Bệnh lao ngoài phổi không phát hiện ở một vị trí nhất định trong cơ thể, mà nó có thể nằm ở các vị trí như màng não, xương khớp, cột sống, hạch,… Đây là căn bệnh có diễn biến chậm và dễ gây nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác, nên khi phát hiện bệnh thường đã ở giai đoạn nặng. Vậy nguyên nhân nào khiến cho bạn mắc lao ngoài phổi? Cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết này nhé!

Tại sao bạn lại mắc lao ngoài phổi?

Bệnh lao là do trực khuẩn lao gây ra. Trong nhiều trường hợp, vi khuẩn lao khi xâm nhập vào cơ thể sẽ tồn tại ở dạng không hoạt động, thể ngủ trước khi tiến triển thành thể hoạt động và gây bệnh.

Khi lao chuyển sang thể hoạt động, phần lớn sẽ gây ảnh hưởng đến phổi (gọi là lao phổi) và dễ dàng lây truyền qua đường hô hấp. Nhưng ngoài phổi, vi khuẩn lao còn có thể gây ảnh hưởng đến hệ cơ quan bất kỳ, bao gồm: Hạch bạch huyết, hệ thần kinh trung ương, xương khớp, hệ sinh dục – tiết niệu, các cơ quan trong vùng ổ bụng, màng tim.

Với những trường hợp bệnh lao xảy ra ở các cơ quan ngoài phổi sẽ được gọi là bệnh lao ngoài phổi. Vậy khi bị mắc lao ngoài phổi, các triệu chứng của bệnh là gì? Nó có khác so với bệnh lao phổi hay không?

>>>  Xem thêm: Bệnh lao phổi - Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Các triệu chứng của bệnh lao ngoài phổi là gì?

Triệu chứng của bệnh lao ngoài phổi thường xảy ra tùy theo phần cơ thể bị nhiễm lao:

−       Lao hạch: Có khối u, hạch ở cổ;

−       Lao xương: Đau trong xương hoặc đau vùng lưng (do vi khuẩn lao tấn công xương cột sống);

−       Lao khớp: Đau, tấy, đỏ, sưng viêm vùng khớp xương;

−       Lao thận: Đau khi đi tiểu, nước tiểu có màu đục;

−       Lao màng não: Nhức đầu, đau khi quay đầu hoặc liếc mắt;

−       Lao màng tim: Hụt hơi, khó thở, đau tức ngực;

−       Lao ruột: Có thể đau bụng, rối loạn tiêu hóa;…

Ngoài ra, người bị lao ngoài phổi có thể xuất hiện các triệu chứng chung thường gặp là:

−       Sốt về chiều, có cơn ho.

−       Đổ mồ hôi trộm về đêm.

−       Biếng ăn, sụt giảm cân nặng.

−       Cơ thể ốm yếu, mệt mỏi.

Làm thế nào để biết bạn có mắc phải bệnh lao ngoài phổi hay không?

Nếu bạn có những yếu tố nguy cơ với bệnh lao như: Phơi nhiễm vi khuẩn lao, tiếp xúc với môi trường có chứa mầm bệnh, bị nhiễm HIV, đã từng dùng các thuốc ức chế miễn dịch, từng có tiền sử mắc lao,… thì cần phải chú ý đến sức khỏe của chính mình.

Khi thấy có những biểu hiện kể trên, hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám sớm. Dựa vào những dấu hiệu mà bạn gặp phải, chuyên viên chăm sóc sức khỏe sẽ hướng dẫn bạn làm một số xét nghiệm để tìm vi khuẩn lao và đưa ra chẩn đoán chính xác nhất cho bạn. Nếu được phát hiện và điều trị bệnh sớm, đúng cách thì bệnh sẽ hết hoàn toàn.

>>> Xem thêm: Bệnh lao phổi có lây không? Cách phòng bệnh như thế nào?

Làm gì để cải thiện và phòng ngừa các biểu hiện của bệnh lao ngoài phổi?

