Cảm cúm đi kèm những triệu chứng của bệnh hen suyễn là tình trạng dễ mắc phải khi thời tiết giao mùa. Đây lại là một trong những mối nguy cực kỳ lớn với những người bệnh hen suyễn, bởi đây vốn là căn bệnh viêm đường hô hấp mạn tính. Vậy làm thế nào để tránh mắc bệnh hen suyễn và cúm cùng lúc?

Hen suyễn và cúm có mối liên hệ gì?

Hen suyễn là bệnh lý viêm niêm mạc các ống phế quản mạn tính phổ biến ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Cơn hen suyễn xuất hiện khi đường thở bị phù và co thắt do viêm. Các tác nhân gây kích ứng cơn hen suyễn có thể là nhiễm trùng đường hô hấp trên, dị ứng với các hạt trong không khí (bụi, phấn hoa,…), hơi hóa chất, khói thuốc lá, các vi sinh vật gây bệnh…

Bị hen suyễn mắc kèm bệnh cúm khiến cho cơn hen nguy hiểm hơn

Bị hen suyễn mắc kèm bệnh cúm khiến cho cơn hen nguy hiểm hơn

 

Bên cạnh những tác nhân đó, thì một số bệnh lý thông thường như cảm cúm, cảm lạnh cũng có thể là nguyên nhân khiến cho cơn hen cấp tính xuất hiện. Thông thường, người bị cúm sẽ chỉ có biểu hiện ho nhẹ, hắt hơi, sổ mũi, ớn lạnh, gai người. Nhưng ở người bệnh hen suyễn, do đường hô hấp vốn đã bị sưng viêm và nhạy cảm hơn, trên nền cơ địa suy giảm sức đề kháng, dễ bị dị ứng nên khi có thêm các dấu hiệu của bệnh cúm, tình trạng viêm có thể diễn ra nặng hơn. Điều này khiến cho cơn hen bùng phát và làm nghiêm trọng hơn các triệu chứng hen suyễn. Hơn nữa, khi bị mắc bệnh cúm và hen suyễn cùng lúc, nguy cơ bệnh tiến triển thành viêm phổi và gây ra biến chứng hô hấp nguy hiểm cũng tăng lên.

>>> Xem thêm: Những tác nhân gây bệnh hen suyễn là gì?

Những triệu chứng hen suyễn khi mắc kèm bệnh cúm là gì?

Nếu bạn đã có sẵn bệnh hen và mắc kèm thêm cảm cúm, các triệu chứng hen suyễn có thể diễn ra nặng hơn, bao gồm:

- Khó thở, thở khò khè;

- Cơn ho khan kéo dài, ho có đờm hoặc dịch nhầy (dịch màu vàng hoặc xanh);

- Cảm giác ớn lạnh, mệt mỏi;

- Sốt cao, đau họng do ho nhiều, ngứa hoặc đau khi nuốt;

- Có dấu hiệu giống viêm xoang: Nghẹt mũi, niêm mạc mũi khô, khó chịu khi hít thở;

- Đau tức ngực khi ho hoặc gắng sức để thở, đau do cơ hô hấp co thắt mạnh.

Sốt cao có thể là triệu chứng hen suyễn khi bạn bị bệnh cúm

Sốt cao có thể là triệu chứng hen suyễn khi bạn bị bệnh cúm

 

Ngay khi gặp phải các biểu hiện này, bạn cần sớm có những biện pháp để ngăn chặn cơn hen tiến triển nặng hơn. Nếu những cách áp dụng nhanh tại nhà không làm thuyên giảm cơn hen, bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để có hướng điều trị cơn hen suyễn cấp tính. Khi đó, bạn có thể được dùng một số loại thuốc chống viêm giảm nhanh các triệu chứng, và duy trì việc dùng thuốc dự phòng điều trị tại nhà.

>>> Xem thêm: Hen suyễn và viêm phế quản khác nhau hay không?

Phòng ngừa bệnh cúm và hen suyễn cùng lúc như thế nào?

