Xơ hóa phổi là một trong những bệnh đường hô hấp nguy hiểm, thường gặp ở người cao tuổi và có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Bệnh này gây ảnh hưởng nhiều tới khả năng hô hấp và sức khỏe của người bệnh. Để ngăn chặn xơ hóa phổi, mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây để cập nhật các thông tin và cách kiểm soát, phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Thông tin chung về bệnh xơ hóa phổi

Xơ hóa phổi là bệnh đường hô hấp, xảy ra khi mô phổi bị tổn thương và hình thành sẹo phổi. Các sẹo phổi này làm giảm khả năng giãn nở của phổi, dày thành phế nang, từ đó dẫn đến suy giảm chức năng thông khí phế nang và trao đổi khí của cơ thể. Các tổn thương phổi ngày càng tăng dần theo thời gian và gây các triệu chứng khó thở, ho kéo dài, mệt mỏi,... 

Xơ hóa phổi xuất hiện chủ yếu ở người già trên 70 tuổi. Tuy nhiên hiện nay, với sự xuất hiện ngày càng nhiều của các bệnh viêm đường hô hấp, tình trạng xơ hóa phổi có xu hướng trẻ hóa và phổ biến hơn. 

Xơ hóa phổi không thể chữa khỏi hoàn toàn. Các biện pháp điều trị, chăm sóc sức khỏe chủ yếu giúp làm chậm quá trình xơ hóa phổi, tăng khả năng thông khí và kéo dài tuổi thọ của người bệnh. 

xo-hoa-phoi-la-benh-duong-ho-hap-nguy-hiem,-thuong-gap-o-nguoi-cao-tuoi

Xơ hóa phổi là bệnh đường hô hấp nguy hiểm, thường gặp ở người cao tuổi

>>> XEM THÊM: Viêm phổi ở người già và những điều bạn cần biết - Xem ngay!

Các nguyên nhân phổ biến gây xơ hóa phổi

Theo thống kê, có tới hơn 200 nguyên nhân khác nhau dẫn tới xơ hóa phổi. Đặc điểm chung của các tác nhân này là đều dẫn đến phản ứng viêm kéo dài, khiến mô phổi bị xơ hóa, tái cấu trúc và ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng phổi. 

Nguyên nhân từ môi trường

Tiếp xúc thường xuyên với các chất độc hại từ môi trường là nguyên nhân phổ biến gây xơ hóa phổi. Một số tác nhân gây bệnh thường gặp: Bụi amiăng, bụi silic, bụi kim loại, bụi mịn, khí thải, khói thuốc lá,... 

Các tác nhân kể trên đều có kích thước rất nhỏ, có thể xâm nhập vào sâu các phế nang, gây các phản ứng viêm kéo dài. Điều này dẫn đến mô phổi bị tổn thương và xơ hóa. 

Nguyên nhân từ bệnh của cơ thể 

Xơ hóa phổi là hậu quả của nhiều bệnh trong cơ thể: 

  • Bệnh viêm đường hô hấp: Viêm phổi, viêm phế quản, phổi tắc nghẽn mạn tính,... Tình trạng viêm kéo dài, tái phát nhiều lần khiến niêm mạc đường thở và phổi bị xơ hóa, thay đổi cấu trúc, hình thành các sẹo phổi. 
  • Bệnh tự miễn: Lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp, viêm đa cơ,... Trong trường hợp này, cơ thể tự sản sinh các kháng thể tiêu diệt tế bào của chính mình, gây viêm, tổn thương các mô lành, trong đó có mô phổi. 
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Dịch trào ngược từ dạ dày có thể đi ngược vào phế quản, phổi gây viêm và tổn thương đường thở. Lâu dần có thể dẫn đến xơ phổi. 
  • Xơ hóa phổi hậu Covid: Khi mắc Covid, virus có thể xâm nhập vào phổi và phá hủy mô phổi lành, hình thành các ổ viêm dai dẳng. Cùng với đó, hoạt động của hệ miễn dịch giúp tiêu diệt virus nhưng cũng kích thích hình thành các mô sẹo tại phổi. Do đó, xơ hóa phổi hậu Covid là một di chứng phổ biến. Tình trạng này có thể cải thiện sau 6 - 12 tháng nhưng vẫn để lại nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. 

