Ho là một triệu chứng thường gặp ở nhiều bệnh. Đây là một phản xạ tự nhiên của cơ thể để giúp bảo vệ đường hô hấp khi đường thở bị kích thích hay bị viêm, nhằm loại bỏ các chất làm nghẽn đường thở, cải thiện luồng thông khí. Tuy nhiên, ở những người bị ho mạn tính kéo dài nhiều ngày, thì đây lại là một vấn đề đáng lo ngại. Bởi nó có thể liên quan đến bệnh lý đường hô hấp.

Ho mạn tính là gì?

Ho là một phản xạ của cơ thể giúp làm sạch và đẩy các chất kích thích, các chất tiết ra từ phổi để giúp loại bỏ những yếu tố gây bệnh đường hô hấp. Tuy nhiên, ho nặng, ho dai dẳng kéo dài thì ngược lại, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Tình trạng ho như vậy được gọi là ho mạn tính, có thể kéo dài từ 4 tuần trở lên với trẻ em, hoặc trên 8 tuần với người lớn. Các cơn ho có thể xuất hiện nhiều về đêm và làm gián đoạn giấc ngủ. Trong nhiều trường hợp nặng hơn, cơn ho còn gây đau, gây nôn mửa, đau đầu, chóng mặt thậm chí là gãy xương sườn.

>>> Xem thêm: Nguyên nhân gây ho

Vì thế, để có thể giúp cắt được những cơn ho mạn tính, bạn cần xác định rõ các nguyên nhân và triệu chứng của bệnh.

Ho mạn tính là tình trạng ho kéo dài, gây ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày của bạn.

Ho mạn tính là tình trạng ho kéo dài, gây ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày của bạn.

Nguyên nhân của cơn ho mạn tính?

Ho mạn tính có thể xảy ra do một, hoặc nhiều nguyên nhân được kể đến dưới đây:

Ho do chảy dịch mũi sau

Khi xoang mũi của bạn tạo ra nhiều dịch nhầy, nó có thể chảy xuống phía sau cổ họng, làm kích thích phản xạ gây ho. Cơn ho này sẽ có đờm hoặc không, thường nặng hơn về đêm. Bạn có thể cảm thấy hơi ngứa cổ, hắt hơi, ngứa và chảy nước mắt.

Cơn ho do hen suyễn

Hen suyễn là một trong những căn bệnh hô hấp mạn tính thường gặp, gây viêm khí phế quản, làm hạn chế sự lưu thông luồng khí tại phổi. Có nhiều nguyên nhân làm kích hoạt một cơn hen cấp tính như phấn hoa, lông thú, khói thuốc lá, khói bụi, dị ứng thực phẩm. Biểu hiện của cơn hen thường là phản xạ ho, kèm theo việc thở khò khè, tức ngực. Cơn hen về đêm thường nặng hơn, đôi khi việc tập luyện quá sức cũng gây ra tình trạng ho ở những người bệnh hen.

Ho do nhiễm trùng đường hô hấp

Hầu hết các bệnh đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, cúm, cảm lạnh, bệnh phổi mạn tính hoặc bất cứ nhiễm trùng nào tại hô hấp đều có biểu hiện ho. Cơn ho ở các bệnh này có thể nhẹ hoặc nặng tùy vào mức độ của bệnh. Người bệnh có thể ho khan hoặc ho có đờm, kèm theo dịch nhầy tại phổi, phế quản. Nếu nhiễm trùng nặng, đờm và chất nhầy sẽ có màu vàng, xanh, có mùi hôi khó chịu.

Cơn ho mạn tính có thể xuất hiện về đêm làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Cơn ho mạn tính có thể xuất hiện về đêm làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Nút gọi 

Ho do việc sử dụng thuốc

Ở người bệnh suy tim hoặc cao huyết áp cũng có thể bị ho do tác dụng phụ của thuốc. Với các thuốc hạ huyết áp thuộc nhóm ức chế men chuyển, tác dụng phụ của nó là gây ho khan cho bệnh nhân.

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác ít gặp hơn nhưng cũng gây ra tình trạng ho mạn tính, bao gồm: Hít sặc trong khi ăn ở người lớn, hít phải các vật lạ ở trẻ em; giãn phế quản; viêm tiểu phế quản; viêm phế quản dị ứng (không do hen suyễn); trào ngược dạ dày – thực quản,…

Bên cạnh đó, các yếu tố môi trường cũng làm tăng nguy cơ mắc ho mạn tính như môi trường làm việc bị ô nhiễm; bụi, hóa chất công nghiệp; do khói thuốc lá; do cơ địa dị ứng.