Cơn hen cấp và bệnh cúm nếu xảy ra cùng một lúc có thể làm nghiêm trọng các triệu chứng hen suyễn. Bởi vậy, để ngăn ngừa tác nhân gây hen và bệnh cúm, bạn nên thực hiện những cách sau:

Giữ vệ sinh sạch: Vệ sinh tay chân và đường hô hấp trên sạch sẽ giúp làm giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh cúm từ các vi khuẩn, virus trong môi trường xung quanh.

Tiêm vaccine ngừa cúm: Tiêm vaccine định kỳ hàng năm giúp ngừa bệnh cúm là bước đầu tiên và quan trọng trong việc chống lại căn bệnh này. Việc tiêm phòng cũng giúp tăng hiệu quả phòng tránh các tác nhân gây kích ứng cơn hen trong thời gian dài ở người bệnh hen suyễn. Ngoài vaccine ngừa virus gây bệnh cúm, thì loại vaccine giúp phòng bệnh viêm phổi do phế cầu khuẩn cũng có vai trò quan trọng, bởi viêm phổi là bệnh lý đặc biệt nghiêm trọng ở người có triệu chứng hen suyễn.

Tiêm phòng cúm là cách giúp người bệnh hen suyễn tránh được căn bệnh này

Tiêm phòng cúm là cách giúp người bệnh hen suyễn tránh được căn bệnh này

 

Ngăn ngừa viêm nhiễm đường hô hấp trên: Đường hô hấp trên luôn là nơi đầu tiên tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng cơn hen. Do đó, bảo vệ niêm mạc mũi, miệng và hạn chế tối đa sự viêm nhiễm tại đây cũng là cách để phòng ngừa cơn hen xuất hiện.

Không dùng chung thuốc hay dụng cụ y tế hỗ trợ điều trị cho người bệnh hen suyễn: Do bệnh cúm và một số bệnh nhiễm trùng đường hô hấp có thể lây lan qua hơi thở, nước bọt nên tránh dùng chung những dụng cụ y tế như bình xịt định liều, máy xông hơi đường thở,… là cách ngăn chặn lây nhiễm cúm hiệu quả.

>>> Xem thêm: Cách trị ho tại nhà giúp làm giảm cơn hen suyễn

Ngăn ngừa hen suyễn tái phát nhờ sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược

Bên cạnh những cách phòng ngừa hen suyễn và bệnh cúm kể trên, người bệnh hen suyễn vẫn nên duy trì việc dự phòng điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời, kết hợp sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược giúp bảo vệ hệ hô hấp cũng là một liệu pháp được nhiều chuyên gia khuyên nên thực hiện.

Vậy sản phẩm thảo dược có chứa các thành phần nào giúp phòng ngừa các triệu chứng hen suyễn và ngăn ngừa tình trạng hen nặng hơn?

Để giúp hỗ trợ điều trị, kiểm soát bệnh hen hiệu quả thì những sản phẩm có chữa thành phần chính là hoạt chất Fibrolysin, kết hợp với các vị dược liệu như Nhũ hương, bán biên liên, xạ đen, xạ can,...và bổ sung thêm yếu tố vi lượng nên được ưu tiên sử dụng. Sản phẩm có chứa các thành phần này không chỉ giúp tác động vào cả nguyên nhân và triệu chứng của bệnh, mà còn giúp phòng ngừa cơn hen tái phát hiệu quả.

Mọi thắc mắc liên quan tới viêm phổi, viêm phế quản và các bệnh lý hô hấp khác, bạn có thể liên hệ tới tổng đài miễn cước 18006302 hoặc hotline (ZALO/ VIBER): 0916751651 - 0916767653 để được hỗ trợ tốt nhất!

Để biết thêm về chứng ho kéo dài có phải dấu hiệu của bệnh hen suyễn hay không, mời các bạn cùng xem ngay những chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh trong video dưới đây:


Kim Khánh