xo-hoa-phoi-co-the-do-tac-nhan-tu-moi-truong-hoac-benh-cua-co-the

Xơ hóa phổi có thể do tác nhân từ môi trường hoặc bệnh của cơ thể

Yếu tố nguy cơ

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra xơ hóa phổi. Tuy nhiên, trên thực tế, hầu hết người mắc bệnh đều không rõ nguyên nhân, được gọi là xơ hóa phổi vô căn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể mắc xơ hóa phổi nếu có các yếu tố nguy cơ: 

  • Người già trên 70 tuổi. 
  • Người có tiền sử mắc các bệnh mạn tính đường hô hấp: Viêm phổi mạn tính, viêm phế quản, hen suyễn, khí phế thũng,... 
  • Người hút thuốc lá hoặc thường xuyên làm việc trong môi trường có khói thuốc, khí độc hại, chứa nhiều dị nguyên trong không khí. 
  • Người đang điều trị bằng bức xạ vùng ngực hoặc dùng thuốc hóa trị liệu. 
  • Tiền sử gia đình có người mắc xơ hóa phổi. 

Triệu chứng xơ hóa phổi thường gặp

Các triệu chứng của bệnh xơ phổi thay đổi tùy thuộc vào tiến triển và thể trạng sức khỏe của người bệnh. Trong giai đoạn đầu của xơ hóa phổi, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng: 

  • Khó thở, đặc biệt sau khi vận động mạnh hoặc tập thể dục. 
  • Thở gấp, thở ngắn. 
  • Ho khan dai dẳng, kéo dài vài tuần. 
  • Cơ thể mệt mỏi. 
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân. 

Dần dần, các triệu chứng khó thở ngày càng tăng nặng với các biểu hiện: 

  • Cảm giác đau tức vùng ngực. 
  • Khó thở, thở khò khè. 
  • Môi, da, móng tay xanh tái. 
  • Đầu ngón tay, ngón chân hình dùi trống. 

Bệnh xơ hóa phổi có nguy hiểm không?

Các tổn thương ở người mắc xơ hóa phổi là không thể hồi phục. Vì vậy, các triệu chứng của bệnh có xu hướng tăng dần theo thời gian, thậm chí có thể xuất hiện các biến chứng: 

  • Tăng áp lực động mạch phổi, dẫn đến giảm lưu lượng máu tới phổi. Biến chứng này có thể dẫn đến tình trạng giảm cung cấp oxy tới các mô, cơ quan trong cơ thể, khiến người bệnh mệt mỏi, xanh xao, khó thở. Tăng áp lực động mạch phổi nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong. 
  • Suy tim phải: Do tim phải hoạt động quá mức để tăng cường bơm máu qua các động mạch phổi bị tắc nghẽn. Lâu dần người bệnh có thể thấy mệt mỏi, tăng nhịp tim và cảm giác đánh trống lồng ngực. 
  • Suy hô hấp: Thường gặp ở người mắc xơ hóa phổi giai đoạn cuối, phổi bị tổn thương quá lớn, làm suy giảm nghiêm trọng sự trao đổi khí và cung cấp oxy cho cơ thể. 
  • Xẹp phổi: Vùng phổi ngày càng xơ hóa, hình thành sẹo dẫn đến giảm khả năng giãn nở phổi, xẹp phổi và chức năng thông khí bị suy yếu. 

xo-hoa-phoi-khong-the-dieu-tri-dut-diem-va-gay-nhieu-bien-chung-nguy-hiem

Xơ hóa phổi không thể điều trị dứt điểm và gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Cách điều trị bệnh xơ hóa phổi

Xơ hóa phổi để lại rất nhiều di chứng nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe và làm giảm tuổi thọ của người bệnh. Mặc dù xơ hóa phổi không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng các biện pháp điều trị vẫn rất cần thiết, giúp làm chậm tiến triển bệnh và cải thiện sức khỏe. 

