Triệu chứng ho khan rất phổ biến và có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào. Tình trạng này có thể khiến người bệnh cảm thấy khó thở, đau ngực, khàn tiếng, tức ngực, khó ngủ,... Vậy nguyên nhân nào gây ra triệu chứng ho khan? Điều trị như thế nào? Mời bạn cùng tìm hiểu thông tin bài viết dưới đây.
Triệu chứng ho khan là gì?
Ho khan là loại ho không tạo ra đờm dãi hoặc chất nhầy. Điều kiện thời tiết, khí hậu cho đến dị ứng có thể gây ra ho khan. Trong một số trường hợp, triệu chứng ho khan không có nguyên nhân rõ ràng. Mặc dù bất kể nguyên nhân là gì, ho khan sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Đặc biệt, ho khan có thể tồi tệ hơn vào ban đêm.
Những dấu hiệu kèm theo triệu chứng ho khan
Khi ho khan, cơ thể của người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng kèm theo khác như ho từng cơn, kéo dài và không kiểm soát được. Ngoài ra người bệnh có thể gặp các triệu chứng, dấu hiệu kèm theo như:
-
Luôn có cảm giác có khối u ở phía trong cổ họng.
-
Bị ho khan nhưng không sốt.
-
Ngứa cổ ho khan dữ dội.
-
Khàn tiếng nhẹ, đôi khi khó nuốt.
-
Nhiều lúc thở khò khè và khó thở.
-
Đau nhói, đau thắt ở ngực.
-
Khó ngủ vì ho nhiều về đêm.
-
Xuất hiện tiếng huýt sáo khi thở ra.
Đau ngực, khô họng, viêm họng, sổ mũi,... là những dấu hiệu kèm theo triệu chứng ho khan.
Nguyên nhân gây nên triệu chứng ho khan là gì?
Cách tốt nhất để người bệnh có phương pháp điều trị triệu chứng ho khan phù hợp là xác định được nguyên nhân gây bệnh.
Nguyên nhân phổ biến gây triệu chứng ho khan
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra triệu chứng ho khan. Trong đó, nguyên nhân phổ biến gây triệu chứng ho khan có thể là:
-
Chất kích ứng từ môi trường: Nhiều tác nhân trong môi trường có thể gây kích ứng đường hô hấp của bạn, bao gồm khói, ô nhiễm, bụi, phấn hoa,... Các hạt hóa học (như sulfur dioxide hoặc nitric oxide) cũng có thể gây ra kích ứng. Ngay cả không khí dù sạch nhưng quá khô hoặc quá lạnh cũng có thể gây ho khan ngứa cổ cho một số trường hợp.
-
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Là một loại trào ngược axit trong dạ dày lên thực quản. Lúc này axit trong dạ dày gây kích thích thực quản và kích hoạt phản xạ ho của người bệnh.
-
Chảy dịch sau mũi: Khi bị cảm lạnh hoặc dị ứng theo mùa, các màng trong mũi của người bệnh sẽ phản ứng bằng cách tiết ra nhiều chất nhờn so với bình thường. Không giống như chất nhầy bình thường, chất nhầy do bệnh chảy dịch sau mũi có dạng nước nên dễ dàng chảy xuống phía sau mũi của người bệnh. Chảy dịch sau mũi có thể làm nhột các dây thần kinh ở phía sau cổ họng của người bệnh gây ra ho.
Chảy dịch sau mũi là nguyên nhân phổ biến gây nên triệu chứng ho khan.
Nguyên nhân cốt lõi gây ra triệu chứng ho khan
Nguyên nhân cốt lõi gây ra triệu chứng ho khan là do xơ hóa và tái cấu trúc đường thở. Theo thời gian, các tổn thương này không thể phục hồi như lúc ban đầu và khiến khả năng thông khí phổi suy giảm, tăng kích ứng đường thở. Bên cạnh các bệnh đường hô hấp, vi khuẩn, virus, khói bụi, tiếp xúc lâu ngày với hóa chất độc hại,...(nguyên nhân phổ biến của ho khan) thì xơ hóa và tái cấu trúc đường thở là nguyên nhân “đáng gờm” hơn cả. Vì hiện nay, các thuốc điều trị ho khan chỉ tập trung vào vấn đề giảm viêm, kháng khuẩn mà chưa tác động được vào nguyên nhân sâu xa gây bệnh, đó là tái cấu trúc, xơ hóa đường thở.
