Ho là một triệu chứng rất dễ gặp trong điều kiện môi trường sống bị ô nhiễm, không khí ẩm ướt, sự thay đổi thời tiết đột ngột,… Không chỉ vậy, ho còn là dấu hiệu cảnh báo của nhiều căn bệnh đường hô hấp mà người bệnh thường chủ quan không nghĩ đến. Vậy tại sao lại có sự xuất hiện của những cơn ho? Trong bài viết này sẽ giúp bạn tìm lời giải đáp: Nguyên nhân gây ho là gì và cách điều trị.

Bạn biết gì về những cơn ho?

Ho là một biểu hiện thường gặp, đây không phải là một bệnh, mà là triệu chứng của các bệnh liên quan đến hô hấp, tiêu hóa và một số ít các bệnh tim mạch. Cơn ho xảy ra do các tế bào tại đường hô hấp bị kích thích và làm cho phổi cần phải đẩy không khí ra ngoài.

Ho là phản xạ của cơ thể để giúp loại bỏ các yếu tố gây hại ra khỏi đường hô hấp

Ho là phản xạ của cơ thể để giúp loại bỏ các yếu tố gây hại ra khỏi đường hô hấp

 

Thông thường, cơn ho có thể xuất hiện khi bạn có một đợt cảm cúm, cảm lạnh, tùy thuộc vào thời gian kéo dài và mức độ của cơn ho. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp nhiễm trùng hô hấp, ho có thể kèm theo đờm, chất nhầy, thậm chí có lẫn máu. Lúc này, ho chính là biểu hiện cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm hơn như lao phổi, viêm phổi, viêm phế quản mạn tính, ung thư phổi. Bạn sẽ cần lưu ý đến những triệu chứng của cơ thể khi ho để chủ động điều trị vấn đề này.

>>> Xem thêm: Ho bắt nguồn do đâu?

Triệu chứng thường gặp khi bị ho là gì?

Ho có thể cấp tính hoặc là ho mạn tính, và là dấu hiệu của nhiều bệnh lý. Vậy những triệu chứng đi kèm khi bạn bị ho là gì?

−       Ớn lạnh, mệt mỏi do cúm, cảm lạnh;

−       Sốt nhẹ, chảy nước mũi, nghẹt mũi;

−       Nhức mỏi cơ thể;

−       Ho kéo dài gây đau đầu, đau rát cổ họng;

−       Ho có đờm, chất nhầy (có thể do nhiễm trùng phổi, phế quản, viêm xoang);

−       Ho về đêm làm gián đoạn giấc ngủ.

Với những biểu hiện kèm theo ho, hầu hết chúng sẽ tự mất đi nếu bạn chỉ bị cảm cúm, cảm lạnh. Nhưng nếu cơn ho không giảm sau 7 ngày và có thêm những dấu hiệu như ho ra máu, sốt cao, khó thở,… bạn sẽ cần sớm được chẩn đoán nguyên nhân và điều trị ho.

>>> Xem thêm: Dấu hiệu của cơn ho

Các nguyên nhân gây ho

Các nguyên nhân gây ho

Nguyên nhân gây ho là gì?

Có nhiều nguyên nhân gây kích ứng phổi và phế quản để dẫn đến phản xạ ho:

−       Khói thuốc lá: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất ở những người bị ho mạn tính. Các chất gây ho khác từ môi trường có thể là bụi phấn hoa, lông da thú cưng, bụi hóa chất công nghiệp, ô nhiễm do khói bụi xe cộ, độ ẩm môi trường thấp,…

−       Ho do dị ứng và hen suyễn;

−       Ho do thay đổi không khí đột ngột, nhất là khi thời tiết lạnh: Không khí lạnh đi vào khoang ngực đột ngột khi chưa được làm ẩm và làm ấm có thể gây ho, kích ứng ở người bệnh hen suyễn, viêm phổi mạn và viêm phế quản mạn tính.

−       Ho do viêm, nhiễm trùng tại phổi, phế quản: Viêm nhiễm tại đường hô hấp cũng là một nguyên nhân làm xuất hiện các cơn ho, nhất là ở những người mắc bệnh viêm phổi, viêm phế quản.

Ngoài ra, bạn cũng có thể bị ho nếu gặp phải hội chứng ngưng thở khi ngủ, bị trầm cảm, hoặc ho do tác dụng phụ của một số thuốc điều trị tăng huyết áp, tim mạch.

>>> Xem thêm: Nguyên nhân gây ho

Những cách giúp chẩn đoán và điều trị ho là gì?

Việc chẩn đoán ho được dựa trên các thông tin mà người bệnh cung cấp cho bác sĩ. Trong đó, thông tin cần thiết để giúp chẩn đoán chính xác gồm: Thời gian ho, các dấu hiệu và triệu chứng có liên quan.

chẩn đoán ho

Chẩn đoán cơn ho giúp tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị

 

−       Cơn ho cấp tính: Ở người có cơn ho cấp tính, bác sĩ sẽ dễ dàng chẩn đoán tình trạng của người bệnh qua các biểu hiện đi kèm. Nhưng với đối tượng là người cao tuổi, hoặc người có hệ miễn dịch suy yếu thì việc kiểm tra chức năng phổi và chụp X-quang là cần thiết để tìm ra nguyên nhân gây ho. Bởi đây là những người có nguy cơ cao mắc viêm phổi.

