Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh xảy ra khi các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn,... tấn công vào phế quản. Bệnh không quá nguy hiểm nhưng có thể gây ra nhiều biến chứng với hậu quả khó lường nếu không được điều trị kịp thời. Vậy viêm phế quản ở trẻ sơ sinh được điều trị như thế nào?

Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh là bệnh lý gì?

Viêm phế quản là tình trạng các đường dẫn khí vừa và lớn trong phổi bị viêm nhiễm. Bệnh thường do virus gây ra cùng dấu hiệu đặc trưng là ho khan. Viêm phế quản đôi khi có thể bị nhầm lẫn với bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ do các triệu chứng tương tự nhau. Vậy dấu hiệu của viêm phế quản ở trẻ em là gì?
Những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh là: Ho khan có đờm; Nôn; Chảy nước mũi; Đau tức ngực; Toàn thân khó chịu; Ớn lạnh; Sốt nhẹ; Thở khò khè; Viêm họng;... Các dấu hiệu này thường kéo dài từ 7-14 ngày. Nhưng ho có thể kéo dài liên tục từ 3 - 4 tuần.

ho-khan-tho-kho-khe-la-nhung-trieu-chung-cua-viem-phe-quan-o-tre-so-sinh-

Ho khan, thở khò khè là những triệu chứng của viêm phế quản ở trẻ sơ sinh.

“Thủ phạm” gây viêm phế quản ở trẻ sơ sinh

Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh thường do virus gây ra. Bệnh cũng có thể do vi khuẩn hoặc những tác nhân khác gây ra như: Bụi, chất gây dị ứng, khói độc hoặc khói thuốc lá. Ở trẻ em, viêm phế quản có thể phát triển sau khi bị cảm lạnh hoặc viêm nhiễm ở mũi, miệng hoặc họng (tức viêm đường hô hấp trên). Ngoài ra, viêm phế quản có thể lây truyền trực tiếp khi tiếp xúc với người bị bệnh.

Bên cạnh những “thủ phạm” kể trên, nguyên nhân sâu xa gây viêm phế quản ở trẻ sơ sinh có thể là do tái cấu trúc đường thở. Đây là tình trạng biến đổi cấu trúc niêm mạc phổi và phế quản. Tác nhân này có thể gây ra hệ lụy nghiêm trọng như giảm chức năng thở; Tăng nhạy cảm với yếu tố gây bệnh và làm giảm sức đề kháng ở trẻ.

Biến chứng nguy hiểm của viêm phế quản ở trẻ sơ sinh

Hầu hết trẻ sơ sinh bị viêm phế quản sẽ thuyên giảm sau thời gian ngắn mà không xảy ra vấn đề gì. Tuy nhiên, nếu bệnh không được điều trị đúng cách thì có thể dẫn đến nhiều biến chứng như:

  • Suy hô hấp cấp tiến triển.

  • Viêm tiểu phế quản tắc nghẽn.

  • Suy tim sung huyết.

  • Rối loạn nhịp tim.

  • Bệnh phổi mạn tính.

  • Nhiễm trùng thứ phát.

viem-phoi-viem-co-tim,...la-mot-trong-nhung-bien-chung-cua-viem-phe-quan-o-tre-so-sinh

Viêm phổi, viêm cơ tim,...là một trong những biến chứng của viêm phế quản ở trẻ sơ sinh.

>>> XEM THÊM: Viêm phổi ở trẻ em, nguy hiểm không nên chủ quan.

Chẩn đoán và cách trị viêm phế quản ở trẻ sơ sinh

Cha mẹ cần hiểu rõ các biện pháp chẩn đoán và điều trị viêm phế quản ở trẻ sơ sinh để có hướng điều trị đúng đắn giúp trẻ nhanh phục hồi.

