Viêm phế quản là một bệnh lý hô hấp rất dễ gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trong những thời điểm giao mùa và ô nhiễm không khí nhiều như hiện nay. Viêm phế quản ở trẻ nhỏ nếu không được lưu ý và điều trị triệt để sẽ rất dễ gây bội nhiễm, làm xuất hiện những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ. Vậy viêm phế quản bội nhiễm ở trẻ nguy hại như thế nào?

Viêm phế quản bội nhiễm là gì?

Viêm phế quản là một trong những bệnh lý hô hấp rất phổ biến, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, do hệ hô hấp chưa phát triển hoàn thiện, sức đề kháng còn yếu kém nên tình trạng viêm nhiễm càng dễ xảy ra. So với viêm phế quản thông thường, thì viêm phế quản bội nhiễm ở trẻ được các chuyên gia đánh giá là tình trạng nguy hiểm hơn rất nhiều. Vậy căn bệnh viêm phế quản bội nhiễm là gì?

Viêm phế quản bội nhiễm ở trẻ nhỏ là căn bệnh nguy hiểm

Viêm phế quản bội nhiễm ở trẻ nhỏ là căn bệnh nguy hiểm

 

Trước tiên, cha mẹ cần phải nắm rõ được bội nhiễm là gì? Bội nhiễm là hiện tượng xuất hiện thêm một nhiễm trùng mới, ở ngay vị trí mà nhiễm trùng đã xảy ra trước đó. Tức là, bên cạnh bệnh viêm phế quản ban đầu, trẻ còn có thể bị nhiễm thêm vi khuẩn, virus gây nhiễm trùng đường hô hấp khác.

Viêm phế quản bội nhiễm nếu không được điều trị tích cực để làm giảm sưng viêm, nhiễm trùng thì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có cơ hội gây viêm lan rộng ra, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, gây khó khăn cho việc chữa bệnh. Thậm chí, các chủng vi khuẩn, virus gây bệnh còn có khả năng kháng thuốc, làm mất tác dụng điều trị.

Nguyên nhân do đâu dẫn đến tình trạng viêm phế quản bội nhiễm?

Như đã nói ở trên, viêm phế quản ở trẻ nhỏ khởi phát ban đầu là do hệ thống phế quản bị vi sinh vật gây bệnh xâm nhập. Trong đó, loại virus chính gây bệnh là virus hợp bào đường hô hấp. Ngoài ra còn có các loại vi khuẩn như lien cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, tụ cầu vàng,… Khi bị những tác nhân này tấn công, niêm mạc phế quản bị sưng, viêm, phù nề; thành phế quản sinh ra những chất nhầy, tích tụ lại làm cản trở lưu thông khí. Nếu không được điều trị dứt điểm, vi sinh vật gây bệnh sẽ nhanh chóng tấn công và gây viêm phế quản bội nhiễm, dẫn đến các triệu chứng của bệnh sẽ diễn ra nặng nề hơn, thường gặp nhất là: Đau rát cổ họng, đau đầu, sốt cao, ho khan hoặc ho có đờm đục, màu trắng hoặc vàng.

Ngoài ra, trẻ mắc bệnh còn có thể có dấu hiệu viêm tai giữa, thở khò khè nặng hơn, nôn mửa (do trẻ chưa biết cách khạc nhổ đờm); sốt cao dẫn đến co giật; hơi thở khó nhọc,…

Khi có những dấu hiệu này, trẻ cần được đưa đến khám và điều trị càng sớm càng tốt. Nếu không, viêm phế quản bội nhiễm sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm khó lường.

>>> Xem thêm: Viêm phế quản là gì?

Những biến chứng nguy hiểm ở trẻ bị viêm phế quản bội nhiễm

Biến chứng cấp của viêm phế quản bội nhiễm

−       Ngừng hô hấp: Những trẻ bị sinh non và dưới 44 tuần tuổi rất dễ gặp tình trạng ngừng hô hấp. Triệu chứng này tương đối điển hình, cảnh báo cho nguy cơ xuất hiện biến chứng khác. Tuy nhiên, nó thường diễn ra nhẹ và trong thời gian ngắn nên khó được phát hiện.

−       Xẹp phổi: Với trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi, nguy cơ bị xẹp phổi do viêm phế quản bội nhiễm là rất cao.

−       Tràn khí màng phổi và tràn khí trung thất.

−       Mâất nước do sốt cao, có thể dẫn đến nguy cơ rối loạn tuần hoàn ở trẻ.

−       Rối loạn nhịp tim.