Trường hợp bạn không may mắc phải căn bệnh lao ngoài phổi, đừng quá lo lắng để sức khỏe bị ảnh hưởng thêm. Thay vào đó, hãy thực hiện việc chữa trị bệnh sớm và tuân theo mọi hướng dẫn dùng thuốc. Thông thường, dùng thuốc ở người bệnh lao thường kéo dài từ 6 – 9 tháng, hoặc lâu hơn.

Quá trình dùng thuốc sẽ gồm 2 giai đoạn: Tấn công và duy trì. Thời gian này, các loại thuốc được dùng chủ yếu là kháng sinh, kết hợp nhiều thuốc để giúp tiêu diệt vi khuẩn lao trong cơ thể. Vì thế, việc tuân thủ theo đúng phác đồ của các chuyên gia, dùng đúng thuốc, đủ liều có ý nghĩa quan trọng với kết quả chữa trị của bạn.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý đến các biện pháp để giúp ngăn chặn nguy cơ bị lao:

−       Trong 2 tuần đầu nên cách ly và hạn chế tiếp xúc với người khác cho đến khi chắc chắn là bạn không bị nhiễm lao phổi;

−       Lao ngoài phổi thường gặp ở người có hệ miễn dịch suy yếu, nên cần tránh tiếp xúc với người bệnh lao phổi để không hít phải vi khuẩn gây bệnh;

−       Tăng cường bổ sung dinh dưỡng để giúp cải thiện sức khỏe, cải thiện sức đề kháng tự nhiên cho cơ thể, chống lại tác nhân gây bệnh;

−       Nên tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi để phòng ngừa bệnh lao ngay từ ban đầu.

>>> Xem thêm: Bạn biết gì về chứng ho sau lao?

Hỗ trợ điều trị và tránh lao ngoài phổi tái phát nhờ sản phẩm thảo dược Bảo Phế Vương

Song song với việc sử dụng các thuốc kháng sinh chữa lao phổi trong thời gian dài, người bệnh hoàn toàn có thể kết hợp sử dụng thêm những sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược để giúp hỗ trợ cải thiện tốt hơn các triệu chứng của bệnh. Đây cũng là xu hướng mới được rất nhiều chuyên gia khuyên nên áp dụng, với sản phẩm nổi bật là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bảo Phế Vương.

Với thành phần chính Fibrolysin, kết hợp với chiết xuất từ nhiều thảo dược quý, sản phẩm Bảo Phế Vương mang đến công dụng:

Fibrolysin: Giúp chống xơ hóa, chống tái cấu trúc tế bào, từ đó giúp ngăn chặn sự hình thành các ổ xơ do lao tiến triển ở thể ổn định. Đồng thời giúp hỗ trợ phục hồi tổn thương do lao gây ra.

Chiết xuất Nhũ hương, bán biên liên, xạ đen, xạ can, tạo giác: Có tác dụng kháng sinh thực vật, giúp chống viêm, kháng khuẩn hiệu quả. Đồng thời hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh.

Ngoài ra, sản phẩm còn được bổ sung thêm yếu tố vi lượng Selen và Iod, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, bảo vệ miễn dịch tế bào, tránh tái phát bệnh và phòng ngừa các biến chứng.

Với công thức tác động toàn diện vào cả nguyên nhân và triệu chứng của bệnh, Bảo Phế Vương chính là sự lựa chọn mà các chuyên gia khuyên bạn nên dùng hàng ngày đấy!

Để biết thêm Fibrolysin có tác dụng gì với bệnh viêm phổi mạn tính và các bệnh đường hô hấp khác, mời các bạn xem ngay những chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh trong video dưới đây:

Mọi thắc mắc liên quan tới các bệnh lý đường hô hấp, bạn có thể liên hệ tới hotline (ZALO/ VIBER): 0916751651 - 0916767653 để được hỗ trợ tốt nhất!

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.