Hiện nay, bệnh viêm phổi mạn tính có tỷ lệ mắc ngày càng gia tăng. Nếu không được chăm sóc và có biện pháp điều trị phù hợp, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh. Vậy viêm phổi mạn tính là gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh như thế nào? Mời bạn tham khảo nội dung về viêm phổi mạn tính trong bài viết dưới đây.

Viêm phổi mạn tính là gì?

Viêm phổi mạn tính là tình trạng viêm đường hô hấp dưới kéo dài, xảy ra ở mọi lứa tuổi, bao gồm người lớn và trẻ nhỏ. Viêm phổi mạn tính thường diễn ra âm thầm, gây những triệu chứng mờ nhạt, giống với các bệnh đường hô hấp thông thường nên người mắc thường lơ là, chủ quan, lâu dần ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. 

Viêm phổi mạn tính gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt

Viêm phổi mạn tính gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt

Nguyên nhân gây viêm phổi mạn tính 

Viêm phổi mạn tính là căn bệnh nguy hiểm, có nguy cơ gây tử vong đứng thứ 3, sau tim mạch và đột quỵ. Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, cụ thể:

  • Vi khuẩn: Các loại vi khuẩn gây bệnh viêm phổi phổ biến nhất là phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh.
  • Virus: Virus gây bệnh cúm, sởi, đậu mùa,... là những tác nhân làm tăng nguy cơ mắc viêm phổi. 
  • Nấm và ký sinh trùng: Đây cũng là những vi sinh vật có thể gây viêm nhiễm, dẫn đến các tổn thương ở từng thùy phổi.
  • Viêm phổi do hít phải hóa chất: Xăng dầu, hơi acid là những chất độc hại với niêm mạc phổi.

Bên cạnh đó, các yếu tố dưới đây sẽ làm tăng nguy cơ mắc viêm phổi mạn tính: 

Hút thuốc lá 

Khói thuốc lá là nguyên nhân gây ra khoảng 90% trường hợp mắc viêm phổi mạn tính và các bệnh lý hô hấp mạn tính khác. Các chất độc trong khói thuốc không chỉ làm suy giảm hệ miễn dịch tự nhiên của phổi mà còn thúc đẩy quá trình xơ hóa phổi, tăng tái cấu trúc niêm mạc phế quản, phế nang, dẫn đến nguy cơ mắc viêm phế quản mạn tính

Hơn nữa, khói thuốc lá không chỉ gây bệnh trực tiếp cho người hút mà còn ảnh hưởng đến những người xung quanh, đặc biệt là trẻ em và người già. 

Hút thuốc là là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây viêm phổi mạn tính

Hút thuốc là là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây viêm phổi mạn tính

Làm việc lâu năm trong môi trường khói bụi 

Tiếp xúc lâu dài với bụi công nghiệp, hóa chất và khí độc hại sẽ làm kích hoạt phản ứng viêm. Nếu quá trình này diễn ra liên tục, kéo dài sẽ khiến niêm mạc đường thở bị tăng sinh dày lên, xơ hóa càng kém đàn hồi, dẫn đến nguy cơ mắc viêm phổi.

Bệnh khởi phát thường không có triệu chứng điển hình vì vậy rất dễ gây nhầm lẫn với các bệnh đường hô hấp thông thường. Khi tổn thương ở phổi do viêm ngày càng tiến triển, các triệu chứng như ho, khó thở, sốt cao,… sẽ xuất hiện. Nếu không được điều trị dứt điểm thì bệnh sẽ tiến triển thành viêm phổi mạn tính.

Yếu tố di truyền 

Sự thiếu hụt di truyền men alpha-1-antitrypsin cũng có thể là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm phổi mạn tính. Đặc biệt, trường hợp đã thiếu hụt men di truyền này kết hợp với việc hút thuốc lá thường xuyên thì nguy cơ mắc bệnh là rất cao. 

Tái cấu trúc đường thở

Quá trình tái cấu trúc phổi, phế quản khi bị viêm sẽ khiến cho niêm mạc đường thở dày lên, khả năng đàn hồi kém đi, làm tăng nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh. Điều này khiến cho lớp dưới biểu mô đường thở phù nề, lắng đọng proteoglycan, collagen, làm tăng số lượng và kích thích các tế bào nhầy, tăng vi mạch phế quản, tăng khối cơ trơn đường thở (phì đại và loạn sản). 

Hậu quả của tái tạo lại đư­ờng thở là tăng tiết nhầy, hẹp đường thở, tăng sức cản đường thở ngoại vi và giảm lưu lượng thở. Đây chính là nguyên nhân cốt lõi gây ra viêm phổi mạn tính cũng như các bệnh viêm đường hô hấp khác.

Tái cấu trúc đường thở là nguyên nhân cốt lõi gây viêm phổi mạn tính

Tái cấu trúc đường thở là nguyên nhân cốt lõi gây viêm phổi mạn tính

Triệu chứng của viêm phổi mạn tính là gì?