Các yếu tố nguy cơ khác gây nên chứng ho khan
Ngoài các nguyên nhân chính kể trên, triệu chứng ho khan có thể là dấu hiệu liên quan đến một số bệnh lý, cụ thể:
-
Bệnh hen suyễn: Hen suyễn là tình trạng đường thở của người bệnh sưng lên và hẹp dần đi. Ho là triệu chứng thường thấy của bệnh hen suyễn.
-
Bệnh ho gà: Ho gà là một loại bệnh rất dễ lây lan và gây ra ho khan dữ dội. Ho gà có thể dễ bị nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường trong giai đoạn đầu. Nhưng “đặc điểm nhận dạng” dễ biết nhất của ho gà là gây ra những cơn ho không kiểm soát được.
Ho gà là một trong những nguyên nhân gây nên triệu chứng ho khan.
Những xét nghiệm cần làm để chẩn đoán triệu chứng ho khan
Để chẩn đoán nguyên nhân ho khan, bác sĩ thường sẽ hỏi về các triệu chứng và tiền sử bệnh tật của người mắc. Sau đó, bác sĩ sẽ thực hiện khám sức khỏe.
Bác sĩ cũng có thể chỉ định một số xét nghiệm để chẩn đoán triệu chứng ho khan chính xác hơn. Các xét nghiệm có thể bao gồm:
-
Các xét nghiệm hình ảnh: Chụp X-quang hoặc CT sẽ tạo ra hình ảnh bên trong ngực, giúp bác sĩ kiểm tra các vấn đề bất thường của phổi.
-
Phép đo xoắn ốc: Phương pháp này giúp kiểm tra hoạt động của phổi và chẩn đoán các tình trạng hen suyễn hoặc xơ phổi tự phát (IPF).
-
Nội soi: Giúp kiểm tra, hỗ trợ chẩn đoán và phát hiện ra nguyên nhân của các vấn đề hô hấp.
Các cách điều trị triệu chứng ho khan tại nhà
Những cơn ho khan sẽ khỏi khi bạn loại bỏ được nguyên nhân cơ bản. Các biện pháp điều trị tại nhà bên dưới có thể giúp bạn giảm thiểu tối đa các triệu chứng:
-
Uống thật nhiều nước hoặc ăn trái cây để giữ nước cho cơ thể. Khi bị ho khan bạn hãy thử uống trà nóng hoặc nước với mật ong và chanh để làm dịu đường thở bị kích thích.
-
Uống thuốc ho hoặc kẹo ngậm ho giúp thúc đẩy cơ thể sản xuất nước bọt để làm dịu cổ họng. Tuy nhiên bạn không được cho trẻ dưới 4 tuổi uống thuốc ho hoặc kẹo cứng vì chúng có thể làm trẻ bị nghẹn.
-
Ngậm mật ong vào mỗi sáng: Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng mật ong giúp ngăn chặn cơn ho tốt hơn là sử dụng các loại thuốc ho không kê đơn. Bạn tuyệt đối không cho trẻ dưới 1 tuổi uống mật ong vì có thể gây ngộ độc Botulism.
-
Tránh hít phải khói thuốc lá hoặc không hút thuốc. Bởi vì thuốc lá là một trong những nguyên nhân có thể khiến các triệu chứng ho trở nên tồi tệ hơn. Bạn cần tránh ở gần những người đang hút thuốc. Nếu bạn là người hút thuốc, hãy cố gắng bỏ thuốc lá.
Không nên hút thuốc lá trong thời gian điều trị ho khan.
Đối với các triệu chứng ho khan, thuốc ho không kê đơn thường không hiệu quả vì đa số các cơn ho khan trong thời gian ngắn là do nhiễm virus đường hô hấp trên. Vì vậy, thuốc kháng sinh cũng không có tác dụng vì không diệt được virus và có thể gây hại trong những trường hợp này.
