Ho là một phản ứng tự bảo vệ của cơ thể chống lại các tác nhân kích thích đường thở giúp tống đờm, khói bụi, phấn hoa,.. ra khỏi đường hô hấp. Nhưng nếu ho kèm theo máu thì báo hiệu bệnh gì? Liệu nó có nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân? Hãy tìm hiểu bài viết dưới đây để giải tỏa những điều mà bạn đang băn khoăn nhé!

Ho ra máu là gì?

Trong các nguyên nhân gây đau cổ họng, ho đờm ra máu, có nguyên nhân lành tính như ho khạc quá mạnh, nhiều lần làm vỡ các mạch máu nhỏ dẫn đến xuất hiện máu trong đờm, nhưng cũng có những nguyên nhân nguy hiểm hơn đó là biểu hiện của của căn bệnh ung thư phổi.

Vì vậy để biết ho ra máu có nguy hiểm không thì việc xác định nguyên nhân là quan trọng nhất.

Các nguyên nhân gây ho ra máu

Có rất nhiều nguyên nhân gây ho ra máu, sau đây là một số trường hợp hay gặp phải:

Bệnh ung thư phế quản phổi: Bệnh ung thư phế quản phổi là căn bệnh rất nguy hiểm nhưng không hiếm gặp hiện nay. Bệnh thường xuất hiện ở những người trên 40 tuổi có tiền sử hút thuốc lá nhiều, cơ thể suy nhược. Ho khạc ra máu là triệu chứng điển hình khi bị bệnh ung thư phổi. Lượng máu ho ra không nhiều kèm theo các cơn ho kéo dài, ngắt quãng. Vì vậy bệnh ung thư phế quản phổi thường diễn biến âm thầm và được phát hiện ở giai đoạn cuối.

Giãn phế quản: Là tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp khi không được điều trị dứt điểm sẽ gây ra xơ hóa, tái cấu trúc đường thở, làm mất đi sự co giãn, đàn hồi của phế quản. Khi đó đờm, chất nhày không được tống ra ngoài làm phổi, phế quản vô tình trở thành nơi để vi khuẩn sinh trưởng và phát triển, dẫn đến viêm nhiễm nặng hơn. Lúc này đường thở rất nhạy cảm với các tác nhân kích thích gây ho, khiến tình trạng giãn phế quản ngày càng xấu đi, đây chính là chu kỳ vòng tròn luẩn quẩn của tình trạng viêm phế quản. Khi phế quản bị tổn thương gây nên những bất thường về mạch máu khiến người bệnh ho ra máu.

Ngoài ra người bệnh thường có biểu hiện sốt, sụt cân, hụt hơi, đau ngực… Nếu nhiễm trùng nặng có thể gây ra tình trạng hoại tử phế quản,  lúc này cần rất có thể sẽ phải cắt phế quản ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm.

Lao phổi: Lao phổi thường có triệu chứng sốt về chiều và đêm kèm theo đổ mồ hôi, chán ăn, cơ thể mệt mỏi, giảm cân, và đặc biệt là ho khạc đờm ra máu. Khi bị lao phổi các vi khuẩn lao sẽ tấn công hệ hô hấp gây tình trạng viêm nhiễm, gây tổn thương hệ hấp làm cho máu tràn hai bên khoang phổi và thoát ra khi ho - đây chính  là hiện tượng ho ra máu ở những bệnh nhân bị lao phổi. Tình trạng này thường diễn ra trên 2 tuần, các chất đờm này là nơi cư trú của nhiều vi khuẩn và trở thành nguồn lây bệnh cho cộng đồng. Vì vậy cần có những biện pháp để phòng và điều trị lao phổi.

Bệnh lý nhiễm trùng hô hấp: Khi bị nhiễm trùng hô hấp, người bệnh thường có triệu chứng sốt, ho ra đờm mủ hoặc ho ra máu, hít sâu đau ngực khi ho. Các bệnh viêm phế quản cấp, viêm phổi hoại tử, áp xe phổi, nấm phổi, u nấm phổi có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng ho ra máu. Khi hệ hô hấp bị nhiễm trùng sẽ làm máu không lưu thông gây ứ tắc tại vùng bị viêm nhiễm và sẽ thoát ra ngoài khi gắng ho.

Ngoài ra có bệnh nhân có thể mắc một số bệnh khác như: Tắc mạch phổi (bệnh nhân đau ngực, khó thở, ho máu), dị dạng mạch phổi (bệnh nhân tiền sử ho máu tái phát nhiều lần), dị vật đường hô hấp dưới (bệnh nhân có thể ho khạc đờm từng đợt).

>>> Xem thêm: Những điều cần biết về bệnh viêm phổi. Tìm hiểu ngay!

Triệu chứng ho ra máu

Bệnh nhân ho ra máu lúc đầu màu đỏ tươi, có bọt lẫn đờm, sau đó chuyển dần sang sẫm màu.

Khám lâm sàng thấy có các triệu chứng liên quan đến bệnh lý phổi, phế quản (sốt, khó thở, đau ngực, ran, nổ, ran ẩm…). 

