Viêm phế quản cấp nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng. Tổng quan về viêm phế quản cấp và giải pháp cải thiện sẽ được tổng hợp đầy đủ trong bài viết dưới đây. Mời bạn tham khảo!
Viêm phế quản cấp là gì?
Viêm phế quản cấp là tình trạng nhiễm trùng tại ống phế quản. Ống phế quản là đường dẫn khí mang không khí vào phổi và khi bị viêm sẽ sưng phù lên. Tình trạng viêm phế quản cấp xảy ra sẽ gây tăng tiết chất nhầy hình thành bên trong phổi làm thu hẹp đường thở, khiến người bệnh khó thở.
Hình ảnh phế quản bình thường và viêm phế quản cấp
Triệu chứng viêm phế quản cấp
Thô ng thường, bệnh viêm phế quản cấp có những triệu chứng điển hình như: Đau ngực, tức ngực; Khó thở, thở khò khè; Sốt, ớn lạnh; Ho ra chất nhầy trong, màu vàng hoặc xanh;... Bên cạnh đó, người bệnh còn có những dấu hiệu khác như: Cảm thấy mệt mỏi và đau nhức toàn thân (như đau đầu, đau lưng và cơ); Sổ mũi; Viêm họng; Chảy nước mắt;...
Các cơn ho do viêm phế quản cấp gây ra có thể kéo dài vài tuần, lúc đầu là ho khan, sau đó diễn biến thành ho có đờm. Nếu ho kéo dài có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như hen suyễn hoặc viêm phổi.
Các câu hỏi liên quan viêm phế quản cấp
Nhiều người thắc mắc về nguyên nhân gây viêm phế quản cấp, đối tượng nguy cơ và bệnh có nguy hiểm không. Dưới đây là những câu trả lời sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.
Nguyên nhân viêm phế quản cấp là gì?
Có nhiều nguyên nhân gây viêm phế quản cấp, chủ yếu là do virus. Người bệnh có nguy cơ bị nhiễm virus cao nếu tiếp xúc gần với người mắc viêm phế quản cấp hoặc bị cảm lạnh.
Một vài nguyên nhân ít được biết đến của viêm phế quản cấp là:
- Nhiễm trùng do tăng sinh vi khuẩn hoặc nấm.
- Tiếp xúc với các chất gây kích ứng từ môi trường, chẳng hạn như khói bụi, hóa chất độc hại,...
- Trào ngược dạ dày thực quản: Người bệnh có thể bị viêm phế quản cấp khi axit trong dạ dày xâm nhập vào các ống phế quản.
- Tình trạng xơ hóa, tái cấu trúc phổi: Đây là nguyên nhân cốt lõi gây viêm phế quản cấp. Xơ hóa, tái cấu trúc phổi có thể khiến chức năng hô hấp hoạt động kém hiệu suất, làm tăng tần suất và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.
Virus là nguyên nhân chính yếu gây nên bệnh viêm phế quản cấp
Ai là đối tượng dễ mắc bệnh viêm phế quản cấp?
Viêm phế quản cấp có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi và những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn là:
- Người thường xuyên hút thuốc lá: Trong khói thuốc lá có chứa một số chất làm triệt tiêu lông mao của phổi, từ đó gây tổn hại phổi nghiêm trọng nếu bạn hút thuốc lá thường xuyên.
- Hít phải nguồn không khí ô nhiễm hoặc chất độc hại: Tiếp xúc với bụi bẩn, khí độc, bông gòn, bụi vải, khói hoá học,... sẽ có nguy cơ cao mắc viêm phế quản cấp.
- Người có sức đề kháng yếu: Tình trạng suy giảm hệ thống miễn dịch sẽ xảy ra ở những đối tượng có sức đề kháng kém hoặc tiền sử mắc bệnh mãn tính.
- Người cao tuổi: Vì sức đề kháng suy giảm, không đủ sức chống chọi các tác nhân gây bệnh nên người cao tuổi có nguy cơ mắc viêm phế quản cấp.
Viêm phế quản cấp có nguy hiểm không?