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Để chữa xơ hóa phổi hiệu quả, không chỉ có phác đồ điều trị phù hợp mà người bệnh cần phải thay đổi ngay từ thói quen sinh hoạt hàng ngày nhằm loại bỏ các tác nhân gây bệnh. Đặc biệt, người mắc xơ hóa phổi cần lưu ý: 

  • Hạn chế tiếp xúc với các khí độc hại: Khói thuốc lá, không khí ô nhiễm, khói bụi,... 
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng, phù hợp: Người mắc xơ hóa phổi nên ưu tiên ăn các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như các loại quả có màu đỏ, quả mọng, rau xanh, ngũ cốc,... Khẩu phần ăn nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để hấp thu tốt hơn. 
  • Luyện tập thể dục thể thao đều đặn: Người bệnh nên cân nhắc lựa chọn các bài tập như chạy bộ, đi xe đạp, tập thái cực quyền, yoga,... 
  • Tiêm phòng vắc xin cúm và phế cầu: Giúp giảm tình trạng viêm đường hô hấp gây ảnh hưởng tới phổi. 

Thuốc trị xơ hóa phổi

Hiện nay các nhà khoa học đã nghiên cứu thành công một số loại thuốc thế hệ mới có thể làm chậm sự phát triển của xơ hóa phổi: 

  • Pirfenidone: Làm chậm sự phát triển của sẹo phổi bằng cách giảm hoạt động của hệ miễn dịch. Thuốc này thường được chỉ định cho người mắc xơ hóa có dung tích trong phổi khoảng 50 - 80%. Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ: Mệt mỏi, khó tiêu, phát ban, suy giảm chức năng gan,... 
  • Nintedanib: Cũng có tác dụng làm chậm sự phát triển của xơ hóa phổi theo cơ chế ngăn chặn hình thành sẹo. Tuy nhiên, thuốc này cũng gây một số tác dụng phụ: Đau bụng, tiêu chảy, sụt cân,... 

cac-thuoc-tri-xo-hoa-phoi-giup-lam-cham-tien-trien-benh-thong-qua-co-che-mien-dich

Các thuốc trị xơ hóa phổi giúp làm chậm tiến triển bệnh thông qua cơ chế miễn dịch

Liệu pháp oxy cải thiện chức năng phổi

Biến chứng thường gặp nhất ở người mắc xơ hóa phổi là suy hô hấp, do giảm thông khí phổi. Để khắc phục tình trạng này, cách tốt nhất là sử dụng liệu pháp oxy nồng độ cao, giúp cải thiện chức năng phổi và giảm biến chứng. Tùy vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị cung cấp oxy với liều lượng khác nhau để người bệnh đạt hiệu quả điều trị tốt nhất. 

Phẫu thuật thay thế phổi xơ hóa

Ngoài các biện pháp điều trị bằng thuốc, vật lý trị liệu, ghép phổi cũng là biện pháp chữa xơ hóa phổi rất hiệu quả. Quyết định cấy ghép phổi cần dựa trên nhiều yếu tố: 

  • Tuổi, thể trạng sức khỏe của người bệnh. 
  • Tình trạng phổi bị xơ hóa. 
  • Khả năng phục hồi chức năng phổi sau phẫu thuật. 
  • Tình trạng phổi của người hiến tạng. 

Cấy ghép phổi giúp cải thiện đáng kể tình trạng bệnh, kéo dài tuổi thọ và nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, phương pháp này cũng gặp nhiều hạn chế do khó tìm được phổi cấy ghép và có thể xảy ra nhiễm trùng sau phẫu thuật. 

Khi nào người bệnh cần nhập viện?

Xơ hóa phổi gây suy giảm nghiêm trọng hoạt động hô hấp bình thường của cơ thể. Vì vậy, người bệnh cần theo dõi sức khỏe thường xuyên và đến ngay cơ sở y tế nếu xuất hiện các triệu chứng: 

  • Khó thở, ho dai dẳng kéo dài trên 2 tuần. 
  • Da, móng tay xanh tái, chỉ số SpO2 dưới 96%. 
  • Thở rít, thở khò khè, cảm giác đè nặng lồng ngực. 

nguoi-mac-xo-hoa-phoi-can-theo-doi-suc-khoe-thuong-xuyen-de-co-bien-phap-dieu-tri-phu-hop

Người mắc xơ hóa phổi cần theo dõi sức khỏe thường xuyên để có biện pháp điều trị phù hợp

>>> XEM THÊM: Xơ hóa phổi là gì? Bệnh xơ hóa phổi có nguy hiểm không?