Bảo Phế Vương - Giải pháp hỗ trợ điều trị ho khan
Bảo Phế Vương tác động được vào nguyên nhân cốt lõi gây ho khan nhiều của bệnh viêm phế quản, viêm phổi,... đó là tái cấu trúc niêm mạc đường thở nhờ thành phần từ hoạt chất Fibrolysin và các dược liệu quý như nhũ hương, cao bán biên liên, cao tạo giác, cao xạ can, cao xạ đen,... Trong đó, Fibrolysin là hỗn hợp từ muối kẽm gluconate và methylsulfonylmethane (MSM).
Đã có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới chứng minh methylsulfonylmethane có tác dụng chống viêm, ngừa tổn thương phổi và đường hô hấp hiệu quả. Có thể kể đến nghiên cứu “Ảnh hưởng của methylsulfonylmethane (MSM) đối với tổn thương phổi” của Trường Đại học Khoa học Y tế Ardabil ở Iran năm 2013. Cụ thể, nghiên cứu này đã chứng minh được: Methylsulfonylmethane là một hợp chất lưu huỳnh tự nhiên có công dụng chống viêm và chống oxy hóa, đặc biệt là giúp giảm tổn thương oxy hóa đường hô hấp. Chính vì vậy, Bảo Phế Vương được xem là giải pháp hoàn hảo trong việc hỗ trợ điều trị ho khan.
Bảo Phế Vương giúp giảm triệu chứng ho khan hiệu quả.
5 cách phòng ngừa triệu chứng ho khan hiệu quả
Để tăng cường sức đề kháng, miễn dịch và phòng chống bệnh hô hấp, bạn có thể áp dụng 5 bí quyết dưới đây:
-
Hạn chế đến những chỗ đông người: Muốn phòng tránh ho khan hiệu quả bạn nên hạn chế đến những chỗ đông người, chẳng hạn như công viên, trung tâm thương mại, bệnh viện,... Bởi ở đó có những mầm bệnh có thể truyền nhiễm cho bạn.
-
Tiêm phòng đầy đủ: Đối với những đối tượng có sức đề kháng yếu như trẻ em, người lớn tuổi thì tiêm chủng là cách an toàn nhất để phòng tránh ho khan. Chủng ngừa giúp ngăn chặn sự lây lan của bệnh ho và giúp bảo vệ bạn khỏi những biến chứng nguy hiểm.
-
Chọn môi trường sống sạch sẽ để sinh hoạt: Các chất bụi bẩn, độc hại chứa rất nhiều vi khuẩn, virus,... có hại và chúng dễ dàng xâm nhập vào cơ thể bạn thông qua đường hô hấp. Điều này khiến phổi và khí quản bị tổn thương nghiêm trọng gây ho khan dai dẳng.
-
Bổ sung đủ dinh dưỡng: Một chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch. Do đó, bên cạnh bữa chính, bạn cần bổ sung nhiều loại rau củ giàu vitamin và chất xơ như: Cà rốt, súp lơ, cà chua, rau xà lách,...
-
Luôn giữ ấm cơ thể: Các chuyên gia khuyên rằng bạn nên giữ ấm đường thở trong mùa đông bằng các biện pháp như mặc ấm, dùng khăn choàng cổ, đeo khẩu trang kín khi ra đường, đội mũ kín tai, ăn và uống đồ ấm nóng,... Đó là cách giúp bạn giảm thiểu nguy cơ ho khan.
Luôn giữ ấm cơ thể để phòng các bệnh liên quan đường hô hấp.
>>> XEM THÊM: Bật mí 5 cách chữa ho khan kéo dài hiệu quả tại nhà.
Khi triệu chứng ho khan kéo dài, bạn cần đến ngay bệnh viện để thăm khám. Có một chế độ sinh hoạt hợp lý, ăn uống khoa học sẽ giúp giảm thiểu tối đa chứng ho khan và nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm khác.
Nếu cần biết thêm thông tin về triệu chứng ho khan hay chi tiết sản phẩm Bảo Phế Vương, bạn hãy gọi ngay đến HOTLINE 0916 751 651 - 0916 767 653.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Tài liệu tham khảo:
https://www.healthline.com/health/dry-cough
https://www.medicalnewstoday.com/articles/324912
https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/21888-dry-cough-and-chest-tightness