Viêm phổi cấp là bệnh viêm đường hô hấp thường gặp, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Viêm phổi cấp có thể do vi khuẩn hoặc virus gây ra, dẫn đến viêm, nhiễm trùng và tăng tiết dịch đường thở. Viêm phổi cấp nếu không được điều trị đúng cách có thể gây biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, cập nhật các thông tin về bệnh là rất cần thiết, giúp điều trị và phòng ngừa viêm phổi cấp hiệu quả.

Tổng quan về viêm phổi cấp

Viêm phổi cấp là bệnh nhiễm trùng cấp tính đường hô hấp dưới. Ở người mắc viêm phổi cấp, các phế nang trong phổi bị viêm và chứa đầy dịch mủ. Tình trạng này làm giảm thông khí phế nang, gây ra các triệu chứng khó thở, đau tức ngực.
Viêm phổi cấp được phân loại dựa trên đặc điểm của bệnh, cụ thể:

  • Viêm phổi cấp mắc phải tại bệnh viện: Thường liên quan đến loại vi khuẩn kháng kháng sinh mắc phải tại bệnh viện. Đây cũng là loại viêm phổi cấp nguy hiểm nhất và có thể để lại biến chứng nguy hiểm.
  • Viêm phổi cấp mắc phải tại cộng đồng: Là tình trạng mắc viêm phổi từ môi trường bên ngoài, không phải tại các cơ sở y tế.
  • Viêm phổi cấp liên quan đến thở máy: Thường gặp ở những người sử dụng máy thở bị bội nhiễm.

viem-phoi-cap-gay-kho-tho-dau-tuc-nguc-giam-thong-khi-phoi

Viêm phổi cấp gây khó thở, đau tức ngực, giảm thông khí phổi

Các triệu chứng cảnh báo bệnh viêm phổi cấp

Triệu chứng của viêm phổi cấp rất đa dạng, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và mức độ bệnh.

Biểu hiện viêm phổi cấp ở trẻ nhỏ

Viêm phổi cấp ở trẻ nhỏ thường không có triệu chứng rõ ràng và khó phát hiện hơn so với người lớn. Một số dấu hiệu viêm phổi cấp thường gặp ở trẻ là:  

  • Trẻ dễ quấy khóc, cáu gắt, bỏ bú.
  • Sốt cao kéo dài.
  • Nôn trớ.
  • Thở nhanh, nhịp thở ngắn, quan sát thấy lồng ngực phập phồng theo nhịp thở.

Nếu không được phát hiện sớm, viêm phổi cấp có thể gây giảm oxy trong máu. Từ đó khiến môi, da, móng tay xanh tái, trẻ mê man và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Biểu hiện viêm phổi cấp ở người lớn

Đối với người lớn, các triệu chứng của viêm phổi cấp thường rõ ràng hơn, đặc biệt ở người cao tuổi với các dấu hiệu:

  • Đau tức ngực, đặc biệt sau khi ho hoặc thở mạnh.
  • Sốt cao trên 38 độ C, người ra nhiều mồ hôi, có cảm giác ớn lạnh.
  • Khó thở, đau tức ngực.  
  • Lú lẫn, mất nhận thức, đặc biệt ở người cao tuổi.
  • Buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy.

ho-sot-kho-tho-la-nhung-trieu-chung-cua-viem-phoi-cap

Ho, sốt, khó thở là những triệu chứng của viêm phổi cấp

Các nguyên nhân phổ biến gây viêm phổi cấp

Giống như các bệnh viêm đường hô hấp khác, nguyên nhân chính gây viêm phổi cấp là do vi khuẩn,virus, nấm gây ra.

  • Vi khuẩn: Phổ biến nhất là viêm phổi cấp do Streptococcus pneumoniae. Chủng vi khuẩn này thường gây đợt viêm phổi cấp sau khi mắc cảm lạnh hoặc cảm cúm.
  • Virus: Là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm phổi cấp ở trẻ em dưới 5 tuổi. Các triệu chứng của viêm phổi cấp do virus thường nhẹ hơn so với các tác nhân khác.
  • Nấm: Thường gặp ở những người có sức đề kháng kém. Các loại nấm gây viêm phổi cấp có thể tìm thấy trong đất và phân chim, tùy vào vị trí địa lý và điều kiện sống.