Bảo Phế Vương - Ngăn xơ hóa, tái cấu trúc phổi, kiểm soát bệnh hiệu quả

Các mô sẹo, xơ hóa, tái cấu trúc được xem là nguyên nhân chính dẫn đến xơ phổi. Ngoài ra, đây còn là nguyên nhân cốt lõi gây nhiều bệnh viêm đường hô hấp mạn tính khác như: Viêm phổi mạn tính, viêm phế quản mạn tính, COPD,... Tình trạng này không thể điều trị dứt điểm và có xu hướng ngày càng tăng nặng theo thời gian. 

Để ngăn chặn xơ hóa phổi, bên cạnh phương pháp điều trị tây y thì sử dụng sản phẩm thảo dược là rất cần thiết. Trong đó, sản phẩm nổi bật và hiệu quả nhất phải kể đến Bảo Phế Vương. Đây là sản phẩm giúp ngăn ngừa quá trình xơ hóa, tái cấu trúc đường thở và giảm nhanh các triệu chứng của bệnh, an toàn với sức khỏe. 

Điều làm nên hiệu quả vượt trội của Bảo Phế Vương là tinh chất độc quyền Fibrolysin. Đây là hợp chất của kẽm gluconate và methylsulfonylmethane (MSM). Fibrolysin được xem là bước tiến mới trong việc điều trị và phòng ngừa các bệnh viêm đường hô hấp, trong đó có xơ hóa phổi. Các nghiên cứu tại Hoa Kỳ và Trung Quốc đều cho thấy, Fibrolysin giúp tác động trực tiếp vào nguyên nhân cốt lõi gây bệnh, ngăn ngừa quá trình xơ hóa và tái cấu trúc đường thở. Nhờ đó, Fibrolysin trong Bảo Phế Vương giúp làm chậm quá trình xơ hóa phổi và ngăn ngừa các bệnh viêm đường hô hấp khác. 

Ngoài ra, thành phần của Bảo Phế Vương còn được bổ sung thêm tinh chất dược liệu: Chiết xuất nhũ hương, cao xạ can, cao xạ đen, cao tạo giác, cao bán biên liên và các yếu tố vi lượng, có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, giảm co thắt đường thở và điều hòa hoạt động tiết dịch đường hô hấp. Vì vậy, sử dụng Bảo Phế Vương kết hợp với các thuốc điều trị giúp loại bỏ các triệu chứng khó chịu: Ho kéo dài, khó thở, cải thiện chức năng thông khí và phục hồi phổi bị xơ hóa. 

bao-phe-vuong-giup-lam-cham-qua-trinh-xo-hoa-phoi-va-cai-thien-chuc-nang-thong-khi

Bảo Phế Vương giúp làm chậm quá trình xơ hóa phổi và cải thiện chức năng thông khí

dat-mua-ngay

Với những tác dụng ưu việt và hiệu quả mà sản phẩm mang lại, Bảo Phế Vương được rất nhiều chuyên gia hô hấp khuyên dùng. Người bệnh hoàn toàn có thể bổ sung Bảo Phế Vương cùng chế độ dinh dưỡng và điều trị hàng ngày để kiểm soát xơ hóa phổi và phòng ngừa các bệnh đường hô hấp khác. 

Để biết thêm thông tin về bệnh viêm phổi, mời các bạn xem ngay những chia sẻ của PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh thông qua video dưới đây:

Xơ hóa phổi là một trong những bệnh đường hô hấp nguy hiểm hàng đầu, làm giảm chức năng phổi và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid bùng phát mạnh, tình trạng xơ phổi càng trở nên phổ biến và ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Vì vậy, bạn cần trang bị thêm các kiến thức, biện pháp chăm sóc, phòng ngừa xơ hóa phổi để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. 

Nếu bạn có các câu hỏi liên quan đến các bệnh đường hô hấp và sản phẩm Bảo Phế Vương, hãy gọi ngay đến số HOTLINE: 0916 751 651 - 0916 767 653. Các chuyên gia của chúng tôi sẽ giúp bạn tư vấn tận tình và chi tiết nhất. 

Tài liệu tham khảo: 

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/pulmonary-fibrosis/diagnosis-treatment/drc-20353695 

https://www.nhs.uk/conditions/idiopathic-pulmonary-fibrosis/treatment/ 

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/10959-pulmonary-fibrosis