Viêm phế quản cấp là bệnh lý nguy hiểm, có thể gây nên sự thiếu hụt không khí khiến chức năng hô hấp rối loạn. Do luôn thiếu dưỡng khí nên người bệnh có thể mệt mỏi, sụt cân. Không những vậy, tình trạng này còn có thể ảnh hưởng đến nhiều chức năng khác của cơ thể, đặc biệt là hệ tuần hoàn và hệ thần kinh trung ương (với các dấu hiệu như thường mệt mỏi, hay buồn ngủ, tim đập nhanh,…).
Vì vậy, nếu không được điều trị dứt điểm và đúng cách, viêm phế quản cấp có thể dẫn đến bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính, khí phế thũng, tâm phế mạn, giãn phế quản,...
Nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời viêm phế quản cấp càng nghiêm trọng
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản cấp
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản cấp, cụ thể:
- Khói thuốc lá: Không chỉ hút thuốc chủ động mà ngay cả việc vô tình hít phải khói thuốc lá thường xuyên cũng là nguyên nhân gây viêm phế quản cấp và mạn tính.
- Hệ thống miễn dịch yếu: Tình trạng này xảy ra có thể là hậu quả của một căn bệnh khác hay quá trình điều trị xạ trị, từ đó tác nhân gây bệnh dễ dàng xâm nhập vào cơ thể.
- Tiếp xúc với các chất kích thích: Nguy cơ phát triển viêm phế quản cấp cao hơn nếu người bệnh hít phải các chất kích thích phổi, chẳng hạn như bụi vải, khí hóa học,...
- Trào ngược dạ dày: Những cơn ợ chua do trào ngược axit dạ dày lặp đi lặp lại có thể gây kích ứng cổ họng và khiến người bệnh dễ bị viêm phế quản cấp.
Những biến chứng của viêm phế quản cấp
Viêm phế quản cấp có thể biến chứng thành bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và suy hô hấp. Nghiêm trọng hơn người bị viêm phế quản cấp còn có nguy cơ cao mắc phải các bệnh nguy hiểm như: Ung thư phế quản, ung thư phổi, lao phổi,...
Vì vậy, khi phát hiện bị viêm phế quản cấp, người bệnh không được chủ quan. Hơn nữa, người bệnh tuyệt đối không tự chẩn đoán và điều trị, đặc biệt là dùng thuốc kháng sinh không hỏi ý kiến của bác sĩ.
Chẩn đoán viêm phế quản cấp
Nhằm xác định chính xác bệnh viêm phế quản cấp và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, bác sĩ sẽ khám lâm sàng và chỉ định thực hiện một số xét nghiệm cho người bệnh, cụ thể:
- Chụp X-quang ngực: Sử dụng chùm bức xạ vô hình để tạo ra hình ảnh của phổi, từ đó giúp xác định tình trạng viêm phổi như thế nào.
- Xét nghiệm khí máu động mạch: Sử dụng để phân tích lượng carbon dioxide, pH, oxy và bicarbonat trong máu.
- Đo oxy xung (SpO2): Phương pháp giúp đo lượng oxy trong máu với kết quả chính xác nhất. Việc đo SpO2 giúp bác sĩ sớm phát hiện ra tình trạng thiếu hụt oxy trong máu và cấp cứu bệnh nhân kịp thời.
- Nuôi cấy dịch mũi và đờm: Xét nghiệm dịch mũi và đờm có thể giúp xác định rõ vi sinh vật gây nhiễm trùng.
- Đo lường trao đổi khí: Đánh giá mức độ bạn hít thở không khí vào ra khỏi hai phổi.
Viêm phế quản cấp có thể chẩn đoán nhờ việc thăm khám lâm sàng
Cách điều trị viêm phế quản cấp
Phụ thuộc tình trạng cụ thể mà cách chữa viêm phế quản cấp sẽ khác nhau. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị đều có cùng mục đích là khắc phục triệu chứng của viêm phế quản cấp.
Biện pháp điều trị viêm phế quản cấp thường gặp
Ngoài việc tuân thủ chỉ định, hướng dẫn từ bác sĩ, người bệnh viêm phế quản cấp tính có thể áp dụng các biện pháp tại nhà phổ biến sau:
- Uống thật nhiều nước và tránh caffein hoặc rượu.
- Nghỉ ngơi nhiều hơn và có chế độ làm việc hợp lý.
