ổng, có mủ trắng ở họng gây khó thở, lâu ngày gây trụy hô hấp và tử vong.

Ho do trào ngược dạ dày – thực quản

Xảy ra khi axit dạ dày trào ngược lên thực quản, các kích thích liên tục dẫn đến ho mạn tính. Ho càng nặng thì bệnh trào ngược dạ dày càng nghiêm trọng hơn.

Ho do bệnh phổi mạn tính

Khi mắc bệnh phổi mạn tính người bệnh thường ho kéo dài nhiều ngày, mỗi đợt từ vài phút đến vài giờ, xuất hiện nhiều vào ban đêm. Bệnh này chủ yếu xảy ra ở những người đang hút thuốc hoặc đã từng hút thuốc. Hậu quả trực tiếp của việc tiếp xúc lâu dài với khói thuốc lá là sự tái cấu trúc niêm mạc phế quản, phổi (đường thở), niêm mạc dày lên, không còn mềm mại, đàn hồi như trước, dẫn đến sự trao đổi khí bị suy giảm trầm trọng (hít vào và thở ra đều khó khăn), do đó khí đọng nhiều tại phế nang, kích thích gây ho kéo dài, khó thở, người rất mệt mỏi. Bệnh nhân thường ho khạc đờm màu trắng, xanh hoặc vàng xuất hiện sau nhiều đợt ho.

Ngoài triệu chứng ho kéo dài dai dẳng, người mắc bệnh phổi mạn tính thường có những dấu hiệu khác như: 

Sốt: Khi bị viêm phổi mạn tính người bệnh thường sốt nhẹ nên rất khó phân biệt với các bệnh nhiễm khuẩn thông thường. Sốt cao chỉ xuất hiện khi diễn biến bệnh đã trở nên nặng, vì vậy cần lưu ý để tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như: Tím tái, suy hô hấp, co giật...

Khó thở, mệt mỏi: Triệu chứng khó thở mệt mỏi thường gặp ở người mắc bệnh viêm phổi mạn tính, nhất là khi đi bộ, leo cầu thang, mang vác đồ đạc. Bình thường sự trao đổi khí trong cơ thể diễn ra nhịp nhàng thông qua sự hoạt động của phổi, phế quản. Nhưng khi có phản ứng viêm, niêm mạc đường thở dễ bị tái cấu trúc, tăng sinh, phì đại và dày lên mạn tính, làm giảm độ giãn nở của phế nang, dẫn đến lượng khí hít vào bị thiếu, khiến cơ thể mệt mỏi.

Đau tức ngực: Khi ho, các cơ hô hấp co rút lại khiến cho bệnh nhân đau tức ngực, thường kèm theo khó thở. Các cơn đau sẽ dữ dội hơn khi viêm phổi lan rộng, ảnh hưởng đến mọi hoạt động sống của người bệnh.

Nhức đầu, sụt cân bất thường: Sốt, ho kéo dài khiến người bệnh mệt mỏi, cân nặng vì thế mà sụt giảm, sức khỏe bị suy giảm nhanh chóng.

Một trong những trường hợp điển hình từng bị ho đờm kéo dài do bệnh viêm phổi mạn tính, đó làông Vũ Đình Ngẫm (Sinh năm 1957, SĐT 0366619372, thôn Quang Tiền, xã Bình Minh, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương). Từng là một người nghiện thuốc lá nặng trong vòng 35 năm. Cách đây gần 4 năm, tháng 5/2016 ông Ngẫm mắc bệnh phổi mạn tính giai đoạn 4. Sau trận sốt cao, người mệt, không nhấc chân lên được, ông được người nhà đưa đi khám và bác sĩ đã giới thiệu ông ra bệnh viện Lao phổi Hải Dương. 

Sau 15 ngày điều trị, bệnh của ông Ngẫm thuyên giảm một phần, ho đỡ hơn nhưng người mệt. 6 tháng sau bệnh của ông tái phát. Ho nặng hơn, người mệt hơn.

“Tôi ho suốt ngày suốt đêm, đi 5 mét đã mệt, phải ngồi xuống để nghỉ. Khi đi lên cầu thang tới tầng 2 là tôi thấy dốc sức, thở gấp, thở không khác gì là vận động viên chạy việt dã tới đích, ngồi tại chỗ thở, người ta thở thế nào thì tôi thở như thế”. Ông Ngẫm chia sẻ thêm.

Theo những gì ông và gia đình kể lại, ông bị bệnh rất nặng. Ho không ngủ được, ho suốt cả ngày cả đêm, khi mệt quá chợp mắt được một lúc thì gần sáng ông lại phải chịu một cơn ho thắt ruột thắt gan nửa khoảng gần nửa tiếng. “Tôi ho khổ lắm, đã ho còn mệt, hết cơn ho là cơn thở rút. Thậm chí đi tắm cũng không thể tự kỳ được người, không vệ sinh được, không hết ho, như “con gà hen” không thoát được đờm khỏi cổ”.

