Hen suyễn là bệnh lý viêm đường hô hấp mạn tính có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, bệnh hen suyễn ở người lớn và trẻ nhỏ cũng có những điểm khác nhau để giúp bạn phân biệt bệnh. Vậy hen suyễn ở cả hai đối tượng này có gì giống và khác nhau?
Vài điều về bệnh hen suyễn ở người lớn và trẻ nhỏ
Hen suyễn là một bệnh lý hô hấp mạn tính điển hình có thể gặp ở nhiều đối tượng. Tuy nhiên, ở người lớn lại dễ mắc phải căn bệnh này hơn, nhất là với những người từ trên 50 tuổi. Nguyên nhân có thể là do người bệnh từng có cơ địa bị hen, hoặc mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trước đó.
Trong số những nguyên nhân gây bệnh hen suyễn ở người lớn, thì có tới 30% là do người bệnh tiếp xúc với các chất gây dị ứng (còn gọi là hen suyễn do dị ứng). Còn với trẻ nhỏ, chúng cũng có thể bị hen do dị ứng và do yếu tố di truyền từ cha mẹ. Nhưng phần lớn hen suyễn ở trẻ nhỏ thường được phát hiện và điều trị sớm. Do đó, tỷ lệ tử vong do hen suyễn ở trẻ nhỏ cũng thấp hơn.
>>> Xem thêm: Ho khan kéo dài là dấu hiệu của bệnh gì?
Hen suyễn ở trẻ nhỏ có nguyên nhân và triệu chứng giống như ở người lớn
Như vậy, có thể thấy bệnh hen suyễn ở ngưới lớn và trẻ nhỏ có nguyên nhân khởi phát khá giống nhau. Tuy nhiên, theo thời gian, cơ thể của trẻ nhỏ sẽ có sự thay đổi và phản ứng với tác nhân gây bệnh khác nhau. Vì thế, phân biệt bệnh hen giữa người lớn và trẻ nhỏ cũng sẽ giúp việc điều trị bệnh ở từng đối tượng có hiệu quả tốt hơn.
>>> Xem thêm: Nguyên nhân của khó thở về đêm là gì?
Bệnh hen suyễn ở người lớn và trẻ nhỏ có gì giống và khác nhau?
Hen suyễn ở trẻ nhỏ và người lớn thường giống nhau cả về tác nhân gây bệnh và triệu chứng của cơn hen. Các tác nhân kích thích cơn hen có thể xuất hiện tùy vào từng thời điểm, nhưng chúng đều bao gồm:
- Khói thuốc lá;
- Nấm, bụi không khí, bào tử nấm mốc, mạt bụi;
- Ô nhiễm không khí, khói bụi xe cộ;
- Côn trùng, lông vật nuôi, phấn hoa;
- Hơi hóa chất, bụi kim loại nặng, bụi từ khu công nghiệp;
- Sợi vải, bụi hoặc sợi lông từ chăn, ga, gối, rèm cửa;
- Nhiễm trùng đường hô hấp cấp, cảm cúm, cảm lạnh;
- Do thời tiết thay đổi, không khí lạnh và khô...
Khi tiếp xúc với một trong những tác nhân này, cơn hen ở người lớn và trẻ nhỏ có thể xuất hiện với các triệu chứng sau:
- Ho (ho có đờm hoặc ho khan);
- Thở khò khè, khó thở;
- Tăng tiết chất nhầy trong đường thở, khó thở;
- Tăng áp lực trong ngực, mệt mỏi và cảm thấy khó thở sau khi hoạt động thể chất;
- Khó ngủ, ho nhiều về đêm (do cơn hen xuất hiện làm gián đoạn giấc ngủ);
- Phục hồi sức khỏe chậm do nhiễm trùng hô hấp hoặc cảm cúm, cảm lạnh.
- Mặc dù bệnh hen suyễn ở người lớn và trẻ em có những điểm giống nhau như vậy, nhưng chúng lại có sự khác nhau về thời gian tiến triển của bệnh, dẫn đến việc điều trị bệnh cũng khác nhau.
Ở trẻ nhỏ, bệnh hen suyễn thường không phát triển liên tục, các triệu chứng của bệnh diễn ra chậm hơn, đôi khi không rõ ràng. Phần lớn cơn hen xuất hiện là do hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn chỉnh, nên khi trẻ tiếp xúc với khói thuốc, hoặc chất gây dị ứng thì hệ hô hấp dễ bị kích thích. Nhưng sau đó, nếu được điều trị đúng cách, hen suyễn ở trẻ có thể biến mất hoàn toàn, và ít gây nguy hiểm hơn.
Cơn hen suyễn ở người lớn kéo dài và điều trị cần nhiều thời gian hơn
Ngược lại với trẻ nhỏ, bệnh hen suyễn ở người lớn sẽ có các triệu chứng kéo dài, việc điều trị hen cho người lớn cũng vì thế mà cần nhiều thời gian hơn để kiểm soát sự bùng phát cơn hen. Hơn nữa, nếu hen suyễn tái phát lại nhiều lần, bệnh cũng tiến triển theo chiều hướng ngày càng xấu đi, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: Viêm phổi cấp, viêm phế quản cấp, suy hô hấp,... Thậm chí, cơn hen có thể khiến người bệnh tử vong nếu không được xử trí kịp thời.