- Cải thiện các triệu chứng bằng cách uống thuốc chống viêm, giảm đau hoặc hạ sốt. Bạn có thể sử dụng thuốc có chứa thành phần acetaminophen hoặc ibuprofen. Tuyệt đối không cho trẻ em uống thuốc giảm đau, chống viêm aspirin vì có thể ảnh hưởng đến gan và não của trẻ.
- Tăng độ ẩm trong nhà bằng cách sử dụng máy tạo độ ẩm, hơi nước.
Các cách phòng tránh viêm phế quản cấp
Bạn có thể chủ động phòng tránh bệnh viêm phế quản cấp tính bằng cách giữ gìn sức khỏe và thường xuyên rửa tay bằng xà phòng để tiêu diệt virus, vi khuẩn hoặc nấm. Nếu bạn hút thuốc, cách bảo vệ tốt nhất chống lại bệnh viêm phế quản cấp là từ bỏ thuốc lá.
Bên cạnh đó, bạn nên đeo khẩu trang khi sử dụng các chất kích ứng phổi như: Sơn, chất tẩy sơn, vecni,...Tiêm phòng cúm hàng năm cũng là biện pháp giúp phòng ngừa viêm phế quản cấp hiệu quả, đặc biệt là người lớn trên 60 tuổi. Tuy nhiên, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi tiêm để đảm bảo an toàn.
Hút thuốc lá có thể làm chậm quá trình hồi phục và chữa bệnh viêm phế quản cấp
Khi nào cần đi khám bệnh viêm phế quản cấp?
Thông thường, các trường hợp mắc viêm phế quản cấp ở mức độ nhẹ có thể thuyên giảm sau 7-10 ngày. Tuy nhiên, bạn nên gọi cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất nếu:
- Thở khò khè và khó thở thường xuyên.
- Ho kéo dài hơn 2 tuần, có kèm một chất lỏng mang mùi vị khó chịu chảy vào miệng.
- Ho ra máu, luôn cảm thấy mệt mỏi, sốt cao li bì.
Bảo Phế Vương - Giải pháp hỗ trợ cải thiện viêm phế quản cấp được nhiều người tin dùng
Bảo Phế Vương là thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần chính Fibrolysin, kết hợp với những thảo dược thiên nhiên như: Nhũ hương, xạ đen, xạ can, tạo giác, bán biên liên và các yếu tố vi lượng iod, selen. Sản phẩm có tác dụng hỗ trợ thanh phế, giảm viêm, giảm đờm, giảm ho; Hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của viêm phế quản, viêm phổi.
Trong đó, hợp chất Fibrolysin (hợp chất của kẽm gluconate và methylsulfonylmethane) có tác dụng chống lại các nguyên nhân cốt lõi gây viêm phế quản cấp là xơ hóa, tái cấu trúc đường thở. Đặc biệt, thông qua các nghiên cứu tại Hoa Kỳ (năm 2017) và Ai Cập (năm 2019) cũng đã chứng minh hoạt chất methylsulfonylmethane trong Fibrolysin có công dụng chống tổn thương, xơ sẹo và ngăn chặn sự dày lên của niêm mạc đường thở.
Ngoài ra, những thảo dược trong sản phẩm có tác dụng như kháng sinh thực vật, giúp giảm viêm, kháng khuẩn. Chính vì vậy, Bảo Phế Vương có thể giúp người bệnh cải thiện các triệu chứng như đau ngực, tức ngực, khó thở, ho, đờm của viêm phế quản và viêm phổi.
Bảo Phế Vương có tác dụng hỗ trợ điều trị triệu chứng của viêm phế quản cấp
Viêm phế quản cấp là một trong những bệnh liên quan đến đường hô hấp thường gặp. Bạn nên nắm vững các thông tin xoay quanh bệnh lý để có thể phát hiện và kịp thời chữa trị. Nếu bạn cần giải đáp hoặc tư vấn cụ thể về viêm phế quản cấp hay sản phẩm Bảo Phế Vương, hãy gọi ngay đến HOTLINE 0916 751 651 - 0916 767 653, chuyên gia tư vấn sẽ hỗ trợ nhanh chóng.
Tài liệu tham khảo:
https://www.cdc.gov/antibiotic-use/bronchitis.html
https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/acute-bronchitis