Viêm phế quản phổi là bệnh viêm đường hô hấp, ảnh hưởng trực tiếp tới phổi và phế quản của người bệnh. Người mắc viêm phế quản phổi có các triệu chứng giống bệnh cảm cúm thông thường. Nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, viêm phế quản phổi có thể tiến triển nặng gây nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe. 

Bệnh viêm phế quản phổi là gì?

Viêm phế quản phổi là một bệnh viêm đường hô hấp ảnh hưởng tới cả phổi và phế quản của người mắc, đặc trưng bởi tình trạng viêm, co thắt phế quản và nhiễm trùng phế nang. 

Viêm phế quản phổi thường gặp ở trẻ em và người lớn trên 65 tuổi. Theo thống kê, viêm phế quản phổi là loại bệnh nhiễm trùng gây tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi. 

viem-phe-quan-phoi-la-benh-viem-duong-ho-hap-anh-huong-toi-ca-phoi-va-phe-quan-nguoi-benh

Viêm phế quản phổi là bệnh viêm đường hô hấp ảnh hưởng tới cả phổi và phế quản người bệnh

Các dấu hiệu mắc viêm phế quản phổi 

Triệu chứng của viêm phế quản phổi rất dễ nhầm lẫn với các bệnh đường hô hấp khác. Giai đoạn đầu, biểu hiện bệnh rất giống với cảm cúm thông thường nên khó phát hiện. Nếu để bệnh kéo dài và không được điều trị đúng cách, các triệu chứng này diễn biến nặng hơn và gây nhiều biến chứng xấu tới sức khỏe. 

Các triệu chứng của viêm phế quản phổi thường gặp

Tùy thuộc vào nguyên nhân, giai đoạn bệnh, người mắc viêm phế quản phổi có thể xuất hiện các triệu chứng khác nhau. Trong đó, những biểu hiện bệnh thường gặp nhất là: 

  • Sốt, đổ nhiều mồ hôi. 
  • Khó thở, thở gấp, cảm giác đè nặng lồng ngực, đau tức ngực, tăng sau khi ho hoặc vận động mạnh. 
  • Ho dai dẳng, ho nhiều về đêm, ho có đờm đặc, đờm xanh, có thể ho ra máu. 
  • Xuất hiện triệu chứng ớn lạnh, rùng mình, nổi da gà. 
  • Ăn không ngon, mệt mỏi, uể oải. 
  • Da, niêm mạc, môi và móng tay xanh tái. 
  • Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, có thể gây lú lẫn, mê sảng ở người cao tuổi. 

Dấu hiệu cảnh báo viêm phế quản phổi ở trẻ em

Đối với viêm phế quản phổi ở trẻ em, các triệu chứng bệnh thường xuất hiện sớm và nặng hơn so với bình thường, cụ thể: 

  • Trẻ chán ăn, bỏ bú. 
  • Sốt cao. 
  • Cơ thể mệt mỏi, uể oải, vặn mình liên tục. 
  • Thường xuyên quấy khóc. 
  • Ho dai dẳng, ho có đờm, ho nhiều về đêm. 
  • Da, móng tay xanh tái. 
  • Thở gấp, có thể nghe thấy tiếng khò khè, lồng ngực phập phồng. 

viem-phe-quan-phoi-co-the-gay-ho-ho-co-dom-kho-tho-met-moi

Viêm phế quản phổi có thể gây ho, ho có đờm, khó thở, mệt mỏi

>>> XEM THÊM: Thông tin về ho có đờm và cách xử trí tại nhà hiệu quả

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây viêm phế quản phổi

Theo thống kê, có tới hơn 30 nguyên nhân gây viêm phế quản phổi khác nhau. Trong đó, một số tác nhân gây bệnh thường gặp bao gồm: 

  • Vi khuẩn: Là tác nhân gây viêm phế quản phổi ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt phổ biến ở những người có sức đề kháng kém, hút thuốc lá hoặc mắc các bệnh mạn tính đường hô hấp. 
  • Virus: Thường gặp nhất là virus cúm - nguyên nhân gây ra 30% tổng số ca viêm phế quản phổi ở mọi lứa tuổi. 
  • Vi khuẩn Mycoplasma: Ít gặp, thường có triệu chứng nhẹ hơn so với các nguyên nhân khác gây viêm phế quản phổi. 
  • Các bệnh mạn tính đường hô hấp: Phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), viêm phế quản mạn, xơ phổi,... có thể gây co thắt và nhiễm trùng đường thở kéo dài, dẫn đến viêm phế quản phổi. 

