Khó thở là triệu chứng đường hô hấp phổ biến. Các nguyên nhân gây khó thở cũng rất đa dạng, có thể là phản ứng tự nhiên của cơ thể do vận động quá sức hoặc biểu hiện của các bệnh trong cơ thể. Vì vậy, hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp điều trị khó thở và bảo vệ hệ hô hấp hiệu quả. 

Tổng quan về khó thở

Khó thở là tình trạng “đói không khí”, thở nhanh nhưng vẫn không cung cấp đủ oxy cho cơ thể. Triệu chứng này có thể xuất hiện khi cơ thể vận động quá sức hoặc do co bóp đường thở, giảm thông khí phổi.  

Theo thống kê, cứ 4 người thì có 1 người mắc chứng khó thở. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, ngay cả với người khỏe mạnh và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, khả năng lao động. 

Khi xảy ra các cơn khó thở, người bệnh thường xuất hiện biểu hiện: 

  • Đường thở bị bóp nghẹt, thở mạnh nhưng vẫn không lấy đủ không khí cho phổi. 

  • Đau tức ngực. 

  • Thở nhanh, nông và khó kiểm soát nhịp thở. 

  • Tinh thần căng thẳng, đổ nhiều mồ hôi. 

  • Tăng nhịp tim, có thể thấy đánh trống ngực, run chân tay. 

  • Hoa mắt, chóng mặt. 

Thông thường, các cơn khó thở sẽ giảm dần sau khoảng 30 - 60 phút nghỉ ngơi. Tuy nhiên, các cơn khó thở cũng có thể kéo dài, khó kiểm soát. Đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nghiêm trọng.  

kho-tho-la-trieu-chung-pho-bien-co-the-gap-o-nguoi-khoe-manh

Khó thở là triệu chứng phổ biến, có thể gặp ở người khỏe mạnh

Nguyên nhân gây khó thở là gì?

Các nguyên nhân gây khó thở rất khác nhau, tùy vào tình trạng sức khỏe của người bệnh. Đây là có thể là dấu hiệu sau khi vận động thể lực mạnh hoặc thay đổi độ cao, nhiệt độ đột ngột, gây ảnh hưởng đến khả năng hô hấp của phổi. Trong trường hợp này, các cơn khó thở không ảnh hưởng đến sức khỏe và có thể kiểm soát nhanh chóng. 
Bên cạnh đó, khó thở cũng có thể là biểu hiện bệnh lý của cơ thể, gây ra bởi nhiều nguyên nhân, cụ thể: 

Nguyên nhân gây khó thở cấp tính

Khó thở cấp tính là các cơn khó thở kéo dài trong thời gian ngắn, khoảng vài phút đến 1 giờ và sau đó giảm dần. Các cơn khó thở cấp tính thường xuất hiện đột ngột, ít tái phát. Một số nguyên nhân gây khó thở cấp tính là: 

  • Hen suyễn: Người mắc bệnh hen suyễn thường dễ bị kích thích bởi các tác nhân lạ từ môi trường, gây ra các cơn hen suyễn, gây khó thở, ho có đờm, đau tức ngực. 
  • Dị ứng đường thở: Dị ứng đường thở có thể gây co bóp cơ trơn khí quản, phế quản và tăng tiết dịch nhầy, dẫn đến các cơn khó thở. Chứng khó thở do dị ứng đường thở thường kéo dài ngắn hơn và triệu chứng cũng nhẹ hơn so với khó thở do hen suyễn. 
  • Viêm phổi, viêm màng phổi: Những bệnh viêm đường hô hấp gây nhiễm trùng phổi, các phế nang chứa đầy dịch và mủ. Đây cũng là nguyên nhân gây khó thở thường gặp, làm giảm thông khí trong phế nang, dẫn đến khó thở, hụt hơi. Tuy nhiên, khó thở do viêm phổi, viêm màng phổi thường xảy ra trong thời gian ngắn và giảm dần theo tình trạng bệnh. 
  • Thuyên tắc phổi: Các khối thuyên tắc phổi làm cản trở cung cấp máu đến phổi nên giảm trao đổi oxy vào máu. Điều này khiến cơ thể thiếu oxy cho các cơ quan, dẫn đến khó thở, hụt hơi. 
  • Ung thư phổi: Hầu hết các người mắc ung thư phổi giai đoạn đầu đều gặp phải tình trạng khó thở, hụt hơi, đau tức ngực, mệt mỏi. Cùng với sự phát triển của khối u, các triệu chứng này càng tăng nặng, gây suy giảm sức khỏe và khả năng hô hấp. 
  • Rối loạn lo âu: Khiến tinh thần căng thẳng, mệt mỏi, có thể làm tăng nhịp tim và rối loạn nhịp thở, gây khó thở hụt hơi.  

cac-benh-ho-hap-tim-mach-la-nguyen-nhan-gay-kho-tho-pho-bien

Các bệnh hô hấp, tim mạch là nguyên nhân gây khó thở phổ biến 

Nguyên nhân gây khó thở mạn tính

Khó thở hụt hơi kéo dài, tái phát nhiều lần được gọi là khó thở mạn tính. Các nguyên nhân gây ra tình trạng này cũng rất đa dạng: 

  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD): Khiến đường thở thường xuyên bị tắc nghẽn, viêm kéo dài. Điều này gây thay đổi cấu trúc đường thở, dẫn đến khó thở, giảm trao đổi khí và chức năng hô hấp, gây khó thở mạn tính phổ biến.
  •  Xơ phổi: Hình thành các mô phổi bị xơ hóa, biến đổi cấu trúc, từ đó làm giảm giãn nở phổi và khả năng thông khí, gây khó thở hụt hơi, đau tức ngực, mệt mỏi, sức khỏe giảm sút. 
  • Béo phì: Làm tăng nhu cầu oxy của cơ thể, cùng với tình trạng chèn ép phổi và các cơ quan nội tạng khác. Lâu dần, phổi không cung cấp đủ nhu cầu oxy của cơ thể, dẫn đến khó thở mạn tính. 
  • Suy tim: Ảnh hưởng đến khả năng lưu thông máu, giảm cung cấp máu tới phổi và động mạch phổi. Tình trạng này khiến hoạt động hô hấp bị hạn chế, gây khó thở mạn tính. 

Các nguyên nhân gây khó thở khác

Ngoài các nguyên nhân từ bệnh lý của cơ thể, có rất nhiều tác nhân từ bên ngoài môi trường có thể gây khó thở như: 

  • Khói thuốc lá: Chứa rất nhiều chất độc gây hại tới hệ hô hấp, không chỉ là nguyên nhân gây khó thở mà còn dẫn đến nhiều bệnh mạn tính nguy hiểm khác. 
  • Môi trường có nồng độ oxy thấp: Làm giảm trao đổi oxy tại phổi, giảm cung cấp oxy tới các cơ quan khác, từ đó khiến cơ thể phải tăng nhịp thở, dẫn đến khó thở hụt hơi. 

khong-khi-o-nhiem-la-mot-trong-nhng-nguyen-nhan-gay-kho-tho

Không khí ô nhiễm là một trong những nguyên nhân gây khó thở

>>> XEM THÊM: Cảnh báo ô nhiễm không khí - thủ phạm chính gây bệnh viêm đường hô hấp

Cách kiểm soát cơn khó thở và điều trị hiệu quả

Sau khi xác định nguyên nhân gây khó thở và tình trạng hô hấp của người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Mục đích điều trị bệnh là kiểm soát triệu chứng và loại bỏ nguyên nhân gây khó thở. 

Cách trị khó thở bằng thuốc

Một số nhóm thuốc thường được sử dụng trong điều trị khó thở là: 

  • Thuốc giãn phế quản dạng hít: Thường được chỉ định ở người mắc khó thở do các bệnh mạn tính đường hô hấp như hen suyễn, phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm phế quản mạn tính. Nhóm thuốc này giúp làm giãn cơ trơn phế quản, tăng thông khí và kiểm soát cơn khó thở. 
  • Corticosteroid dạng hít: Nhóm thuốc này thường được sử dụng ở người mắc bệnh viêm mạn tính đường hô hấp, giúp ức chế phản ứng viêm. Từ đó giúp giảm nhanh các cơn khó thở, co thắt đường thở, ho kéo dài. 
  • Thuốc kháng sinh: Thường áp dụng với người mắc khó thở do các bệnh viêm đường hô hấp cấp tính: Viêm phổi, viêm họng, viêm phế quản,... giúp ngăn chặn tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp do vi khuẩn gây ra. 
  • Thuốc điều trị bệnh tim mạch, huyết áp: Áp dụng đối với các trường hợp khó thở do suy tim, rối loạn nhịp tim, huyết áp thấp,... 

thuoc-gian-phe-quan-thuong-duoc-su-dung-o-nguoi-mac-kho-tho-man-tinh

Thuốc giãn phế quản thường được sử dụng ở người mắc khó thở mạn tính

Biện pháp kiểm soát cơn khó thở tại nhà

Bên cạnh sử dụng thuốc điều trị, các biện pháp kiểm soát cơn khó thở tại nhà là rất cần thiết, giúp người bệnh nhanh chóng lấy lại nhịp thở, cụ thể: 

  • Tập thở bằng cơ hoành: Hít vào bằng mũi hết cỡ, căng cơ vùng bụng sau đó thở ra hết cỡ bằng miệng, bụng hóp vào. Tập luyện phương pháp này hàng ngày giúp thở đúng cách, loại bỏ khí cặn trong phổi và kiểm soát nhịp thở, giảm nhanh khó thở. 
  • Luyện tập thể dục đều đặn với cường độ vừa phải, không quá sức. Người bệnh nên lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng như: Đi bộ, đi xe đạp, yoga, thái cực quyền,... giúp duy trì sức khỏe, sự dẻo dai và hỗ trợ hô hấp tốt hơn. 
  • Kiểm soát cân nặng, tránh thừa cân béo phì, giúp phổi được hoạt động tốt và ngăn tình trạng khó thở do béo phì. 
  • Lựa chọn tư thế ngủ phù hợp: Khi ngủ nên kê cao đầu và đầu gối, giúp hạn chế khó thở khi nằm, đặc biệt là vào ban đêm ở người cao tuổi. 

​​​Bảo Phế Vương giúp cải thiện khó thở và phòng ngừa các bệnh viêm đường hô hấp

Nguyên nhân gây khó thở phổ biến nhất là do các bệnh viêm đường hô hấp. Không chỉ làm co thắt đường thở, tăng tiết dịch đờm gây khó thở, các bệnh viêm đường hô hấp còn ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc của phổi và phế quản. Điều này làm ảnh hưởng đến khả năng thông khí của hệ hô hấp, dẫn đến khó thở, hụt hơi kéo dài. 
Để ngăn chặn tình trạng này, các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm Bảo Phế Vương giúp cải thiện hiệu quả tình trạng khó thở và ngăn ngừa các bệnh viêm đường hô hấp nhờ các thành phần: 

  • Fibrolysin: Ngăn xơ hóa, tái cấu trúc phổi. Các nghiên cứu tại Ai Cập, Trung Quốc và Mỹ đều cho thấy thành phần kẽm gluconate và methylsulfonylmethane trong Fibrolysin giúp ngăn ngừa quá trình xơ hóa, tái cấu trúc phổi, phế quản - nguyên nhân cốt lõi gây khó thở và các bệnh viêm đường hô hấp. 

  • Chiết xuất thảo dược: Xạ đen, xạ can, bán biên liên, nhũ hương, tạo giác có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn. Từ đó giúp giảm các triệu chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp như ho, khó thở, đau tức ngực, giảm thông khí,... 

  • Yếu tố vi lượng: Selen, iod giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, tạo hàng rào tự nhiên bảo vệ cơ thể và phòng ngừa các bệnh đường hô hấp.

​​​​​​​bao-phe-vuong-ho-tro-giam-ho-kho-tho-va-phong-ngua-cac-benh-viem-duong-ho-hap

Bảo Phế Vương hỗ trợ giảm ho, khó thở và phòng ngừa các bệnh viêm đường hô hấp

Như vậy, Bảo Phế Vương không chỉ giúp giảm triệu chứng khó thở mà còn bảo vệ đường thở, phòng ngừa các bệnh viêm đường hô hấp. Với những hiệu quả vượt trội mà sản phẩm mang lại, Bảo Phế Vương không chỉ được các chuyên gia khuyên dùng mà còn đạt được nhiều giải thưởng về chất lượng như: “Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho gia đình, trẻ em”, “Thương hiệu vàng chất lượng quốc tế” năm 2020,... 

Khó thở cấp tính hay mạn tính đều là triệu chứng phổ biến và xảy ra bởi nhiều nguyên nhân. Tình trạng này cũng có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Vì vậy, để ngăn ngừa tình trạng này, ngoài các thuốc điều trị thì Bảo Phế Vương chính là giải pháp phù hợp nhất dành cho bạn.

Gọi ngay đến số HOTLINE: 0916 751 651 - 0916 767 653 để được tư vấn chi tiết và đặt mua Bảo Phế Vương chính hãng với mức giá phù hợp.  

Tài liệu tham khảo: 

https://www.medicinenet.com/shortness_of_breath/symptoms.htm 
https://www.emedicinehealth.com/what_is_the_most_common_cause_of_dyspnea/article_em.htm 
https://www.medicalnewstoday.com/articles/314963#complications