Bên cạnh các tác nhân gây bệnh trực tiếp, một số yếu tố sau có thể làm tăng nguy cơ mắc viêm phổi cấp:

  • Trẻ em dưới 5 tuổi hoặc người trên 65 tuổi.
  • Người có sức đề kháng kém do mắc HIV/AIDS, đang hóa xạ trị hoặc sử dụng các thuốc corticoid kéo dài.
  • Người bệnh đang nằm viện trong các phòng chăm sóc đặc biệt hoặc phải thở máy.
  • Người mắc các bệnh mạn tính đường hô hấp như: COPD, hen suyễn, viêm phế quản mạn tính,...
  • Người thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân gây hại cho đường hô hấp như: Khói thuốc lá, hóa chất độc hại, không khí ô nhiễm, khói bụi,...

Khi nào người bệnh cần nhập viện?

Viêm phổi cấp có thể tiến triển nhanh chóng và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Vì vậy, người bệnh cần nhanh chóng nhập viện nếu có dấu hiệu nghi ngờ sau:

  • Sốt cao trên 39 độ C, kéo dài.
  • Suy giảm khả năng thông khí, môi, móng tay xanh tái, SpO2 < 92%.
  • Khó thở, đau tức ngực kéo dài, có thể ho ra máu.
  • Mất nhận thức, nhịp thở yếu.

can-nhap-vien-neu-nguoi-mac-viem-phoi-cap-co-cac-dau-hieu-benh-tang-nang

Cần nhập viện nếu người mắc viêm phổi cấp có các dấu hiệu bệnh tăng nặng

Viêm phổi cấp có nguy hiểm không?

Giống như các bệnh viêm đường hô hấp khác, triệu chứng của viêm phổi cấp có thể giảm nhanh sau vài ngày hoặc vài tuần nếu được điều trị đúng cách. Tuy nhiên trong một số trường hợp, bệnh có thể tiến triển và gây ra một số biến chứng:

  • Nhiễm khuẩn huyết: Xảy ra khi các vi khuẩn gây bệnh từ phổi xâm nhập vào máu, gây ra các ổ nhiễm khuẩn. Tình trạng nhiễm khuẩn huyết nếu không được phát hiện sớm có thể gây suy đa tạng, thậm chí là tử vong.
  • Giảm nồng độ oxy trong máu: Viêm phổi cấp làm giảm thông khí phế nang, từ đó giảm cung cấp oxy tới các cơ quan trong cơ thể, gây mệt mỏi, khó thở.
  • Tràn dịch màng phổi: Biến chứng này khiến tình trạng khó thở, đau tức ngực ở người bệnh càng tăng nặng.
  • Áp xe phổi: Xảy ra khi các ổ viêm trong phổi phát triển quá mức, hình thành mủ trong khoang phổi, được gọi là các ổ áp xe. Biến chứng áp xe phổi thường được điều trị bằng kháng sinh hoặc dẫn lưu ổ áp xe để loại bỏ mủ.
  • Xơ hóa, thay đổi cấu trúc phổi và phế quản: Đây là biến chứng thường gặp ở người mắc viêm phổi cấp kéo dài hoặc tái phát nhiều lần. Các ổ viêm trong phổi dẫn đến các mô sẹo và xơ phổi, từ đó làm thay đổi cấu trúc phổi, giảm giãn nở phổi và thông khí. Đây chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến các bệnh mạn tính đường hô hấp như COPD, viêm phế quản mạn tính, viêm phổi mạn tính,...  

viem-phoi-cap-keo-dai-gay-nhieu-bien-chung-nguy-hiem-toi-suc-khoe

Viêm phổi cấp kéo dài gây nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe

>>> XEM THÊM: Bệnh viêm phổi cấp và những biến chứng nguy hiểm bạn cần biết.

Phác đồ điều trị viêm phổi cấp hiệu quả

Để điều trị viêm phổi cấp và ngăn ngừa biến chứng hiệu quả, người bệnh cần có phác đồ điều trị phù hợp. Dưới đây là khuyến cáo của chuyên gia về các biện pháp điều trị viêm phổi cấp:

Điều trị viêm phổi cấp bằng thuốc

Nguyên tắc chung trong điều trị viêm phổi cấp là cần loại bỏ các tác nhân gây bệnh và giảm triệu chứng của bệnh. Một số thuốc trị viêm phổi cấp thường dùng là:

  • Thuốc kháng sinh: Giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, từ đó loại bỏ các ổ nhiễm khuẩn trong phổi và phòng ngừa biến chứng. Tuy nhiên, nhóm thuốc này không có hiệu quả với viêm phổi cấp do virus hoặc nấm.
  • Thuốc hạ sốt (aspirin, paracetamol): Tác dụng hạ sốt, từ đó giảm bớt các triệu chứng khó chịu của bệnh và hồi phục sức khỏe.
  • Thuốc giảm ho, tiêu đờm, long đờm: Giúp hỗ trợ giảm ho, đau tức ngực, từ đó cải thiện khả năng thông khí, giảm khó thở ở người bệnh.

