Viêm phế quản là một trong các bệnh lý hô hấp thường gặp. Nguyên nhân gây bệnh thường do vi khuẩn, virus, hoặc do các chất kích thích niêm mạc đường thở (ống phế quản). Bệnh nếu không được điều trị sớm và đúng phương pháp sẽ trở thành viêm phế quản mãn tính, gây nhiều trở ngại trong cuộc sống cho người bệnh.

Viêm phế quản mãn tính là gì?

Viêm phế quản là tình trạng viêm do nhiễm trùng lớp niêm mạc ống phế quản. Người mắc bệnh thường ho ra đờm dày, có màu vàng hoặc trắng (có trường hợp đờm màu xanh). Bệnh có thể xảy ra cấp tính hoặc mãn tính.

Viêm phế quản mãn tính xảy ra khi ống phế quản liên tục bị kích thích trong thời gian dài (nhiều tháng hoặc nhiều năm). Điều này khiến cho lượng chất nhầy tăng dần lên, tích tụ trong các ống phế quản, hạn chế thông khí, khiến cho việc thở khó khăn nhiều hơn. Khó thở trong viêm phế quản mãn tính sẽ trở nên nặng nề hơn khi người bệnh có hoạt động thể chất.

Các triệu chứng của viêm phế quản mãn tính bao gồm: mệt mỏi, có cơn sốt hoặc ớn lạnh, khó chịu hoặc đau tức ngực, tắc nghẽn xoang, hơi thở có mùi khó chịu. Ở giai đoạn sau, da và môi của người bệnh hơi tái xanh do thiếu oxy máu.

Khi viêm phế quản mãn tính tiến triển, các biểu hiện trên cũng nặng hơn tùy theo mức độ và tần suất: ho dữ dội hơn, nhiễm trùng đường hô hấp hoặc nhiễm trùng các nơi khác trong cơ thể (phù ngoại biên, sưng ở chân và mắt cá chân),…

Vì thế, việc điều trị viêm phế quản ngay từ khi có những dấu hiệu đầu tiên sẽ giúp giảm nguy cơ mắc viêm phế quản mãn tính. Cùng với việc tự chăm sóc sức khỏe đúng cách tại nhà, bạn hoàn toàn có thể tránh được nguy cơ viêm phổi và những nguy hiểm của căn bệnh này.

>>> Xem thêm: Viêm phế quản là gì?

8 biện pháp khắc phục viêm phế quản mãn tính tại nhà

1. Gừng

Gừng có tính ấm và kháng viêm, giúp chống nhiễm trùng đường hô hấp hiệu quả. Dùng gừng là một cách để giúp bạn làm giảm các cơn ho do viêm phế quản gây ra. Bạn có thể pha trà gừng, ngâm mật ong, ngâm muối,… để bổ sung cho cơ thể.

2. Tỏi

Tỏi được biết đến có vô số công dụng giúp chữa bệnh trong Đông Y. Trong Tây Y, tỏi cũng đã được nghiên cứu và chứng minh có hiệu quả trong tăng cường miễn dịch, đồng thời ức chế sự phát triển của virus truyền nhiễm bệnh viêm phế quản. Vì thế, bạn đừng quên bổ sung thêm tỏi (đặc biệt là tỏi tươi) trong bữa ăn hàng ngày.

3. Củ nghệ

Là một loại gia vị phổ biến không kém gừng và tỏi, nghệ là loại thảo dược được các nhà khoa học chỉ ra rằng nó có tác dụng chống viêm nhiều hơn so với gừng. Không chỉ vậy, nghệ còn tăng hoạt động chống oxy hóa trong cơ thể. Vì thế, sử dụng nghệ làm gia vị cho các món ăn cũng sẽ giúp bổ sung dưỡng chất, giảm kích ứng và tăng miễn dịch cho cơ thể của bạn.

4. Hơi nước nóng

Hơi nước nóng thường giúp cơ thể thư giãn các cơ, đặc biệt là với cơ hô hấp bị căng lên mỗi khi bạn có cơn ho do viêm phế quản. Hơi nước cũng giúp phá vỡ chất nhầy trong miệng và mũi, giúp người bệnh có thể đẩy chúng ra ngoài dễ dàng hơn. Do đó, người mắc viêm phế quản mãn tính có thể chọn cách xông hơi nước nóng để làm giảm triệu chứng khó thở.

5. Nước muối

Nước muối có tính kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt. Bởi vậy, súc miệng, rửa mũi bằng nước muối có thể giúp giảm các cơn đau do ho, giảm nhiễm trùng ngay tại cổ họng. Từ đó giúp làm giảm lượng chất nhầy, thông khí dễ hơn cho người bệnh.

>>> Xem thêm: Phòng ngừa viêm phế quản

6. Ngủ đủ giấc

Ngủ đúng và đủ giấc sẽ cho phép cơ thể người bệnh viêm phế quản mãn tính được nghỉ ngơi. Giấc ngủ cũng giúp họ tránh được hoạt động thể lực không cần thiết, giúp cơ thể có thời gian tái tạo lại các vùng tổn thương do nhiễm trùng, và tăng cường sức đề kháng để chống lại sự viêm nhiễm tốt hơn.

7. Thay đổi lối sống

Một lối sống khoa học, lành mạnh sẽ đi đôi với việc ngăn ngừa bệnh tật. Để giảm nguy cơ căn bệnh này tiến triển nghiêm trọng hơn, bạn nên chú ý những điều sau:

  • Tránh môi trường có không khí ô nhiễm, nhiều khói bụi;
  • Tránh hút thuốc hoặc tránh những nơi có khói thuốc;
  • Tăng cường tập thể dục tối thiểu 30 phút x 3 lần mỗi tuần;
  • Rửa tay và giữ vệ sinh sạch sẽ để tránh sự lây lan của vi khuẩn, virus gây bệnh;
  • Tập hít thở bằng yoga cơ bản, hoặc luyện các bài tập thở để giúp điều hòa cơ thể với người mắc bệnh;
  • Tăng cường khả năng miễn dịch với chế độ ăn đủ dinh dưỡng.

8. Sử dụng thảo dược

Ngoài các biện pháp tại nhà đơn giản trên, những người đã mắc bệnh viêm phế quản (cấp tính hoặc mãn tính) có thể sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bảo Phế Vương có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên. Với thành phần gồm: Fibrolysin, chiết xuất Nhũ hương, cao xạ đen, cao bán liên liên, cao tạo giác, cao xạ can,... giúp làm giảm các nguy cơ tái phát ở bệnh viêm phế quản mãn tính, hạn chế tối đa việc bệnh tiến triển nặng hơn.

Trên đây là những gợi ý giúp bạn có thể khắc phục bệnh viêm phế quản mãn tính tại nhà. Bằng cách kết hợp các liệu pháp này song song với việc điều trị, bệnh sẽ sớm được cải thiện và ngăn ngừa nguy cơ tái phát về sau.

Để biết người bệnh viêm phế quản có nên dùng sản phẩm Bảo Phế Vương hay không, mời các bạn cùng xem giải đáp từ PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh trong video sau:

Mọi thắc mắc liên quan tới viêm phổi, viêm phế quản hay các bệnh lý hô hấp, bạn có thể liên hệ tới hotline (ZALO/ VIBER): 0916751651 - 0916767653 để được hỗ trợ tốt nhất!

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.