Gần đây ông ho ra cả đờm xanh, đặc quánh: “Lúc đó tôi nghĩ, nguy hiểm rồi vì đờm như có mủ xanh, không ăn uống được gì, tôi sút cân từng ngày, người chỉ còn da bọc xương. Tôi gọi các con lại bảo, khả năng bố không sống được, mua cho bố bộ quần áo để khi chết bố được mặc áo mới”. Ông Ngẫm kể lại với giọng ngậm ngùi.

>>> Xem thêm: Viêm phổi khác gì so với viêm phế quản?

Làm sao để cải thiện tình trạng ho có đờm kéo dài

Để cải thiện tình trạng ho có đờm kéo dài, việc tìm ra nguyên nhân gây bệnh là điều cần thiết. Bên cạnh đó, còn có một số cách giúp đẩy lùi tình trạng này như:

Tập luyện thể thao đều đặn

Trước tiên để có một hệ miễn dịch khỏe mạnh, bạn nên tập luyện thường xuyên. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc rèn luyện thể dục thể thao sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp gây ho đờm kéo dài.

Chế độ ăn uống khoa học

Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học: Bổ sung nhiều rau tươi, trái cây, giàu protein, ít chất béo, uống đủ 1,5 – 2 lít nước/ ngày. Điều này vừa giúp tăng cường sức đề kháng, vừa làm loãng đờm giúp cải thiện hiệu quả tình trạng ho.

Hạn chế hút thuốc lá

Để loại bỏ nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp gây ho đờm kéo dài nói chung, bạn nên giảm dần số lần hút thuốc của mình, dùng nước súc miệng cai thuốc, dành thời gian cho việc nhà để quen dần thói quen xấu này. Hãy tự tìm ra cho bản thân một cách phù hợp, để chấm dứt nguy cơ gây bệnh phổi. Hạn chế hút thuốc lá cũng là biện pháp làm giảm yếu tố nguy cơ kích thích đường thở, gây viêm, gây tái cấu trúc, xơ hóa đường thở, do đó ngừa được các bệnh viêm đường hô hấp.

Nhẹ nhàng gõ vào ngực của bạn

Nằm với tư thế đầu thấp hơn ngực và nhẹ nhàng gõ vào ngực sẽ giúp “nới lỏng” chất nhầy dễ ho hơn.

Nghỉ ngơi nhiều

Khi mắc các bệnh viêm đường hô hấp, bạn thường mệt mỏi, chán ăn, cơ thể uể oải. Vì thế, càng nghỉ ngơi nhiều, bạn càng nhanh khỏe.

Quay trở lại với câu chuyện của ông Vũ Đình Ngẫm, sau nhiều lần phải nhập viện vì bệnh phổi mạn tính tái phát, ông Ngẫm xác định, điều trị được đến đâu biết đến đó. Nhưng thật may mắn thay trong một lần ông đi khám tại bệnh viện Lao phổi Hải Dương, một người thấy ông ho từng tràng dài, hơi thở nặng nề, người gầy yếu nên đã mách ông dùng thử Bảo Phế Vương

“Trong một lần đi lấy thuốc ở bệnh viện có anh bạn mách rằng Bảo Phế Vương dùng tốt lắm nên tôi về nhà, tìm hiểu thông tin trên mạng và thấy rất nhiều người dùng sản phẩm này hiệu quả. Đặc biệt, Bảo Phế Vương còn được nhiều chuyên gia đầu ngành khuyên dùng, như chuyên gia Nguyễn Thị Ngọc Dinh, nên tôi rất tin tưởng” - ông Ngẫm nói.

Sau đó, ông điện ngay lên công ty và đặt mua 1 liệu trình Bảo Phế Vương. Ông dùng Bảo Phế Vương theo chỉ dẫn: Sáng 2 viên, chiều 2 viên, trước ăn 30 phút hoặc sau ăn một giờ, đồng thời bỏ hết thuốc tây và thuốc xịt vì dùng nhiều mệt mà ho không giảm. “Tôi dùng sản phẩm sang đến ngày thứ năm thì cổ thông thoáng, không có đờm. Trước ho 10 phần thì nay chỉ còn 3 phần. Dùng Bảo Phế Vương, người tôi không thấy mệt, ăn ngủ khỏe, nói không hụt hơi, cân nặng cũng tăng dần, mặt mũi nhìn đầy đặn hơn” - ông Ngẫm kể chuyện với giọng rành mạch, không có biểu hiện gì của người mắc bệnh phổi mạn tính nặng.

>>>Xem thêm: Các phương pháp điều trị viêm phổi tại nhà hiệu quả

Tại sao Bảo Phế Vương lại giúp hỗ trợ điều trị ho có đờm kéo dài hiệu quả đến vậy?

