Khói bụi, khói thuốc lá và ô nhiễm không khí là nguyên nhân hàng đầu khiến cho nhiều người mắc phải các bệnh lý đường hô hấp, trong đó chứng bệnh nguy hiểm thường gặp là hen suyễn. Vậy bạn biết gì về căn bệnh này? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hen suyễn là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Bệnh hen suyễn là gì?

Hen suyễn (còn gọi là suyễn) là một bệnh viêm đường hô hấp mạn tính. Khi đường thở bị viêm, lớp niêm mạc trở nên sưng và dễ bị kích thích khi người bệnh hít phải các yếu tố dị nguyên, làm xuất hiện các triệu chứng như ho, nặng ngực, thở khò khè và khó thở.

Hen suyễn là tình trạng viêm đường thở mạn tính

Hen suyễn là tình trạng viêm đường thở mạn tính

 

Do hen suyễn là tình trạng viêm mạn tính, nên việc điều trị căn bệnh này cũng “mạn tính”. Có nghĩa là, bệnh hen suyễn không thể chữa dứt điểm hoàn toàn, mà chỉ có thể làm giảm các triệu chứng và kiểm soát cơn hen trong suốt cuộc đời của người bệnh.

>>> Xem thêm: Nguyên nhân gây ho

Nguyên nhân của bệnh hen suyễn là gì?

Không có nguyên nhân cụ thể nào được xác định cho bệnh hen suyễn. Tuy nhiên, các chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu và chỉ ra rằng, tình trạng viêm đường hô hấp mạn tính này được gây ra do nhiều yếu tố khác nhau: Di truyền, cơ địa dị ứng, do mắc bệnh viêm đường hô hấp trước đó,…

Nhiều nghiên cứu cho thấy, một vài loại gen trong cơ thể chúng ta có khả năng làm cho bạn mắc phải căn bệnh hen suyễn. Vì thế, hen suyễn còn là bệnh có yếu tố gia đình. Nếu trong nhà bạn có cha hoặc mẹ bị hen thì nguy cơ trẻ nhỏ mắc bệnh hen suyễn cũng cao hơn.

Nguyên nhân khiến cho cơn hen suyễn xuất hiện

Nguyên nhân khiến cho cơn hen suyễn xuất hiện

 

Ngoài ra, các tác nhân khác gây nên tình trạng hen suyễn có thể kể đến là: Lông thú nuôi, nấm mốc, bụi không khí, phấn hoa, khói thuốc lá, không khí lạnh và khô, nhiễm trùng đường hô hấp trên, stress hoặc do không kiểm soát được cảm xúc,…

>>> Xem thêm: Điều trị cơn ho

Triệu chứng của cơn hen suyễn là gì?

Cơn hen xuất hiện nếu người bệnh tiếp xúc với bất kỳ yếu tố kích thích nào, tùy theo mức độ nặng nhẹ mà cơn hen suyễn sẽ có những triệu chứng dưới đây:

−       Thở khò khè, có tiếng rít khi thở ra;

−       Ho nhiều, đặc biệt là ho về đêm khi đang ngủ, hoặc khi đang làm một việc gì đó;

−       Khó thở do niêm mạc đường hô hấp bị viêm, cơ hô hấp co thắt lại gây đau tức ngực khi người bệnh gắng sức thở;

−       Mệt mỏi do thiếu oxy, làm giảm năng lượng của cơ thể.

Ngay khi có những dấu hiệu kể trên, người bệnh cần lưu ý và thực hiện những cách kiểm soát để hạn chế cơn hen bùng phát, tránh làm ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày.

>>> Xem thêm: Khắc phục cơn ho tại nhà

Chẩn đoán và điều trị hen suyễn bằng những cách nào?

Nếu có những triệu chứng của bệnh và nghi ngờ bị hen suyễn, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nhất. Khi đó, ngoài việc thăm khám lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định thăm dò chức năng phổi bằng máy hô hấp ký (hoặc lưu lượng đỉnh kế). Sau khi đo, bạn sẽ được thử thuốc giãn phế quản, rồi đo lại lần hai để kiểm tra xem có sự thay đổi chức năng phổi giữa cả 2 lần đo hay không.

Xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh hen suyễn này hoàn toàn không gây đau và không độc hại, đồng thời giúp bác sĩ phân tích rõ hơn tình trạng hô hấp của bạn và có hướng điều trị bệnh thích hợp.

Dùng các thuốc điều trị để cắt cơn hen suyễn cấp tính

Dùng các thuốc điều trị để cắt cơn hen suyễn cấp tính

Nút gọi

Nếu bạn mắc bệnh hen suyễn, việc điều trị sẽ cần chú trọng vào làm giảm triệu chứng, cắt cơn hen suyễn cấp và kiểm soát cơn hen lâu dài.

Trong đó, việc điều trị cơn hen suyễn cấp sẽ cần dùng đến các loại thuốc để làm giảm triệu chứng cơn hen: Thuốc giãn phế quản dạng hít, thuốc giảm ho, thuốc chống dị ứng, thuốc chống viêm,… Các thuốc này giúp làm giảm nhanh biểu hiện của hen, ngăn ngừa cơn hen cấp tính khởi phát và giúp người bệnh nhanh chóng lấy lại nhịp thở bình thường.

Sau khi cắt cơn hen cấp, người bệnh sẽ cần kiểm soát cơn hen lâu dài để tránh bệnh tái phát trở lại. Lúc này, việc dùng thuốc vẫn cần được duy trì, và kết hợp thêm các liệu pháp phòng bệnh tự nhiên ngay tại nhà. Đồng thời, người bệnh hen suyễn cũng nên tập các bài tập giúp điều hòa nhịp thở tốt hơn. Những bài tập này cũng giúp cải thiện luồng khí ra vào tại phổi và giảm bớt các triệu chứng hen suyễn nghiêm trọng.

