Khí phế thũng là một trong những bệnh mạn tính đường hô hấp, xảy ra phổ biến ở người cao tuổi hoặc thường xuyên hút thuốc lá. Bệnh gây suy giảm nghiêm trọng khả năng thông khí và nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Mời bạn đọc cùng cập nhật các thông tin chi tiết về khí phế thũng, giúp phát hiện, điều trị và kiểm soát bệnh hiệu quả.   

Khí phế thũng là gì?

Khí phế thũng là một dạng bệnh của phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Đây là nguyên nhân gây tử vong phổ biến đứng thứ 3 tại Hoa Kỳ. 

khi-phe-thung-la-mot-dang-cua-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-(copd)

Khí phế thũng là một dạng của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)

Ở người mắc khí phế thũng, các mô phổi dần mất tính đàn hồi, khiến phế nang bị tổn thương và giãn nở rộng. Lâu dần, các thành phế nang bị tổn thương và phá vỡ hoặc căng phồng quá mức, tạo những lỗ khí lớn trong phổi. Tình trạng này dẫn tới hậu quả: 

  • Giảm bề mặt tiếp xúc giữa thành phế nang và không khí, dẫn đến giảm trao đổi oxy trong máu và toàn bộ cơ thể. 
  • Giảm thông khí ở phổi và phế nang: Nguyên nhân là do sự thay đổi cấu trúc của phế nang khiến không khí bị ứ đọng, không thể đẩy hết ra ngoài. Từ đó gây khó thở, giảm thông khí phổi và khả năng cung cấp oxy cho cơ thể. 

Bệnh khí phế thũng hầu như không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát tốt, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe. 

Các triệu chứng khí phế thũng thường gặp

Khí phế thũng ở giai đoạn đầu thường không có triệu chứng và rất khó nhận biết. Lâu dần, người bệnh bắt đầu xuất hiện các triệu chứng của khó thở và suy giảm khả năng thông khí với những dấu hiệu đặc trưng: 

  • Thở gấp, thở khó. 
  • Có thể nghe thấy tiếng rít, khò khè khi thở.
  • Ho dai dẳng, ho có đờm đặc. 
  • Cảm giác đau tức ngực. 

Ban đầu, các triệu chứng trên chỉ xuất hiện khi vận động mạnh hoặc thở gắng sức. Tuy nhiên, theo thời gian, các triệu chứng ngày càng tăng nặng và phổ biến. Bệnh có thể tiến triển thành đợt cấp với các dấu hiệu: 

  • Môi, da, móng tay xanh tái. 
  • Khó thở, đau tức ngực và ho có đờm kéo dài dai dẳng, có thể tăng nặng khi hoạt động gắng sức, leo cầu thang,... 
  • Giảm cân, ăn không ngon. 
  • Thường xuyên mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. 
  • Cơ thể mệt mỏi, mất năng lượng, không thể vận động mạnh.
  • Mất ngủ, tinh thần lo lắng, trầm cảm.  

khi-phe-thung-khien-cac-phe-nang-ton-thuong-gay-kho-tho-giam-thong-khi-phoi

Khí phế thũng khiến các phế nang tổn thương, gây khó thở, giảm thông khí phổi

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây khí phế thũng

Bệnh khí phế thũng có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể: 

  • Khói thuốc lá: Các nghiên cứu đã cho thấy, người thường xuyên hít phải khói thuốc lá có nguy cơ mắc khí phế thũng cao gấp 6 lần so với người bình thường. 
  • Thường xuyên tiếp xúc với không khí ô nhiễm, khói bụi, các dị nguyên trong không khí có thể khiến túi khí bị tổn thương dẫn đến khí phế thũng. 
  • Thiếu hụt Alpha - 1 antitrypsin (AAT): Khiến tế bào bạch cầu tấn công các mô trong cơ thể, trong đó có phế nang, từ đó làm cho phế nang bị tổn thương, thay đổi cấu trúc gây khí phế thũng. 

Mặc dù có nhiều tác nhân khác nhau gây khí phế thũng nhưng nguyên nhân cốt lõi là do xơ hóa và tái cấu trúc phổi. Theo thời gian, các tổn thương này không thể hồi phục và làm suy giảm khả năng thông khí phổi, tăng kích ứng đường hô hấp. Tình trạng này kéo dài không chỉ gây khí phế thũng mà còn dẫn đến nhiều bệnh mạn tính khác như: Phổi tắc nghẽn mạn tính - COPD, viêm phổi mạn tính, xơ phổi,... 