Không chỉ có ông Ngẫm mà rất nhiều người ho khan, ho có đờm kéo dài khác đã sử dụng sản phẩm Bảo Phế Vương và nhận thấy hiệu quả tích cực. Vậy tại sao Bảo Phế Vương lại mang đến công dụng hỗ trợ điều trị khó thở, ho khan, ho có đờm do viêm phổi, viêm phế quản lại tốt như vậy?

Bảo Phế Vương là thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần chứa Fibrolysin và nhiều thảo dược, giúp hỗ trợ thanh phế, giảm viêm, giảm đờm, giảm ho, giảm triệu chứng của các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp. 

Vậy Fibrolysin là gì?

Fibrolysin (Fibro là chất xơ, lysis là tiêu hủy, tức là tiêu hủy các tổ chức xơ hóa, chất đờm nhầy, chống tái cấu trúc phế quản) là hỗn hợp muối kẽm gluconate và methylsulfonylmethane (MSM).

- Kẽm: Yếu tố vi lượng cần thiết được đưa vào dưới dạng muối, có vai trò điều hòa miễn dịch, tăng khả năng chống lại tác nhân gây viêm đường hô hấp, ức chế sự hình thành các tổ chức xơ hóa ở phổi, phế quản.

- MSM (methylsulfonylmethane) chứa lưu huỳnh tự nhiên, có tác dụng hỗ trợ đáp ứng miễn dịch, chống oxy hóa và chống viêm. Từ đó giúp làm giảm tổn thương, giảm quá trình oxy hóa các tế bào tại đường thở.

Vì vậy, Bảo Phế Vương vừa có tác dụng điều triệu chứng vừa có tác động vào nguyên nhân gây ho, giúp cải thiện tình ho đờm đồng thời có tác dụng nâng cao khả năng miễn dịch, ngăn chặn sự tái cấu trúc của phế quản, phế nang do ho đờm gây ra. 

Ngoài ra trong sản phẩm còn có chứa các thành phần thảo dược quý khác như: Nhũ hương, xạ đen, xạ can, bán biên liên, và các yếu tố vi lượng : Selen, iod.

Nhũ hương, xạ can, xạ đen, bán biên liên: là kháng sinh thực vật, giúp giảm viêm, kháng khuẩn, chống lại các vi sinh vật gây bệnh đường hô hấp; hỗ trợ làm giảm ho, giảm khó thở và thanh phế, trừ đờm. 

Đồng thời sản phẩm còn bổ sung thêm các yếu tố vi lượng Selen và Iod giúp tăng cường miễn dịch giúp chống viêm, chống oxy hóa và bảo vệ tế bào.

Chính vì vậy Bảo Phế Vương đã trở thành một sản phẩm được nhiều người và chuyên gia khuyên dùng khi gặp phải các tình trạng như: Ho có đờm, ho khan, khó thở... do bệnh phổi mạn tính gây ra.

Chia sẻ của người sử dụng

Sau nhiều năm có mặt trên thị trường, Bảo Phế Vương đã nhận được rất nhiều sự tín nhiệm của người dùng, dưới đây một trong số đó:

Đó là câu chuyện của cô Lan (50 tuổi), ở phường Thanh Bình, thành phố Hải Dương. Là một công nhân môi trường nên công việc của cô khá bận rộn và vất vả. Đặc biệt, do thường xuyên hít phải khói bụi, cùng các chất độc hại khiến cô gặp phải tình trạng viêm phổi, gây ho kéo dài, dai dẳng, dẫn đến mất ăn mất ngủ, mệt mỏi thường xuyên. Vậy mà chỉ sau một đợt sử dụng sản phẩm thảo dược Bảo Phế Vương, cơn ho không còn đeo bám, cô ngủ trọn giấc hơn, vì thế mà tinh thần trở nên thỏa mái, sức khỏe cũng cải thiện hơn trước. Cùng xem thêm chia sẻ của cô Lan: TẠI ĐÂY

Đánh giá của chuyên gia

Bạn có thể nghe PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh đánh giá về tác dụng của Bảo Phế Vương trong việc hỗ trợ điều trị viêm phổi mạn tính qua video dưới đây:

Bị ho có đờm kéo dài, dùng Bảo Phế Vương hỗ trợ điều trị có hiệu quả không?TS Hoàng Văn Huấn giải đáp:

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn đọc hiểu hơn về tình trạng ho có đờm kéo dài. Bên cạnh các biện pháp đã nêu, hãy kết hợp sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bảo Phế Vương mỗi ngày để nâng cao hiệu quả điều trị, bạn nhé!

Để biết tìm hiểu thêm về các triệu chứng của bệnh viêm phổi mời các bạn xem ngay những chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh qua video dưới đây:

>>> Xem thêm: Hướng dẫn 4 cách trị ho bằng lá hệ hiệu quả tại nhà

Mọi thắc mắc liên quan khó thở, ho khan, ho có đờm, viêm phổi, viêm phế quản, bạn có thể liên hệ tới hotline (ZALO/ VIBER): 0916751651 0916767653 để được hỗ trợ tốt nhất!

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.