Tất cả những điều này đều là nguyên nhân khiến cho bạn bị ho mạn tính, kèm theo những triệu chứng sau:

−       Chảy nước mũi, nghẹt mũi, có cảm giác chất dịch chảy xuống phía sau cổ họng;

−       Ho nhiều gây đau rát cổ họng;

−       Khàn tiếng;

−       Thở khò khè, thở dốc;

−       Ợ nóng, có vị chua trong miệng;

−       Trường hợp nặng có thể ho ra máu.

Nếu bạn có những dấu hiệu kể trên, hãy kiểm soát ho mạn tính bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ, và điều trị để làm giảm triệu chứng ho.

Dùng thuốc để cắt cơn ho có thể cải thiện tình trạng ho mạn tính.

Dùng thuốc để cắt cơn ho có thể cải thiện tình trạng ho mạn tính.

>>> Xem thêm: Khắc phục cơn ho cho trẻ 

Điều trị cho người bị ho mạn tính bằng cách nào?

Điều trị ho mạn tính sẽ phụ thuộc vào từng nguyên nhân gây ho. Nếu bạn đang dùng thuốc ức chế men chuyển, bác sĩ có thể dựa trên biểu hiện của tác dụng phụ là gây ho kéo dài và thay thế một vài loại thuốc khác. Các thuốc có thể được dùng để cắt cơn ho mạn tính gồm:

−       Thuốc kháng histamine, thuốc chống viêm và chống sung huyết mũi: dùng cho ho do dị ứng, hoặc do chảy dịch mũi sau;

−       Thuốc điều trị hen dạng hít: Làm giãn phế quản khi có cơn ho hen;

−       Kháng sinh: Nếu ho do nhiễm trùng, nhiễm khuẩn;

−       Thuốc ức chế acid: Ho do trào ngược dạ dày thực quản;

−       Thuốc ức chế cơn ho: Ho về đêm kéo dài hoặc những cơn ho dai dẳng làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Bên cạnh việc dùng thuốc điều trị, duy trì một lối sinh hoạt lành mạnh cũng rất quan trọng để tránh bị nhiễm bệnh gây ho, bỏ hút thuốc lá và hạn chế tiếp xúc với các chất kích thích niêm mạc đường thở. Người bệnh cũng có thể kết hợp sử dụng một số loại thảo dược có công dụng làm dịu cổ họng, chống viêm và giảm bớt cơn ho như gừng, mật ong, chanh, tỏi,… Đây đều là những vị thuốc dân gian rất gần gũi và dễ tìm thấy ngay trong tủ bếp mỗi gia đình.

Điều trị ho mạn tính bằng các thảo dược thiên nhiên.

Điều trị ho mạn tính bằng các thảo dược thiên nhiên.

 >>> Xem thêm: Chữa ho bằng bài thuốc dân gian

Ngoài ra, để biết thêm về cách chữa ho cho trẻ nhỏ, hãy tham khảo ngay những chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh trong video dưới đây:


Hiện nay, sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc từ thảo dược, giúp làm giảm triệu chứng ho do bệnh đường hô hấp đang là xu hướng được nhiều người ưu tiên lựa chọn. Trong đó, không thể không nhắc đến thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bảo Phế Vương.

Bảo Phế Vương có chứa Fibrolysin – hoạt chất chính, có tác dụng chống viêm, chống xơ hóa và chống tái cấu trúc niêm mạc đường thở, giúp duy trì sự đàn hồi của đường thở để hoạt động hít thở nhịp nhàng hơn. Kết hợp với chiết xuất từ nhiều vị thảo dược quý như nhũ hương, bán biên liên, xạ đen, tạo giác, xạ can có công dụng như những kháng sinh thực vật, kháng viêm, kháng khuẩn; đồng thời hỗ trợ thanh phế, trừ ho, giảm đờm.

Bảo Phế Vương

Bảo Phế Vương giúp làm giảm nhanh các cơn ho mạn tính và phòng ngừa ho tái phát

Mua ngay 

Sản phẩm cũng được bổ sung thêm các yếu tố vi lượng Selen và Iod, giúp tăng cường miễn dịch, bảo vệ niêm mạc tế bào tại đường hô hấp. Từ đó làm giảm sự nhạy cảm của đường hô hấp với các tác nhân kích ứng cơn ho.

Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây ho mạn tính và cách điều trị, phòng ngừa các cơn ho.

Mọi thắc mắc liên quan tới tình trạng ho khan, ho kéo dài hay các bệnh lý hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, bạn có thể liên hệ tới tổng đài miễn cước 18006302 hoặc hotline (ZALO/ VIBER): 0916751651 - 0916767653 để được hỗ trợ tốt nhất!

Vũ Khánh

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.