Ho được xem như một cơ chế tự vệ của cơ thể giúp tống các dị vật ở phần trên của đường hô hấp, bao gồm ho khan, ho có đờm. Trong một số trường hợp, đây cũng có thể là biểu hiện của một số rối loạn trong cơ thể cần được điều trị kịp thời. Mời bạn cùng đọc bài viết dưới đây để có thêm hiểu biết về triệu chứng này, từ đó tìm ra giải pháp cải thiện an toàn, hiệu quả nhé!
Ho khan, ho có đờm là tình trạng như thế nào?
Trong một số ít trường hợp, ho có thể là chủ động còn lại đa số, ho xảy ra ngoài ý muốn và động tác này có tính chất phản xạ. Phổ biến có 2 loại ho chính:
Ho khan
Ho khan là tình trạng ho khi cổ họng, niêm mạc đường hô hấp không có đờm hoặc các chất nhầy. Chứng ho khan có thể xuất hiện trên bất kỳ đối tượng nào dù ở cả trẻ em và người lớn, cùng với đó sự thay đổi thời tiết thất thường hiện nay càng làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh. Thông thường ho khan còn đi kèm với một số triệu chứng sau: Đau rát họng, mất tiếng, sưng họng…
Ho khan tuy không phải là một loại bệnh nguy hiểm hay nghiêm trọng nhưng chúng lại gây ra rất nhiều bất tiện cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Nếu để tình trạng ho khan kéo dài không điều trị kịp thời thì đây có thể là nguyên nhân dẫn tới các bệnh về đường hô hấp như: Viêm tai, viêm thanh quản, viêm họng hoặc có thể gây ung thư vòm họng ảnh hưởng đến tính mạng.
Ho có đờm
Ho có đờm có thể là tình trạng cấp tính hoặc mạn tính. Kiểu ho này là dấu hiệu của các căn bệnh bắt đầu chuyển biến rõ ràng.Đờm hay còn gọi là đàm, là chất tiết của đường hô hấp gồm có chất nhầy, hồng cầu, bạch cầu mủ và các chất độc hại xâm nhập vào đường hô hấp trên như vi sinh vật, bụi... Các chất này được tiết ra từ khí phế quản, phế nang, họng, các xoang hàm trán, các hốc mũi. Khối lượng tiết dịch đờm khoảng 100ml/24 giờ và sẽ được khạc nhổ, nuốt hoặc chảy qua thực quản rồi đào thải qua đường tiêu hóa theo phân ra ngoài. Đờm có thể là hậu quả của nhiều nguyên nhân do bệnh ở đường hô hấp như viêm họng, mũi, thanh quản, khí quản, áp xe phổi, nhồi máu phổi, viêm phổi, giãn phế quản, khí phế thũng,... Vì vậy, có các loại đờm như đờm thanh dịch, đờm nhầy, đờm có mủ, đờm có máu, đờm bã đậu (lao phổi).
Dựa vào màu của đờm cũng có thể giúp chẩn đoán được nguyên nhân gây bệnh, cụ thể:
Đờm màu xanh lá hoặc vàng
Khi bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn, hệ miễn dịch sẽ phát hiện và sản sinh ra các bạch cầu. Những tế bào bạch cầu này chứa protein có sắc tố đặc trưng khiến đờm khi ho có màu xanh.
Những bệnh lý như cảm cúm, viêm phế quản và viêm phổi lâu ngày cũng là những nguyên nhân thường thấy gây ra hiện tượng ho có đờm màu xanh hoặc vàng.
Đờm màu đỏ hoặc nâu
Nếu đờm có màu đỏ hoặc nâu chứng tỏ cổ họng của bạn đang xảy ra tình trạng nhiễm trùng và xuất huyết. Khi thấy hiện tượng ho có đờm màu đỏ người bệnh tốt nhất nên đi khám ngay trong vòng 24 giờ.