Ngoài ra, bạn cũng có thể mắc khí phế thũng nếu có các yếu tố nguy cơ dưới đây: 

  • Người trên 40 tuổi và thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như khói thuốc lá, khí hóa chất độc hại,...
  • Người phải làm việc trong môi trường khói hoặc bụi từ ngũ cốc, bông, gỗ,... 
  • Người sống trong môi trường có không khí ô nhiễm, nhiều bụi mịn. 

>>> XEM THÊM: Bị viêm phổi nặng nhất định không thể bỏ những điều này!

Bệnh khí phế thũng có nguy hiểm không?

Khí phế thũng gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và khả năng lao động của người bệnh. Nếu không được kiểm soát và điều trị tốt, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng như: 

  • Xẹp phổi, tràn khí màng phổi: Làm suy giảm nghiêm trọng khả năng hô hấp và thông khí phổi. 
  • Các bệnh lý về tim: Rối loạn nhịp tim, suy tim,... Nguyên nhân là do lượng oxy cung cấp cho tim không đủ và giảm thông khí. Dẫn đến hoạt động của tim cũng bị ảnh hưởng, lâu dần gây bệnh về tim. 
  • Hội chứng Bullae: Là tình trạng các phế nang bị phá hủy nghiêm trọng, hình thành những lỗ lớn trong phổi gây giảm nghiêm trọng chức năng hô hấp, tăng nguy cơ tràn khí màng phổi. 

khi-phe-thung-co-the-gay-nhieu-bien-chung-nguy-hiem-toi-suc-khoe

Khí phế thũng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe

Các biện pháp điều trị khí phế thũng hiệu quả

Các tổn thương do khí phế thũng là vĩnh viễn và không thể hồi phục hoàn toàn. Do đó, các biện pháp điều trị khí phế thũng chủ yếu giúp kiểm soát bệnh và ngăn ngừa biến chứng.

Đầu tiên, người bệnh cần loại bỏ nguyên nhân hoặc yếu tố nguy cơ gây bệnh, kết hợp với điều trị bằng thuốc và các phương pháp khác. 

Thuốc trị khí phế thũng

Các thuốc trị khí phế thũng chủ yếu là thuốc giãn phế quản dạng hít. Tùy vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ và các dạng thuốc phù hợp. 

  • Thuốc kháng cholinergic hoặc thuốc giãn cơ (albuterol): Có tác dụng giãn cơ trơn phế quản và loại bỏ chất nhầy. Từ đó hỗ trợ giảm triệu chứng ho, khó thở, co thắt đường thở và tăng khả năng thông khí.
  • Thuốc chủ vận beta: Gồm 2 loại là thuốc cho tác dụng ngắn (albuterol) và thuốc cho tác dụng kéo dài (salmeterol). Tác dụng chung của nhóm thuốc này là giúp giãn cơ trơn đường thở, từ đó giảm bớt các triệu chứng bệnh. 
  • Corticosteroid dạng hít (budesonid): Thường được sử dụng kết hợp với các thuốc kháng cholinergic hoặc thuốc chủ vận beta. Corticosteroid dùng đường uống có tác dụng ức chế phản ứng viêm, giảm co thắt đường thở, giảm viêm và tiết dịch. 
  • Thuốc long đờm, tiêu đờm (acetylcystein): Có hiệu quả trong các đợt cấp của bệnh, giảm triệu chứng ho, ho có đờm, khó thở. 

Thuốc trị khí phế thũng thường phải sử dụng hàng ngày, giúp kiểm soát triệu chứng của bệnh, phòng ngừa đợt cấp và các biến chứng nguy hiểm. Do đó, người bệnh cần dùng thuốc đúng liều, đúng cách để đạt hiệu quả tốt nhất. 

cac-thuoc-gian-phe-quan-dang-hit-giup-ho-tro-giam-trieu-chung-khi-phe-thung

Các thuốc giãn phế quản dạng hít giúp hỗ trợ giảm triệu chứng khí phế thũng

Phẫu thuật trị khí phế thũng

Trong trường hợp khí phế thũng ở giai đoạn nặng làm suy giảm nghiêm trọng khả năng hô hấp của người bệnh, bác sĩ có thể tiến hành một số phẫu thuật: 

  • Phẫu thuật giảm thể tích phổi: Giúp loại bỏ các túi khí bị biến đổi cấu trúc và gây ảnh hưởng tới hoạt động hô hấp của phổi. 
  • Cấy ghép phổi: Đây là phương pháp mới, thay thế toàn bộ phần phổi bị bệnh bằng lá phổi mới khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, phẫu thuật này cần chi phí rất lớn và có thể gặp nhiều biến chứng hậu phẫu nguy hiểm. 