Phương pháp chẩn đoán viêm phế quản ở trẻ sơ sinh

Bác sĩ có thể chẩn đoán viêm phế quản ở trẻ sơ sinh bằng khám lâm sàng và tiền sử sức khỏe. Ngoài ra, trẻ có thể cần tiến hành một số xét nghiệm để loại trừ các vấn đề sức khỏe khác như hen suyễn, viêm phổi,... Các xét nghiệm này bao gồm:

  • Chụp X-quang ngực: Xét nghiệm này tạo ra hình ảnh của phổi, phế quản, giúp xác định những bất thường gây ra bệnh.

  • Đo oxy xung: Máy đo oxy là một thiết bị nhỏ để đo độ bão hòa oxy có trong máu.

  • Lấy mẫu đờm và dịch mũi: Xét nghiệm này có thể giúp các bác sĩ tìm ra loại vi khuẩn gây nhiễm trùng viêm phế quản.

Cách trị viêm phế quản ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Mục tiêu điều trị viêm phế quản ở trẻ sơ sinh là giúp giảm bớt các triệu chứng. Vì vậy, cha mẹ nên tham khảo một số cách điều trị sau:

  • Dành thời gian cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn.

  • Sử dụng thuốc acetaminophen để điều trị những cơn sốt.

  • Sử dụng máy tạo độ ẩm giúp trẻ thở dễ dàng hơn.

  • Đối với trẻ trên 4 tuổi có thể sử dụng thuốc ho, tuy nhiên không nên lạm dụng.

Một số lưu ý khi áp dụng các cách trị viêm phế quản ở trẻ sơ sinh tại nhà:

  • Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

  • Trong hầu hết các trường hợp, cha mẹ không nên cho con dùng thuốc kháng histamin. Vì thuốc có thể gây khô dịch tiết khiến cơn ho trở nên tồi tệ hơn.

  • Tuyệt đối không cho trẻ sơ sinh sử dụng thuốc có chứa thành phần aspirin trừ khi được bác sĩ cho phép. Vì dùng aspirin có thể khiến trẻ tăng nguy cơ mắc hội chứng Reye nguy hiểm cho não và gan.

khong-nen-lam-dung-thuoc-khang-sinh-de-dieu-tri-viem-phe-quan-o-tre-so-sinh

Không nên lạm dụng thuốc kháng sinh để điều trị viêm phế quản ở trẻ sơ sinh.

Các câu hỏi xoay quanh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh

“Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh bao lâu thì khỏi?”, “Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh có lây không?” là những câu hỏi được nhiều cha mẹ quan tâm. Và bên dưới là câu trả lời cụ thể:

Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh bao lâu thì khỏi?

Tùy vào thể trạng của trẻ và phương pháp điều trị, thời gian phục hồi sẽ khác nhau. Thông thường, các triệu chứng viêm phế quản ở trẻ sơ sinh có thể sẽ biến mất sau 10-15 ngày nếu được chữa trị đúng theo phương pháp và phác đồ điều trị của bác sĩ.
Tuy nhiên, nếu các dấu hiệu sổ mũi, ho, sốt ở trẻ kéo dài lâu ngày mà không thuyên giảm thì cha mẹ cần chú ý và cho con đến khám ngay tại cơ sở y tế.

Làm sao trị dứt điểm viêm phế quản ở trẻ sơ sinh

Cách chăm sóc bên dưới sẽ giúp trẻ sớm phục hồi nhanh chóng, đồng thời giúp bạn trả lời chính xác cho câu hỏi “Làm sao trị dứt điểm viêm phế quản ở trẻ sơ sinh?”:

  • Nên cho trẻ ăn đồ lỏng và chia nhỏ những bữa ăn để giúp dễ hấp thu, tiêu hóa.

  • Cho trẻ bú sữa mẹ giúp cung cấp dưỡng chất và tăng cường miễn dịch, đồng thời làm loãng đờm.

  • Nơi sinh sống của trẻ phải thoáng mát, có ánh sáng tự nhiên. Tránh nơi chứa nhiều khói bụi, khói thuốc lá, ô nhiễm hoặc có người bị bệnh,...

