Khó thở là triệu chứng thường gặp sau khi vận động mạnh, tập luyện thể dục thể thao nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh của cơ thể. Vậy khó thở là bệnh gì? Làm thế nào để phân biệt được triệu chứng khó thở là bình thường hay là tình trạng bệnh đường hô hấp? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để được giải đáp chi tiết nhất.
Các triệu chứng khó thở thường gặp
Khó thở là bệnh gì? Đây là triệu chứng thường gặp, tình trạng căng tức lồng ngực, có cảm giác thiếu không khí, nghẹt thở, thở gấp. Khó thở là phản ứng tự nhiên khi cơ thể cần nhiều oxy và năng lượng trong quá trình vận động thể lực.
Tuy nhiên, nhiều người cũng thường xuyên gặp phải tình trạng khó thở, hụt hơi kéo dài hoặc khó thở dù không vận động gắng sức. Điều này đặt ra câu hỏi khó thở là bệnh gì? Thực chất đây là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau trong cơ thể. Ngoài khó thở hụt hơi, người bệnh có thể xuất hiện thêm các triệu chứng:
- Cơ thể nóng, đổ nhiều mồ hôi.
- Có cảm giác hoảng sợ hoặc choáng ngợp, chân tay run rẩy.
- Căng tức lồng ngực, không thể hít vào và thở ra đúng cách.
- Thở rít, thở khó.
- Tim đập nhanh.
Nếu tình trạng khó thở kéo dài, không kiểm soát nhịp thở có thể gây ra suy giảm thông khí phổi và cung cấp oxy trong máu. Điều này dẫn đến môi, da, móng tay xanh tái, cơ thể mệt mỏi, thậm chí có thể gây hôn mê.
Khó thở là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau trong cơ thể
Khó thở là bệnh gì? Nguyên nhân gây ra khó thở
Khó thở là tình trạng rất phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Vì thế, khó thở là bệnh gì? Đây là triệu chứng gây ra bởi nhiều tác nhân khác nhau:
Khó thở do bệnh đường hô hấp
Nếu bạn đang thắc mắc khó thở là bệnh gì thì viêm đường hô hấp chính là nguyên nhân phổ biến nhất. Viêm đường hô hấp thường khiến đường thở bị sưng, co thắt cơ trơn, giảm khả năng thông khí và cung cấp oxy cho cơ thể. Do đó, khiến hoạt động hô hấp bị hạn chế, gây khó thở, ho và đau tức ngực. Một số bệnh đường hô hấp gây khó thở phổ biến nhất:
- Hen phế quản: Các cơn hen cấp có thể làm hẹp đường thở và tăng tiết nhầy, gây ra khó thở, thở khò khè, thở rít.
- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD): Tình trạng viêm đường thở kéo dài cùng với sự giảm thông khí khiến người bệnh thường xuyên gặp phải các triệu chứng khó thở, hụt hơi, ho có đờm, mệt mỏi.
- Xơ phổi: Làm giảm giãn nở phổi, từ đó giảm chức năng thông khí, dẫn đến khó thở, thở gấp, thở ngắn và thiếu oxy tại các mô trong cơ thể.
- Tràn dịch màng phổi: Triệu chứng khó thở rất thường gặp ở người mắc tràn dịch màng phổi, đặc biệt là khó thở khi nằm nghiêng về phía phổi bị tràn dịch.
Khó thở có thể do nhiều bệnh đường hô hấp khác nhau. Tuy nhiên đặc điểm chung của các bệnh này là đều gây phản ứng viêm kéo dài, dẫn đến xơ hóa và thay đổi cấu trúc đường thở. Đây là nguyên nhân cốt lõi dẫn đến tình trạng giảm thông khí đường thở và khả năng hô hấp, từ đó dẫn đến khó thở, hụt hơi kéo dài.
Bệnh viêm đường hô hấp gây khó thở, hụt hơi, ho có đờm, đau tức ngực
Khó thở do bệnh tim mạch
Ngoài bệnh đường hô hấp thì các vấn đề về tim mạch cũng là nguyên nhân hàng đầu gây khó thở kéo dài. Tình trạng suy tim, rối loạn nhịp tim hoặc bệnh cơ tim gây ảnh hưởng đến khả năng bơm máu của tim tới phổi. Điều này làm giảm thông khí phổi và cung cấp oxy tới các cơ quan trong cơ thể.
Người mắc bệnh về tim mạch thường xuyên gặp khó thở khi nằm, vào ban đêm hay khi vận động mạnh. Tình trạng này kéo dài làm suy giảm nghiêm trọng sức khỏe và khả năng vận động của người bệnh.