Các nguyên nhân kể trên đều có đặc điểm chung là gây tổn thương đường thở khó hồi phục: Xơ hóa, tái cấu trúc phổi, suy giảm khả năng thông khí. Những tác nhân này đã được chứng minh là nguyên nhân cốt lõi gây viêm phế quản phổi và nhiều bệnh đường hô hấp khác như: Xơ phổi, viêm phổi, viêm phế quản,... 

Viêm phế quản phổi có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn ở những người có các yếu tố nguy cơ: 

  • Trẻ em dưới 2 tuổi hoặc người già trên 65 tuổi.  
  • Người đang mắc các bệnh đường hô hấp: Cảm cúm, ho, viêm họng hoặc đang nằm viện. 
  • Thường xuyên hít khói thuốc lá. 
  • Người mắc bệnh mạn tính: Tiểu đường, suy tim, bệnh về gan. 
  • Người có hệ miễn dịch kém hoặc mắc các bệnh làm suy giảm hệ miễn dịch: HIV, lupus ban đỏ, bệnh tự miễn,... 
  • Người đang sử dụng các thuốc ức chế hệ miễn dịch: Corticosteroid, hóa xạ trị, những thuốc chống đào thải khi ghép tạng,... 

viem-phe-quan-phoi-gay-sung-co-that-duong-tho-va-tang-tiet-dich

Viêm phế quản phổi gây sưng, co thắt đường thở và tăng tiết dịch 

Bệnh viêm phế quản phổi có lây không?

Nếu mắc viêm phế quản phổi do vi khuẩn, bệnh không chỉ có triệu chứng nặng hơn mà còn có thể lây lan sang người khác, đặc biệt là những người có hệ miễn dịch kém. Bệnh có thể lây nếu tiếp xúc với dịch nhầy đường hô hấp của người bệnh khi ho hoặc hắt hơi. 

Do đó, khi mắc viêm phế quản phổi, người bệnh nên đeo khẩu trang, thường xuyên vệ sinh tay để chủ động bảo vệ sức khỏe của mình và mọi người xung quanh. 

Bệnh viêm phế quản phổi có gây biến chứng nguy hiểm không? 

Viêm phế quản phổi hầu hết có thể đáp ứng tốt với điều trị và khỏi bệnh sau 1 - 3 tuần. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc đúng cách, bệnh có thể gây nhiều biến chứng, đặc biệt là trẻ em, người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính. Cụ thể:

  • Hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS): Là một dạng suy hô hấp nặng, khiến người bệnh khó thở, thở khò khè, môi và da xanh tái do suy giảm nghiêm trọng khả năng thông khí tại phổi.
  • Áp xe phổi: Do nhiễm trùng phổi và phế quản, gây hình thành các túi dịch, mủ xung quanh phổi.
  • Nhiễm trùng huyết: Khi các ổ nhiễm khuẩn tại phổi, phế quản không được kiểm soát dẫn đến nhiễm khuẩn lan vào máu. Nếu không được điều trị đúng cách có thể gây suy đa tạng, tử vong. 

viem-phe-quan-phoi-co-the-gay-nhieu-bien-chung-nghiem-trong

Viêm phế quản phổi có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng 

Các phương pháp trị viêm phế quản phổi hiệu quả

Hầu hết người mắc viêm phế quản phổi có thể tự điều trị tại nhà. Tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng và các triệu chứng của bệnh sẽ được chỉ định loại thuốc điều trị phù hợp. 

Thuốc trị viêm phế quản phổi

Thuốc chữa viêm phế quản phổi gồm 2 loại chính: Thuốc điều trị nguyên nhân và thuốc giảm triệu chứng bệnh. 

  • Thuốc kháng sinh: Tác dụng tốt trong điều trị viêm phế quản phổi do vi khuẩn và mycoplasma. Đối với người mắc viêm phế quản phổi do virus, sử dụng thuốc kháng sinh không có hiệu quả. 
  • Thuốc giảm triệu chứng: Paracetamol, ibuprofen, tylenol,... giúp hạ sốt và giảm các triệu chứng đau ngực, đau cơ ở người bệnh. 
  • Thuốc long đờm: Acetylcystein, Bromhexin,... giúp làm loãng đờm, từ đó dễ dàng tống đờm ra ngoài thông qua phản xạ ho, hắt hơi, giúp hệ hô hấp thông thoáng, giảm tình trạng ho, khó thở. 