  • Khi bị sốt, cha mẹ nên lau người cho trẻ bằng khăn ấm. Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C thì cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

  • Nên vỗ rung cho trẻ giúp long đờm. Đối với cách thức này cha mẹ có thể thực hiện trước khi cho trẻ ăn hoặc sau ăn 1 giờ.

Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh có lây không?

Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh có nguyên nhân chủ yếu là virus gây ra nên rất dễ lây nhiễm. Virus có thể phát tán qua hai con đường chính, đó là lây truyền trực tiếp từ người sang người khi tiếp xúc gần và lây gián tiếp qua các vật dụng công cộng, cá nhân.

bo-me-can-can-trong-hon-vi-viem-phe-quan-o-tre-co-nguy-co-lay-truyen-cao
Bố mẹ cần cẩn trọng hơn vì viêm phế quản ở trẻ có nguy cơ lây truyền cao.


Bảo Phế Vương - Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa viêm phế quản

Làm sao để cải thiện tình trạng viêm phế quản nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho trẻ là vấn đề nan giải mà nhiều bậc cha mẹ quan tâm. Để giải quyết mối lo này, các nhà khoa học đã nghiên cứu và bào chế thành công sản phẩm Bảo Phế Vương giúp hỗ trợ điều trị trị viêm phế quản hiệu quả.

Với thành phần chính là Fibrolysin, Bảo Phế Vương có công dụng chống tái cấu trúc đường thở, tác động trực tiếp vào nguyên nhân cốt lõi gây bệnh viêm phế quản. Cụ thể, Fibrolysin có công dụng ức chế sự hình thành của các tổ chức xơ hóa tại phổi, phế quản. Đồng thời ngăn chặn sự tăng sinh tế bào niêm mạc đường hô hấp, tăng cường hệ thống miễn dịch, từ đó giúp cải thiện các triệu chứng của viêm phế quản.

Theo nghiên cứu gần đây nhất, các nhà khoa học đã chứng minh rằng, sự kết hợp của kẽm salicylate và methylsulfonylmethane (hai hoạt chất của Fibrolysin) có tác dụng giảm sự tăng sinh và lắng đọng các sợi collagen type I tại mô phổi. Nhờ đó ức chế những quá trình gây ra xơ hóa và tái cấu trúc tại phổi, phế quản.

Ngoài ra, Bảo Phế Vương còn chứa các thành phần từ thảo dược thiên nhiên quý như: Bán biên liên, nhũ hương, xạ đen, xạ can, tạo giác,... Những thành phần thiên nhiên này có tác dụng như những kháng sinh thực vật, giúp kháng khuẩn, giảm viêm, thanh phế, trừ ho, tiêu đờm,... hiệu quả, an toàn.

bao-phe-vuong---san-pham-ho-tro-dieu-tri-va-phong-ngua-viem-phe-quan

Bảo Phế Vương - Sản phẩm hỗ trợ điều trị và phòng ngừa viêm phế quản.

Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh là bệnh xảy ra phổ biến nên các bậc cha mẹ cần nắm rõ những biện pháp điều trị và phòng ngừa đúng cách. Trong đó, một trong những cách giúp phòng ngừa bệnh viêm đường hô hấp, đồng thời nâng cao hệ miễn dịch của trẻ là sản phẩm Bảo Phế Vương.

Nếu cần biết thêm thông tin về viêm phế quản hay sản phẩm Bảo Phế Vương, bạn hãy gọi ngay đến HOTLINE 0916 751 651 - 0916 767 653 để được tư vấn và giải đáp.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Tài liệu tham khảo:

https://www.everydayhealth.com/bronchitis/contagious-ways-not-spread/
https://www.childrensrespiratorydoctor.co.uk/bronchitis-in-babies-treatment-london.php
https://www.everydayhealth.com/lung-and-respiratory/bronchitis/what-when-child-bronchitis