Bài tập vật lý trị liệu cải thiện chức năng phổi

Các chuyên gia khuyến cáo, người mắc khí phế thũng nên luyện tập vật lý trị liệu tại nhà để nâng cao sức khỏe và khả năng hô hấp. 

  • Luyện tập thể thao đúng cách, đều đặn, ưu tiên các bài vận động nhẹ nhàng, phù hợp với tình trạng sức khỏe: Yoga, chạy bộ, tập thái cực quyền,... 
  • Tập thở đúng cách giúp cơ hoành hoạt động nhịp nhàng và phổi giãn nở đều, tăng khả năng thông khí, loại bỏ khí cặn khỏi phổi. 
  • Liệu pháp oxy nồng độ cao: Áp dụng trong trường hợp khí phế thũng đợt cấp hoặc người bệnh giảm nghiêm trọng oxy máu, từ đó giúp hỗ trợ thông khí và cải thiện các triệu chứng. 

tap-tho-dung-cach-giup-nguoi-mac-khi-phe-thung-cai-thien-kha-nang-thong-khi

Tập thở đúng cách giúp người mắc khí phế thũng cải thiện khả năng thông khí

Bảo Phế Vương hỗ trợ điều trị khí phế thũng, phòng ngừa biến chứng

Bên cạnh các phương pháp điều trị truyền thống, sản phẩm thảo dược Bảo Phế Vương là liệu pháp mới đang được rất nhiều người bệnh tin tưởng sử dụng. Bảo Phế Vương với công thức độc quyền, đem đến tác dụng vượt trội với các thành phần: 

  • Xạ đen, xạ can, bán biên liên, tạo giác, nhũ hương: Giúp kháng viêm, kháng khuẩn đường hô hấp. Do đó, hỗ trợ giảm các triệu chứng ho, khó thở, đau tức ngực và giúp thông thoáng đường thở. Các thảo dược này đều đã được chứng minh có hiệu quả tốt trong điều trị các bệnh đường hô hấp và an toàn với sức khỏe. 
  • Hợp chất Fibrolysin (hỗn hợp của kẽm gluconate và methylsulfonylmethane MSM): Là hợp chất độc quyền có trong Bảo Phế Vương, giúp ngăn chặn quá trình xơ hóa, tái cấu trúc phổi, phế quản. Vì vậy, Fibrolysin mang lại hiệu quả cao trong điều trị khí phế thũng, ngăn chặn bệnh tiến triển và các biến chứng nguy hiểm. 
  • Selen và iod: Giúp tăng cường hệ miễn dịch, từ đó tạo lớp lá chắn bảo vệ đường hô hấp. 

Nhờ những tác dụng hiệu quả mà sản phẩm mang lại, Bảo Phế Vương đã vinh dự được nhận nhiều giải thưởng cao quý: “Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho gia đình, trẻ em”, “Thương hiệu vàng chất lượng quốc tế” năm 2020,... 

bao-phe-vuong-ho-tro-dieu-tri-tan-goc-benh-khi-phe-thung-giup-giam-cac-bien-chung

Bảo Phế Vương hỗ trợ điều trị tận gốc bệnh khí phế thũng, giúp giảm các biến chứng

dat-mua-ngay

>>> XEM THÊM: Hé lộ những loại nước ép tốt cho phổi mà ít ai biết đến

Các lưu ý phòng ngừa khí phế thũng hiệu quả

Khí phế thũng là bệnh mạn tính và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Do đó, bạn cần chủ động có biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả: 

  • Không hút thuốc lá, bao gồm cả các loại thuốc lá điện tử. Biện pháp này không chỉ giúp ngăn ngừa khí phế thũng mà còn phòng ngừa nhiều bệnh đường hô hấp khác. 
  • Tiêm phòng vắc xin cúm, giúp giảm các biến chứng của bệnh. 
  • Vệ sinh môi trường xung quanh, hạn chế bụi mịn hoặc vi khuẩn, virus gây bệnh. 

Khí phế thũng là một trong những bệnh đường hô hấp nguy hiểm hàng đầu, không chỉ gây ảnh hưởng sức khỏe mà còn dẫn đến những tổn thương vĩnh viễn cho hệ hô hấp. Người bệnh nên tuân thủ điều trị và sử dụng kết hợp Bảo Phế Vương để kiểm soát bệnh tốt nhất. 

Hãy gọi ngay đến HOTLINE 0916 751 651 - 0916 767 653 để đặt mua sản phẩm Bảo Phế Vương chính hãng và nhận nhiều phần quà hấp dẫn. 

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Tài liệu tham khảo

https://www.healthline.com/health/emphysema#prevention-and-outlook

https://www.webmd.com/lung/copd/treatment-for-emphysema 

https://www.medicalnewstoday.com/articles/8934#treatments