Bên cạnh các thuốc điều trị, người bệnh cần nghỉ ngơi và thường xuyên vệ sinh vùng mũi, họng. Nên uống nhiều nước ấm và ưu tiên sử dụng các thực phẩm mềm, ấm để hệ hô hấp hồi phục tốt hơn. 

su-dung-thuoc-khang-sinh-cho-viem-phe-quan-phoi-do-vi-khuan-gay-ra

Sử dụng thuốc kháng sinh cho viêm phế quản phổi do vi khuẩn gây ra

Sản phẩm thảo dược Bảo Phế Vương hỗ trợ điều trị viêm phế quản phổi

Hiện nay, chữa bệnh bằng thảo dược từ thiên nhiên đang là xu hướng được mọi người lựa chọn. Bắt kịp xu thế đó, các nhà nghiên cứu đã bào chế thành công sản phẩm Bảo Phế Vương giúp hỗ trợ điều trị viêm phế quản phổi và các bệnh đường hô hấp khác. 

Bảo Phế Vương là sự kết hợp hài hòa của 5 loại dược liệu: Xạ đen, xạ can, bán biên liên, nhũ hương, tạo giác, cùng iod, selen và Fibrolysin, đem đến tác dụng: 

  • Giảm nhanh các triệu chứng ho, ho có đờm, khó thở,... Các thảo dược của Bảo Phế Vương đều là vị thuốc đông y có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn và giảm tiết dịch đường hô hấp. Do đó giúp giảm hiệu quả các triệu chứng của viêm, nhiễm khuẩn đường hô hấp và nâng cao sức khỏe của người bệnh. 
  • Ngăn ngừa biến chứng, đặc biệt là tình trạng xơ hóa, tái cấu trúc đường thở nhờ hoạt chất Fibrolysin. Hoạt chất Fibrolysin là sự kết hợp của kẽm gluconate và methylsulfonylmethane (MSM). Các nghiên cứu tại Mỹ, Ai Cập, Trung Quốc đều cho thấy, Fibrolysin có khả năng ngăn chặn tình trạng xơ hoá, tái cấu trúc đường thở ở người mắc bệnh mạn tính đường hô hấp. Chính vì vậy, Fibrolysin trong Bảo Phế Vương giúp ngăn ngừa biến chứng và điều trị tận gốc bệnh viêm phế quản phổi, giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính đường hô hấp khác. 
  • Phòng ngừa, ngăn viêm phế quản phổi tái phát. Muối iod và selen trong Bảo Phế Vương có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa sự hình thành của các gốc tự do trong cơ thể. Điều này giúp nâng cao sức khỏe, chủ động phòng ngừa viêm phế quản phổi và các bệnh đường hô hấp khác. 

Nhờ những tác dụng hiệu quả mà sản phẩm mang lại, Bảo Phế Vương được rất nhiều chuyên gia khuyên dùng và đạt nhiều giải thưởng cao quý: “Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho gia đình, trẻ em”, “Thương hiệu vàng chất lượng quốc tế” năm 2020,.. 

Người bệnh có thể sử dụng Bảo Phế Vương kết hợp các thuốc điều trị, biện pháp nghỉ ngơi, dinh dưỡng để nhanh chóng hồi phục sức khỏe. 

bao-phe-vuong-giup-giam-trieu-chung-va-dieu-tri-tan-goc-viem-phe-quan-phoi

Bảo Phế Vương giúp giảm triệu chứng và điều trị tận gốc viêm phế quản phổi

dat-mua-ngay

>>> XEM THÊM: 8 cách phòng bệnh viêm phổi hiệu quả khi thời tiết lạnh

Các biện pháp phòng ngừa viêm phế quản phổi

Chủ động phòng ngừa viêm phế quản phổi là biện pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của bản thân và mọi người xung quanh. Mọi người cần lưu ý: 

  • Tiêm vắc xin phòng cúm, viêm phổi do phế cầu khuẩn và các bệnh lý có thể dẫn đến viêm phế quản phổi: Sởi, thủy đậu, Hib, ho gà,... 
  • Vệ sinh tai, mũi, họng đúng cách và thường xuyên, giúp ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. 
  • Có biện pháp nâng cao sức khỏe và hệ miễn dịch: Tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên, ăn các thực phẩm chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa như cam, táo, nho, những loại rau xanh, ngũ cốc,... 
  • Không hút thuốc lá và sử dụng rượu bia, các chất kích thích. 

Viêm phế quản phổi thường rất dễ mắc và ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Do đó, mọi người cần trang bị các thông tin cần thiết và biết cách phát hiện, điều trị bệnh tại nhà hiệu quả. Bạn đọc có thể gọi tới số HOTLINE 0916 751 651 - 0916 767 653 để được tư vấn về các bệnh đường hô hấp và đặt mua Bảo Phế Vương chính hãng với mức giá ưu đãi nhất. 

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. 

Tài liệu tham khảo:

https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/pneumonia

https://www.healthline.com/health/bronchopneumonia#risk-factors

https://www.medicalnewstoday.com/articles/323167#overview