−       Cơn ho mạn tính: Với những người có cơn ho kéo dài, để tìm ra đúng nguyên nhân gây ho là gì và có hướng điều trị cho người bệnh, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện thêm xét nghiệm chuyên khoa, tùy vào những triệu chứng đi kèm.

Khi đã chẩn đoán chính xác tình trạng ho, việc điều trị và chăm sóc sức khỏe được đưa ra nhằm cải thiện các cơn ho. Vậy những biện pháp được dùng để điều trị và làm giảm cơn ho là gì?

Các cơn ho do cảm cúm, cảm lạnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Nhưng nếu cơn ho làm cho bạn khó chịu, ảnh hưởng đến nhiều hoạt động thường ngày thì việc sử dụng một số thuốc ức chế cơn ho có thể được lựa chọn. Trường hợp ho do nhiễm trùng đường hô hấp, có thể phải dùng đến thuốc kháng khuẩn, loại bỏ tác nhân chính gây ho.

>>> Xem thêm: Điều trị ho tại nhà

Để hỗ trợ điều trị ho cho trẻ nhỏ tại nhà có hiệu quả, hãy xem ngay những chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh trong bài viết dưới đây:

Với việc điều trị và làm giảm cơn ho, một chế độ sinh hoạt đầy đủ là điều cần thiết mà bất cứ người bệnh nào cũng nên lưu ý. Bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau để kiểm soát cơn ho:

−       Tăng cường miễn dịch tự nhiên bằng cách bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, dành nhiều thời gian cho cơ thể được nghỉ ngơi;

−       Uống nhiều nước ấm, xông hơi nước để làm loãng đờm, dịch nhầy (nếu có);

−       Rửa sạch mũi và súc họng bằng nước muối sinh lý để sát trùng, làm thông thoáng cho đường thở và hạn chế cơn ho;

−       Không hút thuốc lá, tránh xa những nơi có nhiều khói thuốc;

−       Hạn chế những nơi có không khí lạnh, ẩm ướt;

−       Đeo khẩu trang để tránh hít phải các tác nhân, hoặc dị vật gây kích ứng cơn ho;

−       Sử dụng mật ong, chanh, gừng, lá húng chanh, trà cam thảo… trong đồ ăn, thức uống hàng ngày để giúp kháng viêm, sát khuẩn cổ họng, giảm kích ứng và giảm cơn ho.

Mật ong và chanh là bài thuốc dân gian giúp trị ho hiệu quả

Mật ong và chanh là bài thuốc dân gian giúp trị ho hiệu quả

 

Ngoài ra, người bệnh thường bị ho kéo dài, ho về đêm gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng nên áp dụng các bài tập nâng cao sức khỏe, điều chỉnh nhịp thở để tránh các cơn ho. Đồng thời, kết hợp sử dụng các thực phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc từ thảo dược cũng đang là liệu pháp được nhiều người lựa chọn. Với sản phẩm nổi bật là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bảo Phế Vương.

Bảo Phế Vương là sản phẩm được nghiên cứu và bào chế dạng viên nén theo công nghệ hiện đại. Trong mỗi viên nén đều có thành phần chính Fibrolysin giúp chống xơ hóa, chống tái cấu trúc niêm mạc đường hô hấp và hỗ trợ phục hồi chức năng thở. Sản phẩm còn được bổ sung thêm chiết xuất từ nhiều vị dược liệu quý và các yếu tố vi lượng giúp nâng cao sức đề kháng cho hệ hô hấp của cơ thể, đồng thời hỗ trợ làm giảm triệu chứng ho nhờ công dụng thanh phế, trừ ho, giảm đờm hiệu quả.

Bảo Phế Vương

Bảo Phế Vương giúp làm giảm nhanh triệu chứng ho ở đường hô hấp

Không chỉ vậy, chiết xuất thảo dược từ nhũ hương, tạo giác, xạ đen, xạ can, bán biên liên còn có tác dụng như kháng sinh thực vật, giúp chống viêm, kháng khuẩn đường hô hấp hiệu quả. Đồng thời hỗ trợ phòng ngừa tái phát cơn ho do các bệnh lý hô hấp gây nên.

Trên đây là những kiến thức giúp bạn hiểu rõ các nguyên nhân gây ho là gì, cũng như cách để chẩn đoán và điều trị, kiểm soát cơn ho. Hy vọng bài viết này sẽ mang lại lợi ích cho bạn đọc trong việc bảo vệ sức khỏe mỗi ngày!

Mọi thắc mắc liên quan tới tình trạng ho khan, ho kéo dài hay các bệnh lý hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, bạn có thể liên hệ tới hotline (ZALO/ VIBER): 0916751651 - 0916767653 để được hỗ trợ tốt nhất!

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.