Các dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm phổi mạn tính thường diễn ra âm thầm, từ vài tháng đến nhiều năm. Trong đó, triệu chứng của viêm phổi mạn tính thường gặp là:

Sốt: Người mắc viêm phổi mạn tính thường sốt nhẹ từ 37,8 - 38,5 độ C. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh có thể sốt cao trên 39 độ C.

Khó thở, tức ngực: Khi mắc viêm phổi mạn tính, niêm mạc phổi bị phù nề, dày, đường ống dẫn khí không lưu thông, khiến cho hơi thở của người mắc không sâu, thở nhanh, thở gấp. Ngoài ra, bệnh còn làm cho khí cặn ở phổi nhiều lên, khiến tình trạng tức ngực khó chịu diễn ra thường xuyên. Đặc biệt, khi đi lại, leo cầu thang hoặc lao động thì tình trạng khó thở càng nặng hơn.

Ho kéo dài: Niêm mạc đường thở bị nhiễm khuẩn nên khiến cho người bệnh bị ho thường xuyên, có thể ho khan hoặc ho có đờm. Thông thường, người bệnh thường xuất hiện đờm có màu vàng, xanh hoặc nặng hơn thì có màu nâu (do kèm máu).

Chán ăn, sút cân: Ho, khó thở kéo dài thường gây ra tình trạng mệt mỏi, chán ăn, người bệnh sút cân nhanh chóng. 

Miệng có mùi hôi: Do đường hô hấp bị nhiễm khuẩn nên miệng người mắc viêm phổi mạn tính thường có mùi hôi, lưỡi bẩn.

Các triệu chứng viêm phổi mạn tính thường diễn ra trong thời gian dài từ vài tháng đến vài năm. Tuy nhiên, chúng diễn tiến âm thầm, ở mức độ nhẹ nên rất khó để người bệnh nhận biết mình đang mắc viêm phổi mạn tính. Chỉ khi bệnh bùng phát trở lại bằng phản ứng viêm nặng, nhiễm trùng cấp tính thì người mắc mới biết, nhưng việc điều trị lúc này trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Bởi vậy, việc chủ động phòng ngừa sẽ giúp bảo vệ sức khỏe người bệnh tốt hơn, đặc biệt là với những người đã từng mắc viêm phổi cấp, viêm đường hô hấp cấp.

Để biết thêm thông tin về các triệu chứng của bệnh viêm phổi mạn mời các bạn xem ngay chia sẻ của T.S Hoàng Văn Huấn thông qua video dưới đây:

Cách điều trị viêm phổi mạn tính

Mục đích điều trị viêm phổi mạn tính là cải thiện triệu chứng, loại bỏ nguyên nhân gây nhiễm trùng, ngăn ngừa biến chứng của bệnh. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà phác đồ điều trị viêm phổi mạn tính sẽ khác nhau. 

Điều trị với thuốc tây y

Nếu viêm phổi mạn tính do vi khuẩn gây ra, người bệnh thường được sử dụng kháng sinh trong phác đồ điều trị. Thuốc kháng sinh được sử dụng có thể phụ thuộc vào loại vi khuẩn gây bệnh và tùy vào mức độ nhiễm trùng phổi của người mắc. 

Một số kháng sinh thường được sử dụng trong điều trị viêm phổi mạn tính là nhóm penicillin, macrolid, aminoglycosid, phenicol,... Bên cạnh đó, một số loại thuốc khác cũng được sử dụng trong điều trị viêm phổi mạn tính như: Thuốc chống viêm, thuốc long đờm, thuốc giảm ho, thuốc trợ tim và các loại nước điện giải,... 

Sử dụng thuốc giảm ho, long đờm giúp cải thiện triệu chứng của viêm phổi mạn tính

Sử dụng thuốc giảm ho, long đờm giúp cải thiện triệu chứng của viêm phổi mạn tính

Cách điều trị và phòng ngừa viêm phổi mạn tính tại nhà

Để điều trị và phòng ngừa viêm phổi mạn tính, đồng thời hạn chế những triệu chứng cấp đột ngột xuất hiện, người bệnh nên lưu ý những điều dưới đây:

  • Không hút thuốc và tránh xa khói thuốc lá thụ động.
  • Giữ ấm cơ thể: Giữ ấm vùng cổ họng, chân, tay, ngực khi trời lạnh hoặc những thời điểm giao mùa, thời tiết thất thường.
  • Đeo khẩu trang mỗi khi đi ra ngoài để tránh hít phải khỏi bụi, vi khuẩn và các yếu tố gây bệnh khác.
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ để đảm bảo hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các vi sinh vật gây nhiễm trùng, viêm đường hô hấp. 
  • Rửa tay thường xuyên với nước sát khuẩn sau khi vệ sinh cá nhân; Rửa mũi, họng bằng nước muối sinh lý hoặc xông hơi nước nóng để làm ấm và ẩm niêm mạc đường thở là những cách giúp bạn giảm bớt các triệu chứng ho, thở khò khè của viêm phổi mạn tính.
  • Giữ cho hệ miễn dịch khỏe mạnh bằng cách ngủ đủ giấc, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và ưu tiên dùng các loại thực phẩm có lợi cho miễn dịch hô hấp sẽ giúp nâng cao sức đề kháng tại phổi, phế quản. 
  • Thường xuyên rèn luyện thể dục, tập các kỹ thuật thở để cải thiện chức năng, dung tích phổi, điều hòa nhịp thở tốt hơn.
  • Tiêm vắc xin phòng ngừa viêm phổi, cúm hàng năm để giúp bảo vệ cơ thể khỏi các loại virus, vi khuẩn gây bệnh viêm nhiễm đường hô hấp (phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, virus cúm,…). Việc tiêm phòng vắc xin không chỉ dành riêng cho trẻ em mà người trưởng thành và người cao tuổi cũng nên thực hiện.
  • Sử dụng thảo dược: Hiện nay có rất nhiều thảo dược giúp phòng và hỗ trợ điều trị bệnh phổi mạn tính hiệu quả. Trong đó các vị thuốc như: Tạo giác, xạ can, xạ đen, bán biên liên, nhũ hương đã được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc chữa ho từ xa xưa.