Một số bệnh khác có thể khiến xuất hiện đờm đỏ hoặc nâu mặc dù khá ít gặp là lao và ung thư phổi.
Đờm màu trong
Đây có thể coi là tin tốt bởi tình trạng ho có đờm màu trong đa phần hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên nếu tình trạng ho có đờm màu trong lâu ngày, người mắc vẫn cần phải cảnh giác và đi khám ngay.
>>> Xem thêm: Ho có đờm lâu ngày không khỏi – Lý do tại sao?
Nguyên nhân gây ho khan, ho có đờm là gì?
Bình thường không khí đi vào qua phế quản, đến phế nang và thực hiện quá trình trao đổi khí. Khi hít vào, cơ hoành, lồng ngực, phế nang mở ra tạo áp suất âm đưa không khí đi vào. Khi thở ra, cơ hoành và lồng ngực đóng lại, phế nang đóng lại, phổi xẹp vào tạo áp suất dương để đẩy không khí đi ra.
Khi xuất hiện kích thích hoặc mắc các vấn đề ở đường hô hấp sẽ làm niêm mạc dày lên, nếu tình trạng lặp đi lặp lại nhiều lần dẫn tới hiện tượng tái cấu trúc, làm suy giảm độ giãn nở của phế nang, dẫn đến lượng khí hít vào bị thiếu, kích thích các niêm mạc gây triệu chứng ho khan. Trong một số trường hợp, bệnh lý làm tăng tiết đờm gây cản trở không khí, lượng khí đọng lại trong phế nang có thể dẫn đến triệu chứng ho có đờm. Nếu không giải quyết dứt điểm thì sẽ bị tái phát nhiều lần, niêm mạc tái cấu trúc liên tục dẫn tới sức đề kháng kém và cơ thể thường xuyên mắc bệnh.
Thông thường với tình trạng ho khan, ho có đờm kéo dài, niêm mạc đường hô hấp đã bị tái cấu trúc, dày lên, không trơn láng, mỏng manh như trước nữa. Lúc này độ giãn nở đường thở kém, khí hít vào ít, người thiếu oxy, mệt mỏi, khí CO2 lắng đọng nhiều trong phế nang lại càng khiến cho tình trạng ho, đờm, tức ngực, khó thở trở nên nặng nề hơn.
Phải làm gì khi bị ho khan, ho có đờm?
Ho khan, ho có đờm là cơ chế bảo vệ tốt của bộ máy hô hấp, đôi khi rất hữu ích. Trong trường hợp ho khan có đờm cấp dưới 3 ngày mà không sốt, không kèm đau ngực, không khó thở, không khạc đờm máu, mủ thì không đáng lo ngại.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, ho không chỉ là một triệu chứng gây khó chịu, mà còn có thể là biểu hiện của một bệnh lý nghiêm trọng, đặc biệt là ở đối tượng trẻ em và người cao tuổi. Người bệnh ho trên 5 ngày, bất luận là tình trạng ho thế nào, ho khan hay ho có đờm thì cần phải đi khám ngay. Nếu ho kéo dài trên 3 tuần, điều trị bằng thuốc không thấy thuyên giảm, có kèm theo sốt, ho có đờm xanh, nâu gỉ, vàng, ho ra máu, thở nông hoặc đau tức ngực khi ho có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm.
Điều quan trọng nhất là phải phòng bệnh, nhất là vào những ngày thời tiết lạnh. Người bệnh thường xuyên bị ho khan, ho có đờm nên luyện tập thể dục thể thao phù hợp, ăn uống hợp lý, vệ sinh răng miệng, rèn luyện tính thích nghi với thời tiết, khí hậu, tạo môi trường sống xung quanh trong sạch. Đó mới là biện pháp mang lại hiệu quả thiết thực, lâu dài cho sức khỏe.
