Hen suyễn là một trong những căn bệnh viêm đường hô hấp mạn tính không thể chữa khỏi. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể phòng tránh các cơn hen cấp và kiểm soát triệu chứng của bệnh. Vậy có cách nào để giúp người bệnh hen suyễn tránh được cơn kích ứng từ những tác nhân thường gặp hàng ngày?

Các tác nhân gây cơn hen cấp tính thường gặp là gì?

Hen suyễn vốn là tình trạng viêm mạn tính các đường ống dẫn khí, làm cho đường hô hấp bị phù nề và trở nên nhạy cảm với bất kỳ yếu tố nào được hít vào qua đường thở.

Khi đường dẫn khí bị các yếu tố lạ gây kích ứng, các cơ hô hấp ở xung quanh co thắt chặt lại, thu hẹp đường kính ống dẫn khí, ngăn cản quá trình di chuyển của các luồng khí tại phổi. Đồng thời, do bị viêm và phù nề nên niêm mạc đường hô hấp có thể tạo ra chất nhầy, dịch đờm nhiều hơn bình thường gây dính, tắc hô hấp.

Chuỗi các phản ứng như vậy khi xảy ra liên tục sẽ tạo nên những cơn hen cấp ở người bệnh hen suyễn, và làm ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động của họ trong cuộc sống thường ngày. Chính vì thế, để giúp việc kiểm soát bệnh hen suyễn tốt hơn, việc tìm hiểu rõ những tác nhân kích ứng thường gặp là điều không nên chủ quan.

Lông vật nuôi có thể gây kích ứng cơn hen cấp ở người bệnh

Lông vật nuôi có thể gây kích ứng cơn hen cấp ở người bệnh

 Nút gọi

Những yếu tố kích ứng cơn hen cấp thường gặp hàng ngày có thể kể đến là:

Yếu tố trong không khí: Phấn hoa, khói bụi, ô nhiễm không khí, khói thuốc lá, bụi thực vật,… là những nguyên nhân hàng đầu có thể làm cho cơn hen suyễn cấp tính bùng lên. Đặc biệt là vào mùa thu và mùa xuân, khi lượng phấn hoa trong không khí cao nhất trong năm.

Lông vật nuôi trong nhà: Các loài vật nuôi như chó, mèo, chuột hamster,… thường rất đáng yêu với bộ lông mềm mượt. Tuy nhiên, người bệnh hen suyễn lại rất dễ dị ứng với bộ lông của các con vật này.

Mạt bụi trong nhà: Mạt bụi là một chất gây dị ứng phổ biến và thường gặp trong phòng khách, phòng ngủ hay văn phòng làm việc của chúng ta. Với người hen suyễn, nếu không để ý sẽ rất dễ lên cơn hen cấp ngay trong khi đang ngủ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng.

Nấm mốc: Tác nhân gây hại này dễ gặp ở những môi trường ẩm ướt trong nhà bếp, nhà tắm hoặc các tầng hầm, gác xép. Đây là những khu vực có độ ẩm cao, thuận lợi cho nấm mốc phát triển và gây bệnh viêm nhiễm đường hô hấp nếu chẳng may bạn hít phải.

Côn trùng: Những loài côn trùng như gián không chỉ làm ảnh hưởng đến vấn đề vệ sinh trong nhà, mà nó còn có thể là nguyên nhân gây bùng phát một cơn hen cấp. Vì thế, loại bỏ chúng khỏi không gian sống của bạn cũng giúp bảo vệ cho người bệnh hen suyễn tốt hơn.

Ngoài những tác nhân kể trên, thì yếu tố thời tiết và tinh thần, thể trạng sức khỏe của chính bệnh nhân bị hen cũng góp phần quan trọng vào việc cơn hen cấp có xuất hiện hay không. Bởi vậy, việc phòng tránh bất cứ yếu tố kích ứng nào cũng sẽ giúp việc kiểm soát bệnh dễ dàng hơn mỗi ngày.

>>> Xem thêm: Bạn có chắc mình đã hiểu rõ bệnh hen suyễn?

Làm gì để tránh gây ra cơn hen cấp cho người bệnh hen suyễn?

Để tránh gây ra cơn hen cấp, người bệnh hen suyễn hoặc người nhà bệnh nhân cần lưu ý các điều sau:

−       Giữ bình tĩnh khi cơn hen xuất hiện: Hen suyễn thường ít khi xuất hiện đột ngột, nó có thể tạo ra những triệu chứng nhẹ trước đó với các cơn ho kéo dài vài giây đến vài phút. Khi có dấu hiệu của cơn hen, người bệnh nên bình tĩnh, hít thở sâu và có thể uống một ngụm nhỏ nước ấm để làm dịu cổ họng, giảm bớt cơn ho.