Những cách trên là biện pháp phòng ngừa, giảm bớt các nguy cơ mắc viêm phổi mạn tính. Tuy nhiên, để giải quyết tận gốc bệnh viêm phổi mạn tính thì cần phải ngăn cản quá trình xơ hóa, chống tái cấu trúc phổi, phế quản và cải thiện triệu chứng của bệnh. Đây chính là biện pháp điều trị và phòng ngừa bệnh viêm phổi mạn tính.

Thường xuyên tập thể dục giúp phòng ngừa viêm phổi mạn tính và nâng cao sức khỏe

Thường xuyên tập thể dục giúp phòng ngừa viêm phổi mạn tính và nâng cao sức khỏe

Bảo Phế Vương - Sản phẩm thảo dược giúp hỗ trợ điều trị viêm phổi mạn tính

Bảo Phế Vương là sản phẩm đã được các nhà khoa học nhiều năm nghiên cứu và áp dụng công nghệ hiện đại bào chế dưới dạng viên nén, rất tiện lợi cho việc sử dụng hàng ngày. Mỗi viên nén Bảo Phế Vương đều chứa thành phần Fibrolysin, kết hợp với những thảo dược thiên nhiên và các yếu tố vi lượng. 

Các thành phần có trong sản phẩm đều mang lại tác dụng có lợi cho phổi, phế quản nhằm giúp cải thiện các triệu chứng của viêm phổi mạn tính và phòng ngừa bệnh đường hô hấp, cụ thể:

  • Fibrolysin: Hỗn hợp của muối kẽm gluconate và methylsulfonylmethane, có tác dụng chống xơ hóa, chống tái cấu trúc phổi và phế quản; Giảm sự nhạy cảm của niêm mạc đường hô hấp với tác nhân gây bệnh; Hỗ trợ điều trị các triệu chứng: Khó thở, thở gấp, đau tức ngực, ho có đờm, mệt mỏi, của các bệnh viêm đường hô hấp.
  • Chiết xuất nhũ hương, bán biên liên: Hỗ trợ thanh phế, giảm ho, đờm, từ đó giúp đường thở thông thoáng, giải quyết tình trạng khó thở, thở rút ở người bệnh.
  • Tạo giác, xạ đen, xạ can: Có tác dụng như kháng sinh thực vật, giúp giảm viêm, kháng khuẩn và tăng khả năng bảo vệ niêm mạc đường hô hấp khỏi các vi trùng gây bệnh.
  • Yếu tố vi lượng selen và iod: Giúp tăng cường sức đề kháng cho phổi, phế quản, bảo vệ miễn dịch tế bào, nhờ đó giúp phòng ngừa bệnh viêm đường hô hấp tái phát.

Vì vậy, Bảo Phế Vương không chỉ tác động vào nguyên nhân mà còn hỗ trợ điều trị triệu chứng của viêm phổi mạn tính cũng như các bệnh viêm đường hô hấp khác, đồng thời hỗ trợ cải thiện sức khỏe. Vì thế, sử dụng Bảo Phế Vương mỗi ngày chính là lựa chọn an toàn, hiệu quả và giúp bạn chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe.

Bảo Phế Vương - Hỗ trợ điều trị các triệu chứng của viêm phổi, viêm phế quản

Bảo Phế Vương - Hỗ trợ điều trị các triệu chứng của viêm phổi, viêm phế quản

Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh viêm phổi mạn tính. Để cải thiện và phòng ngừa bệnh, bạn cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh và kết hợp sử dụng Bảo Phế Vương mỗi ngày.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc liên quan tới viêm phổi, viêm phế quản và các bệnh lý hô hấp khác, bạn có thể liên hệ tới hotline (ZALO/ VIBER): 0917212364 để được hỗ trợ tốt nhất!

Tài liệu tham khảo:

https://www.infectiousdiseaseadvisor.com/home/decision-support-in-medicine/infectious-diseases/chronic-pneumonia-not-tb/ 

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/pneumonia/symptoms-causes/syc-20354204 

https://www.healthline.com/health/pneumonia