Biện pháp hỗ trợ giảm triệu chứng viêm phổi cấp

Ngoài thuốc điều trị, người mắc viêm phổi cấp cần phối hợp với các biện pháp hỗ trợ giảm triệu chứng khác để bệnh thuyên giảm nhanh như:

  • Bổ sung nước, điện giải: Dung dịch oresol, nước hoa quả, sữa,... không chỉ giúp hồi phục sức khỏe mà còn bù nước điện giải, hạ sốt và giảm các triệu chứng của bệnh.
  • Súc miệng hàng ngày bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng: Giúp giảm bớt triệu chứng ho và sát khuẩn miệng, họng và cải thiện viêm hiệu quả.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa và vitamin: Ngũ cốc, các loại rau xanh, hoa quả có màu đỏ,... Bạn nên chế biến dưới dạng súp hoặc nước ép để dễ tiêu hóa và phát huy hiệu quả tốt nhất.
  • Thở oxy: Rất cần thiết với trẻ em, người cao tuổi hoặc người mắc các bệnh mạn tính đường hô hấp. Thở oxy giúp nhanh chóng cải thiện nồng độ oxy trong máu, từ đó giảm khó thở, đau tức ngực và ngăn ngừa biến chứng.

nguoi-mac-viem-phoi-cap-co-the-dieu-tri-bang-thuoc-tay-y-

Người mắc viêm phổi cấp có thể điều trị bằng thuốc tây y

Bảo Phế Vương hỗ trợ điều trị, phòng ngừa các bệnh viêm đường hô hấp

Bên cạnh phác đồ điều trị phù hợp thì các biện pháp phòng ngừa viêm phổi cấp cũng như các bệnh viêm đường hô hấp khác cũng rất cần thiết. Tránh tình trạng bệnh tái phát thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng hô hấp của cơ thể.
Ngoài các biện pháp tăng cường sức khỏe như tập thể dục thể thao, chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học thì sử dụng các thực phẩm bảo vệ sức khỏe như Bảo Phế Vương cũng đang được nhiều người quan tâm.
Sản phẩm Bảo Phế Vương với thành phần chính từ Fibrolysin. Hoạt chất này là sự kết hợp giữa kẽm gluconate và methylsulfonylmethane, đem đến hiệu quả đặc biệt mà chưa có sản phẩm nào có tại Việt Nam. Các nghiên cứu tại nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Mỹ,...  đều cho thấy Fibrolysin có khả năng làm chậm quá trình xơ hóa và tái cấu trúc phổi, phế quản. Từ đó ngăn chặn các tổn thương không hồi phục trên đường hô hấp, duy trì khả năng thông khí phổi và phòng ngừa các biến chứng đường hô hấp khác.
Bên cạnh đó, thành phần Fibrolysin kết hợp với các chiết xuất từ thảo dược và yếu tố vi lượng vừa có tác dụng như kháng sinh thực vật, giúp kháng khuẩn, giảm viêm, vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch. Nhờ đó cải thiện nhanh chóng các triệu chứng  ho, đờm, khó thở và phòng ngừa các bệnh viêm đường hô hấp hiệu quả.

bao-phe-vuong-ho-tro-dieu-tri,-phong-ngua-viem-phoi-cap-

Bảo Phế Vương hỗ trợ điều trị, phòng ngừa viêm phổi cấp

Vì vậy, sử dụng Bảo Phế Vương hàng ngày kết hợp cùng lối sống khoa học, lành mạnh là giải pháp toàn diện giúp ngăn ngừa các bệnh viêm đường hô hấp và bảo vệ sức khỏe tốt nhất.
Viêm phổi cấp là bệnh phổ biến, đặc biệt ở trẻ em và người cao tuổi. Bệnh không chỉ gây các triệu chứng khó chịu mà còn có thể để lại nhiều di chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, bên cạnh các biện pháp điều trị, mọi người cần chủ động phòng ngừa viêm phổi cấp bằng cách sử dụng Bảo Phế Vương và các biện pháp luyện tập để bảo vệ sức khỏe toàn diện.

Bạn đọc vui lòng gọi đến số hotline 0916 751 651 - 0916 767 653 để nhận ngay các ưu đãi hấp dẫn về sản phẩm Bảo Phế Vương và được tư vấn chi tiết nhất về vấn đề sức khỏe.

Tài liệu tham khảo:
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/pneumonia/diagnosis-treatment/drc-20354210
https://www.healthline.com/health/pneumonia#prevention
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7173499/