Khó thở do các bệnh lý khác
Một số tình trạng sức khỏe khác cũng có thể là tác nhân gây khó thở, hụt hơi:
- Thiếu máu: Dẫn đến giảm oxy từ phổi tới các cơ quan khác, từ đó gây ra suy giảm thông khí phổi và khó thở mạn tính.
- Rối loạn lo âu: Khiến cơ thể luôn trong tình trạng căng thẳng, mệt mỏi. Do đó làm tăng nhịp tim và co bóp đường thở, khiến người bệnh cảm thấy khó thở, mệt mỏi.
- Béo phì: Làm tăng nhu cầu năng lượng của cơ thể, dẫn đến tăng trao đổi khí và nhịp thở. Ngoài ra, béo phì cũng khiến chèn ép phổi, gây ảnh hưởng tới hoạt động hô hấp. Vì vậy, người béo phì thường xuyên cảm thấy khó thở và mệt mỏi, đặc biệt khi vận động mạnh.
>>> XEM THÊM: Thông tin tổng quan về viêm phế quản phổi và cách điều trị
Cách giảm nhanh triệu chứng khó thở, hụt hơi
Bên cạnh các thông tin liên quan đến khó thở là bệnh gì thì cách giảm cơn khó thở, hụt hơi cũng rất cần thiết. Việc điều trị khó thở phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, có thể điều trị bằng thuốc hoặc các biện pháp vật lý trị liệu bổ trợ.
Thay đổi lối sống giúp cải thiện chức năng hô hấp
Các biện pháp thay đổi lối sống rất cần thiết với người mắc khó thở, hụt hơi, giúp kiểm soát cơn khó thở và các triệu chứng khó chịu khác. Cụ thể:
- Tránh tiếp xúc với khói thuốc lá, khói bụi và các tác nhân gây dị ứng.
- Kiểm soát cân nặng ở mức bình thường, tránh tình trạng thừa cân, béo phì.
- Tránh vận động quá sức hoặc tinh thần hoảng loạn, gây khó kiểm soát nhịp thở và khó thở, đau tức ngực, mệt mỏi.
- Điều chỉnh tư thế ngủ: Khi ngủ nên kê cao đầu và kê thêm gối phía dưới đầu gối, giúp phổi được hoạt động tốt hơn, tránh khó thở khi ngủ.
Điều chỉnh tư thế ngủ cải thiện triệu chứng khó thở
Bài tập vật lý trị liệu giảm khó thở
Khi xuất hiện các cơn khó thở, việc kiểm soát nhịp thở thông qua các bài tập vật lý trị liệu là rất quan trọng. Vì chúng có thể giúp loại bỏ triệu chứng nhanh chóng và điều hòa hoạt động của hệ hô hấp. Một số bài tập giảm khó thở hiệu quả từ chuyên gia là:
Động tác thở mím môi
Tư thế thở mím môi giúp làm chậm nhịp thở, thở sâu và đều hơn. Do đó giúp giảm tình trạng căng thẳng và khó thở. Người bệnh có thể thực hiện theo các bước:
- Ngồi thẳng lưng, thả lỏng cổ và vai.
- Từ từ hít thở bằng mũi, đếm từ 1 đến 2 rồi dừng lại, miệng ngậm chặt.
- Mím môi lại giống như đang huýt sáo.
- Thở ra từ từ bằng miệng, đếm từ 1 đến 4.
- Tiếp tục lặp lại trong 5 phút để tình trạng khó thở được cải thiện.
Động tác thở bằng cơ hoành
Kiểm soát nhịp thở bằng cơ hoành giúp mở rộng thể tích lồng ngực, giảm số nhịp thở và cải thiện tình trạng khó thở.
Để thực hiện động tác này, người bệnh làm theo các bước:
- Ngồi trên ghế, thả lỏng vùng vai, đầu và cổ, đặt một tay lên bụng.
- Hít vào bằng mũi, bạn sẽ cảm thấy vùng bụng phồng lên theo nhịp thở.
- Thở ra hết cỡ bằng miệng, kết hợp với siết chặt các cơ vùng bụng, bạn sẽ thấy vùng bụng lõm vào.
- Lặp lại động tác hít thở trong vòng 5 phút.
Sử dụng thuốc trị khó thở
Các thuốc trị khó thở chủ yếu tác động vào nguyên nhân gây bệnh, từ đó cải thiện triệu chứng. Một số thuốc thường được sử dụng:
- Thuốc giãn phế quản dạng hít (salbutamol, salmeterol): Cải thiện triệu chứng khó thở do hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), viêm phế quản mạn tính,...