Có thể thấy, việc phân biệt bệnh hen suyễn ở người lớn và trẻ nhỏ sẽ giúp người bệnh và thân nhân của họ nhìn nhận bệnh đúng hơn, từ đó giúp họ chủ động hơn trong việc điều trị cũng như phòng ngừa căn bệnh này.
Để điều trị bệnh, các thuốc giảm đau nhanh và cắt cơn hen cấp sẽ được dùng cho mọi đối tượng. Nhưng sau đó, người bệnh cần được dự phòng điều trị cơn hen với các thuốc kiểm soát lâu dài. Với mục đích chính là giảm sưng, giảm viêm niêm mạc đường hô hấp, ngăn ngừa cơn hen tái phát.
Điều trị dự phòng tránh cơn hen tái phát
Song song với điều trị bằng thuốc, bác sĩ cũng sẽ đưa ra lời khuyên cho người bệnh về việc kết hợp các liệu pháp tự nhiên, để hỗ trợ cho quá trình kiểm soát bệnh hen và giảm dần sự phụ thuộc vào thuốc. Những cách tự nhiên giúp phòng bệnh hen suyễn là:
- Tập các bài tập, kỹ thuật hỗ trợ việc thở, giúp điều hòa nhịp hít vào - thở ra sâu hơn, cải thiện chức năng và dung tích phổi của người bệnh;
- Tập yoga, tập thiền, luyện khí công,... để thư giãn cơ thể, giữ tâm lý ổn định, tránh kích thích cơn hen do không kiềm chế được cảm xúc;
- Duy trì tập luyện thể lực nhẹ nhàng để nâng cao sức khỏe, tăng cường đề kháng cho hệ hô hấp với tác nhân gây hại bên ngoài;
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, nâng cao hệ miễn dịch tự nhiên giúp phòng tránh cảm cúm hoặc nhiễm trùng đường hô hấp;
- Ưu tiên việc tập luyện trong nhà để hạn chế việc tiếp xúc với không khí ô nhiễm, khói bụi;
- Giữ vệ sinh đường hô hấp sạch sẽ, tránh để nấm mốc và bụi bẩn xuất hiện trong nhà và phòng ngủ, thay chăn - ga - đệm - rèm cửa định kỳ, không để thú cưng ở trong không gian ngủ nhằm tránh cơn hen về đêm;
- Sử dụng các thảo dược, bài thuốc dân gian giúp hỗ trợ giảm ho và cải thiện tốt hơn các triệu chứng của bệnh...
>>> Xem thêm: Các bài thuốc trị ho từ dân gian cực hiệu quả tại nhà
Phòng ngừa bệnh hen suyễn với sản phẩm Bảo Phế Vương
Bên cạnh đó, xu hướng mới hiện nay là sử dụng các sản phẩm thảo dược giúp bảo vệ sức khỏe hệ hô hấp. Trong đó, không thể không nhắc đến thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bảo Phế Vương.
Bảo Phế Vương giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng của bệnh hen suyễn
Bảo Phế Vương là sản phẩm được các nhà khoa học nghiên cứu, bào chế và ứng dụng công nghệ hiện đại sản suất ra dưới dạng viên nén tiện lợi cho việc sử dụng hàng ngày. Thành phần của Bảo Phế Vương có chứa hoạt chất Fibrolysin và chiết xuất thảo dược, kèm theo các yếu tố vi lượng cần thiết cho cơ thể. Nhờ đó có tác dụng:
- Fibrolysin: Chống kích ứng niêm mạc đường thở, chống xơ hóa, chống tái cấu trúc phổi, phế quản;
- Chiết xuất thảo dược (gồm: Nhũ hương, bán biên liên, xạ đen, xạ can, tạo giác): Kháng viêm, kháng khuẩn như các loại kháng sinh thực vật; hỗ trợ làm giảm triệu chứng ho, khó thở, giảm đờm, thanh phế;
- Yếu tố vi lượng (Selen và Iod): Tăng cường sức đề kháng, tăng bảo vệ niêm mạc tế bào đường thở.
Với công thức tác động toàn diện này, Bảo Phế Vương không chỉ hỗ trợ làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh hen suyễn, mà còn giúp phòng ngừa bệnh tái phát rất hiệu quả. Hơn nữa, nhờ có nguồn gốc từ thảo dược, nên sản phẩm thích hợp cho mọi đối tượng sử dụng, kể cả trẻ nhỏ mà không gây ra tác dụng phụ nào.
Để biết thêm về các nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp, mời các bạn cùng xem những chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh trong video dưới đây:
Mọi thắc mắc liên quan tới viêm phổi, viêm phế quản và các bệnh lý hô hấp khác, bạn có thể liên hệ tới tổng đài miễn cước 18006302 hoặc hotline (ZALO/ VIBER): 0916751651 - 0916767653 để được hỗ trợ tốt nhất!
Vũ Khánh