Bệnh nhân ho khan, ho có đờm nên uống nhiều nước mỗi ngày, tốt nhất là nước ấm; tránh ở môi trường khô và lạnh (nhất là điều hòa); tránh các yếu tố gây kích thích như khói thuốc, khói than, bụi, mùi khí lạ, phấn hoa, lông súc vật; không ăn uống đồ quá nóng hoặc quá lạnh gây kích thích vòm họng, giữ ấm vùng cổ và ngực.
Để điều trị hiệu quả tình trạng ho khan, ho có đờm có nhiều biện pháp khác nhau như: Sử dụng thuốc tây y, áp dụng một số bài thuốc dân gian hoặc sử dụng thảo dược thiên nhiên… Tuy nhiên để đạt hiệu quả tối đa về lâu dài việc quan trọng hơn cả là tăng sức đề kháng của đường hô hấp giúp cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát.
>>> Xem thêm: Mách bạn cách trị ho có đờm ngay tại nhà hiệu quả không ngờ!
Ho khan, ho có đờm kéo dài mãi không khỏi – Đừng lo lắng vì đã có thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bảo Phế Vương
Bên cạnh phương pháp điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt, chuyên gia khuyên người mắc nên kết hợp sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược để cải thiện các triệu chứng và nâng cao sức khỏe đường hô hấp, từ đó giảm nguy cơ tái phát bệnh. Một trong số những sản phẩm hỗ trợ giảm và ngăn ngừa chứng ho khan, ho có đờm kéo dài hiệu quả lại an toàn cho sức khỏe được nhiều người tin tưởng sử dụng hiện nay đó chính là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bảo Phế Vương.
Trong sản phẩm có chứa thành phần từ thảo dược như: Fibrolysin, Nhũ hương, Bán biên liên, Xạ đen, Xạ can, Tạo giác,… giúp mang đến công dụng hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh. Cụ thể là:
Fibrolysin: Giúp làm giảm sự kích ứng niêm mạc đường thở, từ đó giúp chống viêm, chống sự tăng sinh và phì đại niêm mạc đường hô hấp, có tác dụng trong việc chống xơ hóa, chống tái cấu trúc phổi, phế quản.
Bên cạnh đó, chiết xuất từ các thảo dược quý có tác dụng như kháng sinh thực vật, giúp kháng viêm, kháng khuẩn và tăng cường chống lại những vi sinh vật gây viêm nhiễm tại phổi, phế quản. Không chỉ giúp diệt khuẩn, các thành phần từ thảo dược còn giúp tăng cường chức năng hệ hô hấp, hỗ trợ cải thiện nhanh các triệu chứng, giảm ho khan có đờm, long đờm, thanh phế.
Bổ sung thêm các yếu tố vi lượng Selen và Iod giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, từ đó giúp tăng miễn dịch tế bào, tăng khả năng chống chọi lại với các tác nhân gây bệnh, từ đó phòng ngừa bệnh viêm nhiễm đường hô hấp.
Với những thông tin hữu ích trên về triệu chứng ho khan, ho có đờm chắc hẳn bạn đọc đã hiểu hơn về nguyên nhân và cách chữa trị tình trạng này một cách hiệu quả. Để nâng cao hiệu quả điều trị và phòng ngừa những cơn ho khan, ho có đờm tái phát một cách an toàn, hiệu quả hãy kết hợp sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bảo Phế Vương mỗi ngày, bạn nhé!
>>> Xem thêm: Ho, đờm kéo dài do viêm phế quản tái phát – Phải làm sao?
Để biết thêm ho kéo dài có thể cảnh báo căn bệnh gì, mời các bạn xem ngay những chia sẻ của chuyên gia Nguyễn Thị Ngọc Dinh trong video dưới đây:
>>> Xem thêm: Trẻ bị ho khan, khó thở có dùng Bảo Phế Vương để cải thiện được không?
Mọi thắc mắc liên quan tới triệu chứng ho khan, ho có đờm và các bệnh lý hô hấp khác, bạn có thể liên hệ tới hotline (ZALO/ VIBER): 0916751651 - 0916767653 để được hỗ trợ tốt nhất!
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.