−       Dùng thuốc dạng hít để làm giãn phế quản: Người bệnh hen thường được bác sĩ khuyên nên mang theo thuốc cắt cơn hen cấp bên người. Vì thế, dùng thuốc là cách để làm giãn tạm thời các cơ hô hấp, giúp kiểm soát hơi thở tốt hơn và xoa dịu cơn hen tức thì.

Khi xuất hiện cơn hen cấp nên làm gì?

Khi xuất hiện cơn hen cấp nên làm gì?

 

−       Đeo khẩu trang khi ra ngoài: Là cách để tránh tối đa việc có thể hít phải bất kỳ yếu tố gây cơn ho hen, đồng thời cũng giúp cho người bệnh không hít phải không khí khô lạnh.

−       Giữ vệ sinh không gian và môi trường sống: Thường xuyên dọn dẹp nhà để tránh bụi bẩn, nấm mốc tích tụ và phát triển; thay vỏ chăn, ga đệm, gối, rèm cửa định kỳ hàng tuần; vệ sinh bộ lọc không khí của máy điều hòa và quạt;… là những cách để giữ cho nhà bạn luôn sạch, hạn chế nguy cơ tái phát ở người bệnh hen.

−       Không nuôi thú cưng trong nhà hoặc giữ chúng tránh xa khu vực phòng ngủ, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với lông của các loài vật nuôi.

Tránh xa vật nuôi để không dị ứng với lông của chúng

Tránh xa vật nuôi để không dị ứng với lông của chúng

 >>> Xem thêm: Phân biệt hen suyễn với bệnh viêm đường hô hấp khác như thế nào?

−       Dùng máy làm ẩm không khí hoặc xông hơi với nước nóng để giữ cho niêm mạc hô hấp trên luôn ẩm, không bị khô căng, giúp làm giảm sự nhạy cảm của đường hô hấp khi hít thở.

−       Uống nước ấm để làm dịu nhanh cơn ho hen, đồng thời giữ cho niêm mạc phế quản luôn ẩm, làm loãng chất nhầy tại phế quản để dễ dàng đẩy chúng ra ngoài nhờ phản xạ ho.

−       Luyện tập các kỹ thuật hỗ trợ thở để cải thiện lưu thông khí và tăng dung tích phổi, giúp điều hòa nhịp thở dễ dàng hơn.

−       Kết hợp sử dụng những liệu pháp tự nhiên bằng các loại thảo dược như trà mật ong, trà gừng, cam thảo,… Đồng thời bổ sung chế độ ăn đủ dinh dưỡng giúp nâng cao thể trạng cho người bệnh, tăng sức đề kháng tự nhiên giúp chống lại các tác nhân gây viêm nhiễm đường hô hấp.

Bên cạnh những cách trên, người bệnh cũng có thể lựa chọn sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh hen suyễn tái phát. Với xu hướng mới hiện nay, sản phẩm nổi bật được nhiều chuyên gia khuyên nên dùng là Bảo Phế Vương.

Bảo Phế Vương

Bảo Phế Vương giúp hỗ trợ điều trị và cải thiện các triệu chứng của bệnh hen suyễn

Mua ngay

Trong Bảo Phế Vương có chứa thành phần chính gồm hoạt chất Fibrolysin, kết hợp với chiết xuất từ nhiều thảo dược quý (nhũ hương, bán biên liên, xạ đen, xạ can, tạo giác), bổ sung thêm các vi khoáng chất Selen và Iod. Nhờ đó, sản phẩm giúp mang đến công dụng:

−       Ngăn chặn sự hình thành các mô sẹo, chống xơ hóa phổi và chống tái cấu trúc niêm mạc đường thở;

−       Kháng viêm, kháng khuẩn; hỗ trợ thanh phế, trừ ho, giảm đờm và làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh lý đường hô hấp;

−       Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giảm nhạy cảm với các yếu tố kích ứng từ môi trường, bảo vệ niêm mạc tế bào.

Với công thức toàn diện này, sản phẩm Bảo Phế Vương không chỉ giúp phòng ngừa nguy cơ tái phát cho người bệnh hen suyễn, mà còn phòng tránh được các bệnh lý hô hấp mạn tính khác, là giải pháp an toàn cho người mắc phải khi dùng kéo dài.

Để biết thêm về thành phần Fibrolysin trong sản phẩm Bảo Phế Vương, mời các bạn cùng theo dõi những chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh trong bài viết dưới đây:


Mọi thắc mắc liên quan tới hen suyễn, viêm phổi, viêm phế quản và các bệnh lý hô hấp khác, bạn có thể liên hệ tới tổng đài miễn cước 18006302 hoặc hotline (ZALO/ VIBER): 0916751651 - 0916767653 để được hỗ trợ tốt nhất!

Thùy Linh