>>> Xem thêm: Điều trị ho như thế nào?

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh hen suyễn?

Ngoài việc sử dụng thuốc và các biện pháp kiểm soát bệnh, việc phòng ngừa bệnh hen suyễn cũng là điều mà người bệnh nên lưu ý. Những cách giúp giảm nguy cơ hen bao gồm:

−       Ăn uống khoa học, lành mạnh: Một chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng sẽ giúp cải thiện sức khỏe của người bệnh, tăng cường sức đề kháng cho hệ hô hấp và làm giảm nguy cơ lên cơn hen suyễn. Bên cạnh đó, người bệnh cần tránh không ăn các loại thực phẩm gây dị ứng để không bị kích ứng và xuất hiện cơn hen cấp tính.

−       Duy trì cân nặng khỏe mạnh: Bệnh hen suyễn thường có xu hướng nặng hơn ở những người thừa cân và béo phì, do trọng lượng dư thừa gây áp lực lên phổi. Vì thế, giảm cân ở những đối tượng này sẽ giúp đảm bảo sự lành mạnh cho tim, khớp và phổi.

Phòng ngừa hen suyễn giúp hạn chế việc tái phát cơn hen cho người bệnh

Phòng ngừa hen suyễn giúp hạn chế việc tái phát cơn hen cho người bệnh

 

−       Không hút thuốc lá: Khói thuốc lá hay bất cứ loại khói bụi nào cũng đều là những chất kích thích cơn hen xuất hiện. Vì thế, tránh xa khói thuốc, bỏ thuốc lá là điều mà người bệnh hen cần đặc biệt lưu ý.

−       Tập thể dục thường xuyên: Người bệnh hen vẫn có thể duy trì việc tập luyện mỗi ngày để nâng cao thể trạng và sức đề kháng cho cơ thể, tuy nhiên việc tập luyện nên thực hiện trong nhà, và không nên tập quá sức.

−       Kiểm soát tâm trạng: Căng thẳng quá mức cũng có thể làm cơn hen xuất hiện, do đó, người mắc bệnh hen nên học cách kiểm soát tâm lý của chính mình bằng các bài tập thiền, tập yoga để giảm bớt sự căng thẳng và lo lắng cho bản thân.

>>> Xem thêm: Phòng ngừa cơn ho tái phát

Song song với các cách phòng ngừa bệnh tại nhà, người bệnh cũng nên bổ sung thêm các sản phẩm bảo vệ sức khỏe hệ hô hấp có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên. Đây hiện đang là xu hướng mới được nhiều người lựa chọn và tin dùng. Trong đó, sản phẩm nổi bật được các chuyên gia khuyên nên sử dụng là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bảo Phế Vương.

Sản phẩm Bảo Phế Vương hỗ trợ điều trị và phòng ngừa cho người bị bệnh hen, viêm phổi, viêm phế quản

Sản phẩm Bảo Phế Vương hỗ trợ điều trị và phòng ngừa cho người bị bệnh hen, viêm phổi, viêm phế quản

 Mua ngay

Sản phẩm Bảo Phế Vương được nghiên cứu theo công nghệ hiện đại và bào chế dưới dạng viên nén, mang lại sự tiện lợi cho người bệnh khi dùng hàng ngày. Trong Bảo Phế Vương có chứa thành phần chính là hoạt chất Fibrolysin và chiết xuất từ các thảo dược quý, bổ sung thêm nguyên tố vi lượng giúp mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe:

Fibrolysin: Giúp ngăn ngừa và chống xơ hóa phổi, phế quản; chống tái cấu trúc niêm mạc đường thở; giảm nhạy cảm của đường thở với các tác nhân kích ứng bên ngoài;

Chiết xuất thảo dược (nhũ hương, bán biên liên, xạ đen, xạ can, tạo giác): Giúp kháng viêm, kháng khuẩn, chống lại sự viêm nhiễm đường hô hấp; giảm ho, thanh phế, giảm đờm;

Yếu tố vi lượng Selen và Iod: Tăng cường miễn dịch, bảo vệ niêm mạc đường thở; giúp phòng ngừa nguy cơ tái phát và hạn chế sự xuất hiện biến chứng của bệnh.

Nhờ công thức toàn diện này, Bảo Phế Vương giúp hỗ trợ điều trị và làm giảm các triệu chứng hen suyễn rất hiệu quả, đồng thời còn giúp bảo vệ hệ hô hấp, ngăn ngừa cơn hen suyễn tái phát. Không chỉ vậy, sản phẩm còn được nhiều chuyên gia khuyên nên dùng cho cả những đối tượng bị mắc các bệnh đường hô hấp khác như: Viêm phổi, viêm phế quản, lao phổi,…

Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu thêm về căn bệnh hen suyễn là gì và cách chẩn đoán, điều trị bệnh.

Để biết ho có phải dấu hiệu của bệnh hen suyễn ở trẻ nhỏ hay không, mời các bạn cùng xem những chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh trong video dưới đây:


Mọi thắc mắc liên quan tới viêm phổi, viêm phế quản hay các bệnh lý hô hấp, bạn có thể liên hệ tới tổng đài miễn cước 18006302 hoặc hotline (ZALO/ VIBER): 0916751651 - 0916767653 để được hỗ trợ tốt nhất!

Thùy Linh

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.