- Corticosteroid: Áp dụng đối với người mắc khó thở do các bệnh viêm đường hô hấp, hen phế quản, COPD,...
- Thuốc chống dị ứng: Đối với người mắc khó thở, ho khan, ho có đờm do dị ứng đường thở.
- Thuốc giảm ho, long đờm: Giảm triệu chứng khó thở do ho có đờm đặc, ho khan đau rát họng,...
Thuốc trị khó thở giúp điều trị nguyên nhân và giảm triệu chứng bệnh
Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Bạn cần đến ngay cơ sở y tế nếu xuất hiện các triệu chứng:
- Khó thở kéo dài trên 30 phút, tình trạng khó thở không cải thiện dù đã nghỉ ngơi và áp dụng các biện pháp hỗ trợ thở.
- Ngất xỉu, tinh thần hoảng loạn, không tỉnh táo.
- Đau tức ngực, cảm giác đè nặng lồng ngực, đường thở bị bóp nghẹt, không thể kiểm soát nhịp thở.
- Môi, da, móng tay xanh tái, nhợt nhạt.
>>> XEM THÊM: Thông tin cần biết về xơ hóa phổi và cách kiểm soát bệnh
Phòng ngừa các bệnh đường hô hấp gây khó thở nhờ Bảo Phế Vương
Ngoài các biện pháp thay đổi lối sống thì Bảo Phế Vương là cách hiệu quả nhất để phòng ngừa khó thở và các bệnh đường hô hấp khác. Sản phẩm thảo dược Bảo Phế Vương có thành phần chính là Fibrolysin, hợp chất của kẽm gluconate và methylsulfonylmethane (MSM). Các nghiên cứu khoa học tại Mỹ, Ai Cập, Trung Quốc đều cho thấy tác dụng nổi bật của Fibrolysin trong phòng ngừa và điều trị các bệnh đường hô hấp, cụ thể:
- Kẽm gluconate có tác dụng kháng viêm, bảo vệ biểu mô đường thở và giảm nguy cơ mắc ung thư phổi, từ đó làm giảm khó thở do các bệnh viêm đường hô hấp, dị ứng.
- Methylsulfonylmethane (MSM) chứa lưu huỳnh tự nhiên, có khả năng kháng viêm, ngăn chặn quá trình xơ hóa, tái cấu trúc đường thở.
Do đó, Fibrolysin có tác dụng vào chính căn nguyên gây bệnh, bảo vệ niêm mạc đường thở toàn diện, phòng ngừa khó thở và các bệnh viêm đường hô hấp.
Ngoài Fibrolysin, Bảo Phế Vương còn được bổ sung thêm các tinh chất từ dược liệu như: Xạ đen, xạ can, tạo giác, nhũ hương, bán biên liên và yếu tố vi lượng, giúp tăng cường tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn. Từ đó giảm nhanh tình trạng khó thở do viêm đường hô hấp, co thắt đường thở và cải thiện khả năng thông khí.
Với sự kết hợp hài hòa của các thành phần nêu trên, Bảo Phế Vương là giải pháp hiệu quả để phòng ngừa khó thở, hụt hơi và các bệnh viêm đường hô hấp. Liên hệ ngay HOTLINE 0916 751 651 - 0916 767 653 để được tư vấn và đặt mua Bảo Phế Vương chính hãng.
Bảo Phế Vương giúp hỗ trợ cải thiện khó thở
Bị ho, khó thở kéo dài, dùng Bảo Phế Vương hỗ trợ điều trị có được không? Mời các bạn xem ngay những chia sẻ của TS Hoàng Văn Huấn thông qua video dưới đây:
Khó thở là triệu chứng thường gặp ở mọi lứa tuổi, gây ảnh hưởng tới sức khỏe và khả năng lao động của người bệnh. Để điều trị và phòng ngừa khó thở hiệu quả, ngoài sử dụng thuốc, người bệnh nên kết hợp sử dụng Bảo Phế Vương và có chế độ sinh hoạt phù hợp.
Hy vọng các thông tin trong bài viết giúp bạn có câu trả lời chính xác khó thở là bệnh gì và bảo vệ sức khỏe tốt nhất. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến các bệnh viêm đường hô hấp, bạn hãy liên hệ đến hotline: 0916 751 651 - 0916 767 653 để được tư vấn chi tiết.
Tài liệu tham khảo:
https://www.healthline.com/health/home-treatments-for-shortness-of-breath#see-a-doctor
https://www.healthline.com/health/what-does-shortness-of-breath-feel-like#when-to-seek-care
https://www.blf.org.uk/support-for-you/breathlessness/treatment