Khi ho ra máu nặng và rất nặng sẽ làm ảnh hưởng đến toàn bộ huyết động của cơ thể như: Truỵ mạch, bệnh nhân da xanh, niêm mạc nhợt, mạch nhanh, hạ huyết áp, suy hô hấp cấp.

Cần phân biệt giữa ho ra máu do bệnh lý ở phổi với các bệnh ở tai mũi họng, răng hàm mặt, tiêu hóa.

Những thói quen sinh hoạt giúp bạn hạn chế diễn tiến ho ra máu

Bạn sẽ có thể kiểm soát được tình trạng ho ra máu nếu áp dụng các biện pháp sau:

- Bỏ hút thuốc.

- Tránh các chất kích thích và chất gây dị ứng làm cho bạn bị ho.

- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh.

- Điều trị nguyên nhân gây ra ho máu.

Ho ra máu nên ăn gì?

- Bạn nên ăn lỏng (soup, sữa) hoặc nửa lỏng (cháo, mì, miến…).

- Bạn nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung vitamin bị thiếu.

- Không ăn thức ăn khó tiêu, đồ uống có cồn hoặc chất kích thích.

Để phòng và điều trị các bệnh gây ho ra máu cần thực hiện các nguyên tắc sau:

- Cải thiện triệu chứng bằng cách giảm ho (đặc biệt là với cơn ho ra máu), giảm đờm, giúp thanh phế và phục hồi chức năng hô hấp.

- Ngăn ngừa viêm phế quản và triệu chứng ho tái phát; ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra do viêm nhiễm  kéo dài lâu ngày.

- Tăng cường miễn dịch, tăng cường chức năng đường hô hấp, giảm kích thích màng tế bào, chống lại quá trình tái cấu trúc, xơ hóa, giúp bảo vệ niêm mạc đường thở khỏi sự kích ứng từ các tác nhân gây hại.

>>> Xem thêm: Làm gì để cải thiện và phòng ngừa chứng ho mạn tính?

Hỗ trợ điều trị tình trạng ho ra máu bằng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bảo Phế Vương

Để đáp ứng được tất cả các tiêu chí trên mà vẫn đảm bảo an toàn cho sức khỏe, các nhà khoa học đã dày công nghiên cứu ra sản phẩm bảo vệ sức khỏe chính là Bảo Phế Vương, với các thành phần từ thảo dược quý như Xạ đen, xạ can, tạo giác, rẻ quạt… và đặc biệt là thành phần chính Fibrolysin giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh viêm phế quản. Trong đó, Fibrolysin (Fibro là chất xơ, lysis là tiêu hủy, tức là tiêu hủy các tổ chức xơ hóa, chất đờm nhầy, chống tái cấu trúc phế quản) là hỗn hợp muối kẽm gluconate và methylsulfonylmethane (MSM).

- Kẽm: Yếu tố vi lượng cần thiết được đưa vào dưới dạng muối, có vai trò điều hòa miễn dịch, tăng khả năng chống lại tác nhân gây viêm đường hô hấp, ức chế sự hình thành các tổ chức xơ hóa ở phổi, phế quản.

- MSM (methylsulfonylmethane) chứa lưu huỳnh tự nhiên, có tác dụng hỗ trợ đáp ứng miễn dịch, chống oxy hóa và chống viêm. Từ đó giúp làm giảm tổn thương, giảm quá trình oxy hóa các tế bào tại đường thở.

Bên cạnh đó, sản phẩm còn chứa nhiều thảo dược quý như nhũ hương, bán biên liên, xạ can, xạ đen, tạo giác và kết hợp với các yếu tố vi lượng, giúp hỗ trợ cải thiện, làm giảm triệu chứng của bệnh viêm nhiễm đường hô hấp. Đồng thời giúp ức chế các vi khuẩn gây viêm, làm giảm nhiễm trùng tại phổi và phế quản. Nhờ công thức này, Bảo Phế Vương là sản phẩm có sự khác biệt hẳn so với những sản phẩm đã có mặt trên thị trường. Với công dụng tác động cả vào nguyên nhân, giúp cải thiện triệu chứng bệnh và tăng cường sức đề kháng cho hệ hô hấp, phòng ngừa bệnh tái phát cũng như tránh được các biến chứng của các bệnh gây ho ra máu .

Nếu bạn không muốn gặp phải biến chứng của các bệnh gây ra tình trạng ho ra máu hãy sử dụng sản phẩm Bảo Phế Vương bạn nhé.

Để biết thêm thông tin về tác dụng của Bảo Phế Vương đối với các bệnh viêm đường hô hấp, mời các bạn cùng xem thêm chia sẻ của PGS.TS Trần Thanh Tú trong video dưới đây:

Xem thêm thông tin về sản phẩm Bảo Phế Vương TẠI ĐÂY.

Mọi thắc mắc liên quan tới các bệnh lý đường hô hấp, bạn có thể liên hệ tới hotline (ZALO/ VIBER): 0916751651 - 0916767653 để được hỗ trợ tốt nhất!

Sản phẩm không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh