Suy hô hấp là một hội chứng nguy hiểm tiến triển ở phổi. Bệnh có thể gây ra các biến chứng như khó thở, nhức đầu, suy giảm thị lực, rối loạn tri giác,... thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Mời bạn tham khảo những thông tin tổng quan về bệnh suy hô hấp trong bài viết dưới đây.
Suy hô hấp là gì?
Suy hô hấp là tình trạng máu của người bệnh không có đủ oxy (O2) hoặc dư thừa carbon dioxide (CO2). Trong nhiều trường hợp, người bệnh có thể gặp cả hai vấn đề này.
Khi bạn thở, phổi của bạn sẽ hấp thụ oxy (O2). Tiếp đến, oxy đi vào máu và đến các cơ quan trong cơ thể chẳng hạn như tim và não. Nhờ có máu giàu lượng oxy nên các cơ quan này sẽ hoạt động tốt hơn.
Một phần khác của quá trình thở là loại bỏ carbon dioxide (CO2) ra khỏi máu bằng cách thở ra. Nếu tích tụ quá nhiều carbon dioxide (CO2) trong máu sẽ gây hại hoặc làm hỏng các cơ quan trong cơ thể.
Các loại suy hô hấp
Có thể chia suy hô hấp thành hai loại như sau:
-
Suy hô hấp cấp tính: Suy hô hấp cấp tính được chẩn đoán khi có sự rối loạn nặng nề của quá trình trao đổi oxy (O2) trong máu. Khi bị suy hô hấp, áp lực khí oxy trong động mạch giảm (PaO2) dưới 60 mmHg, áp lực khí carbon dioxide trong động mạch (PaCO2) bình thường, có thể giảm hoặc tăng.
-
Suy hô hấp mạn tính: Suy hô hấp mạn tính là sự rối loạn mạn tính không khí máu động mạch PaO2 giảm và PaCO2 tăng. Bệnh thường xuyên tái phát, khó chữa dứt điểm và cần được theo dõi thường xuyên.
Suy hô hấp được chia làm hai loại suy hô hấp cấp tính và suy hô hấp mạn tính
Nguyên nhân gây ra suy hô hấp
Bệnh suy hô hấp có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm:
-
Các tình trạng về đường hô hấp ảnh hưởng đến cơ quan phổi. Chẳng hạn như bệnh xơ nang, thuyên tắc phổi, viêm phổi, viêm phế quản, Covid-19 và phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD),...
-
Các bệnh ảnh hưởng đến dây thần kinh và cơ quan kiểm soát hô hấp. Chẳng hạn như bệnh ALS (xơ cứng teo cơ một bên), đột quỵ, chứng loạn dưỡng cơ (MD) và chấn thương tủy sống,...
-
Tổn thương xương sườn và các mô xung quanh phổi. Chỉ cần một chấn thương ở ngực là có thể gây ra tổn thương nguy hiểm này.
-
Khi quá liều các chất kích thích như ma túy hoặc rượu.
-
Tái cấu trúc đường thở (nguyên nhân cốt lõi): Đây là tình trạng thay đổi cấu trúc niêm mạc phổi và phế quản gây ra hệ lụy như giảm chức năng hô hấp; Tăng nhạy cảm với yếu tố gây bệnh và suy giảm sức đề kháng.
Những dấu hiệu suy hô hấp thường gặp
Các triệu chứng của suy hô hấp phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ oxy (O2) và carbon dioxide (CO2) trong máu của người bệnh. Nếu mức oxy trong máu ở mức độ thấp có thể gây ra khó thở và cảm giác không thể hít thở dù đủ không khí. Da, môi và móng tay của người bệnh suy hô hấp cũng có thể có màu xanh xao, nhợt nhạt. Mức độ carbon dioxide (CO2) cao có thể gây ra tình trạng thở gấp và lú lẫn.
Một số người bị suy hô hấp có thể suy giảm thị lực, buồn ngủ hoặc mất tri thức. Bạn có thể có những triệu chứng loạn nhịp tim nếu não và tim không được cung cấp đủ oxy.
Suy hô hấp gây thở nhanh và nhiều triệu chứng khó chịu khác
Chẩn đoán bệnh suy hô hấp như thế nào?
Bác sĩ có thể chẩn đoán suy hô hấp dựa trên lịch sử bệnh lý của người bệnh như là triệu chứng và thời gian khởi phát bệnh. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng vì các biểu hiện thực thể của suy hô hấp tương đối rõ ràng:
-
Nghe phổi để kiểm tra những điều bất thường.
-
Lắng nghe tim để kiểm tra rối loạn nhịp tim.
-
Quan sát màu xanh tím, nhợt nhạt trên da, môi và móng tay.
Trong quá trình chẩn đoán, bác sĩ cũng có thể chỉ định người bệnh thực hiện các xét nghiệm với mục đích đưa ra chẩn đoán chính xác:
-
Đo oxy xung: Một cảm biến nhỏ sử dụng đèn để đo lượng oxy trong máu. Cảm biến nằm trên đầu ngón tay hoặc trên tai của bạn.
-
Xét nghiệm khí máu động mạch: Một xét nghiệm đo nồng độ oxy và carbon dioxide trong máu. Mẫu máu được lấy từ động mạch, thường là ở cổ tay của bạn.
Trong trường hợp bạn được chẩn đoán là bị suy hô hấp, bác sĩ có thể yêu cầu chụp X quang phổi. Nếu bác sĩ cho rằng bạn bị loạn nhịp tim do suy hô hấp, họ có thể thực hiện ECG (điện tâm đồ) để chẩn đoán chính xác hơn. ECG là một xét nghiệm đơn giản, không gây đau đớn với mục đích là phát hiện và ghi lại hoạt động điện tim của người bệnh.
Các yếu tố nguy cơ của bệnh suy hô hấp
Đối với suy hô hấp, các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh có thể kể đến bao gồm:
Tuổi tác: Suy hô hấp thường xảy ra ở độ tuổi sau 65. Trẻ sinh non cũng có nguy cơ mắc suy hô hấp cao do phổi chưa phát triển hoàn thiện, tăng áp phổi hoặc một số dị tật bẩm sinh ở phổi.
Giới tính: Phụ nữ dễ bị suy hô hấp và khó thở hơn trong lúc mang thai và kỳ kinh nguyệt do sự thay đổi nội tiết tố.
Các yếu tố nguy cơ về môi trường, thói quen sống, y sinh,... có thể góp phần làm suy hô hấp phát triển
Tiếp xúc với khói độc hại, kích thích: Tiếp xúc liên tục với các chất kích thích như khói bụi, khói thuốc lá hoặc khói độc có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy hô hấp.
Bệnh lý: Một số tình trạng sức khỏe mạn tính có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm bệnh suy hô hấp. Các tình trạng sức khỏe đó là trào ngược dạ dày thực quản, hội chứng giảm thông khí vô căn, bệnh tiểu đường,...
Cách điều trị suy hô hấp
Tùy vào nguyên nhân cũng như mức độ suy hô hấp mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp.
Các phương pháp điều trị suy hô hấp
Nếu gặp suy hô hấp cấp tính, người bệnh cần được cấp cứu y tế. Sau đó, người bệnh sẽ được điều trị và chăm sóc một thời gian tại bệnh viện.
Suy hô hấp mạn tính thường được điều trị tại nhà. Nhưng nếu tình trạng suy hô hấp mạn tính của người bệnh tiến triển nặng, họ cần được điều trị tại bệnh viện.
Mục tiêu chính của việc điều trị suy hô hấp là đưa oxy đến phổi và các cơ quan khác, đồng thời loại bỏ khí cacbonic ra khỏi cơ thể. Các phương pháp điều trị suy hô hấp là liệu pháp oxy như mở khí quản, máy thở cơ học, thông khí không xâm nhập áp lực dương,...
Một phương pháp điều trị suy hô hấp khác là sử dụng thuốc. Các loại thuốc được bác sĩ chỉ định để điều trị nguyên nhân hoặc cải thiện triệu chứng: Thuốc kháng sinh, thuốc giãn phế quản, corticoid,...
Điều trị suy hô hấp phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân
Lưu ý khi điều trị bệnh suy hô hấp
Để cải thiện các triệu chứng của suy hô hấp, bác sĩ gợi ý một số lưu ý khi điều trị bệnh đơn giản nhưng hiệu quả sau:
-
Hiểu rõ triệu chứng của bệnh.
-
Tái khám với bác sĩ ngay khi tình trạng bệnh không thuyên giảm.
-
Ăn uống đủ dinh dưỡng, lành mạnh.
-
Cai thuốc lá và nói không các thực phẩm chứa cồn như rượu, bia.
-
Thường xuyên luyện tập thể thao, rèn sức khỏe.
-
Tuân thủ điều trị từ bác sĩ, chuyên gia y tế.
-
Khám sức khỏe định kỳ.
Chế độ sinh hoạt dành riêng cho người bị bệnh suy hô hấp
Người mắc bệnh suy hô hấp nên tham khảo chế sinh hoạt dưới đây để giúp ngăn ngừa biến chứng và nguy cơ sau này:
-
Giữ ấm cơ thể và tránh tiếp xúc không khí lạnh.
-
Đeo khẩu trang, hạn chế đi đến nơi tập trung đông người.
-
Giữ vệ sinh cá nhân, đặc biệt là răng miệng, đường hô hấp trên.
-
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng sát khuẩn.
-
Duy trì rèn luyện thể thao hàng ngày để nâng cao sức khỏe. Người bệnh có thể tập hít thở sâu để phục hồi các chức năng của phổi.
-
Bỏ thói quen hút thuốc lá, rượu bia hoặc chất kích thích khác.
-
Chú ý kiểm soát cân nặng và duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý.
>>> XEM THÊM: “Điểm danh” những loại thực phẩm tốt cho phổi. Xem ngay, đừng bỏ lỡ!
Bảo Phế Vương - Giải pháp “vàng” hỗ trợ điều trị suy hô hấp
Bảo Phế Vương là giải pháp “vàng” trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị suy hô hấp. Dựa vào cơ chế tác động ngay từ “gốc rễ” - giai đoạn đầu của quá trình tái cấu trúc đường thở, chống phổi xơ hóa, tăng đề kháng cho hệ hô hấp. Vì vậy, Bảo Phế Vương có công dụng làm giảm sự nhạy cảm với các nguyên nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài.
Bảo Phế Vương - Giải pháp “vàng” hỗ trợ điều trị suy hô hấp
Các thành phần chính tạo nên sản phẩm Bảo Phế Vương:
-
Fibrolysin giúp chống xơ hóa đường thở, tái cấu trúc, từ đó tác động vào nguyên nhân sâu xa gây suy hô hấp.
-
Các thảo dược thiên nhiên (xạ đen, bán biên liên, nhũ hương, tạo giác, xạ can) giúp chống viêm, kháng khuẩn, cải thiện các triệu chứng của bệnh suy hô hấp.
-
Các yếu tố vi lượng giúp nâng cao đề kháng, phòng ngừa bệnh suy hô hấp tái phát hiệu quả.
Một nghiên cứu về methylsulfonylmethane (thành phần trong hoạt chất Fibrolysin) được thực hiện vào năm 2019 ở Ai Cập chỉ ra rằng: Methylsulfonylmethane có hoạt tính ngăn ngừa phản ứng viêm và ức chế diễn tiến xơ hóa phổi hiệu quả. Từ đó giúp cải thiện các triệu chứng của suy hô hấp.
Đối với bệnh suy hô hấp, bạn nên nắm vững các thông tin xoay quanh bệnh lý. Vì bệnh càng được phát hiện và chữa trị sớm thì khả năng chữa dứt điểm càng cao. Nếu bạn cần giải đáp cụ thể về suy hô hấp hay sản phẩm Bảo Phế Vương, hãy gọi ngay đến HOTLINE 0916 751 651 - 0916 767 653 để được tư vấn.
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Tài liệu tham khảo:
https://medlineplus.gov/respiratoryfailure.html
https://www.physio-pedia.com/Respiratory_Failure
https://www.nhlbi.nih.gov/health-topics/respiratory-failure