−       Co giật: Là tình trạng do sốt cao và thiếu oxy trong cơ thể.

−       Tử vong: Nguy cơ tử vong thường gặp ở trẻ dưới 12 tháng tuổi, do viêm phế quản bội nhiễm diễn tiến nhanh và không điều trị kịp thời.

Hen suyễn là biến chứng mạn tính của viêm phế quản bội nhiễm

Hen suyễn là biến chứng mạn tính của viêm phế quản bội nhiễm

Nút gọi

Biến chứng mạn tính của viêm phế quản bội nhiễm

Đa số các trường hợp trẻ bị viêm phế quản bội nhiễm có thể phục hồi, không để lại di chứng nếu được điều trị đúng cách. Tuy nhiên, tình trạng xuất hiện biến chứng mạn tính vẫn có thể xảy ra, làm tái phát triệu chứng thở khò khè trong thời gian sau này.

Thêm vào đó, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, khoảng 30% trẻ bị mắc viêm phế quản bội nhiễm có thể tiến triển thành hen suyễn – một bệnh viêm phế quản mạn tính lâu dài không thể chữa khỏi hoàn toàn.

Vì viêm phế quản bội nhiễm có thể để lại những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ như vậy, nên việc điều trị sớm theo chỉ dẫn của nhân viên y tế, và tiến hành những biện pháp phòng ngừa bệnh cho trẻ là điều mà các bậc cha mẹ cần đặc biệt quan tâm.

>>> Xem thêm: Biến chứng viêm phế quản

Cách điều trị và phòng ngừa viêm phế quản bội nhiễm cho trẻ

Để điều trị dứt điểm bệnh viêm phế quản bội nhiễm cho trẻ nhỏ, những cách dưới đây sẽ được áp dụng tùy theo tình trạng bệnh của mỗi trẻ.

−       Sử dụng thuốc kháng sinh diệt khuẩn, thuốc diệt virus: Đa phần, trẻ bị viêm phế quản bội nhiễm đều được dùng các thuốc này để loại bỏ nguyên nhân gây viêm nhiễm, đồng thời giúp cắt cơn, giảm triệu chứng ho và đau rát cổ họng. Tuy nhiên, việc dùng thuốc cần theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dùng đúng và đủ liều để hiệu quả điều trị đạt cao nhất.

−       Điều trị bằng thuốc đông y cho trẻ: Có nhiều cha mẹ thường kết hợp một vài bài thuốc đông y cho trẻ nhỏ ngay tại nhà, cũng giúp mang lại hiệu quả và an toàn cho trẻ, nhất là với trường hợp trẻ quá nhỏ không nên dùng nhiều kháng sinh. Nhưng cha mẹ cần lưu ý tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

−       Các bài thuốc dân gian: Nhiều bài thuốc dân gian như mật ong, gừng, chanh, tỏi, quế, cam thảo,… đều có thể giúp làm giảm triệu chứng của bệnh viêm phế quản. Tùy vào mỗi trẻ mà cách dùng có thể khác nhau. Riêng với mật ong, cần chú ý không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi để tránh gây ngộ độc.

Phòng ngừa viêm phế quản cho trẻ là việc làm cần thiết

Phòng ngừa viêm phế quản cho trẻ là việc làm cần thiết

>>> Xem thêm: Phòng ngừa viêm phế quản tại nhà 

Để biết thêm về việc phòng ngừa viêm phế quản tái phát ở trẻ nhỏ như thế nào, mời các bạn cùng xem những chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh trong video sau:


Bên cạnh dùng thuốc, chủ động phòng ngừa viêm phế quản cho trẻ cũng rất quan trọng. Những cách giúp phòng bệnh bao gồm:

−       Vệ sinh sạch đường hô hấp trên (khoang mũi, miệng, họng) của trẻ mỗi ngày với nước muối sinh lý;

−       Theo dõi sức khỏe của trẻ và các biểu hiện bên ngoài để sớm phát hiện bệnh;

−       Hạn chế cho trẻ dùng các đồ ăn, thức uống lạnh;

−       Giữ ấm cho trẻ khi có không khí lạnh hoặc khi thay đổi thời tiết;

−       Không để trẻ tiếp xúc với khói thuôốc lá;

−       Tập thói quen đeo khẩu trang cho trẻ ngay từ nhỏ;

−       Đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ, tiêm phòng vaccine đầy đủ để ngừa các chủng vi sinh vật gây bệnh.

Ngoài ra, cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng các sản phẩm bảo vệ sức khỏe hệ hô hấp có nguồn gốc từ thảo dược, đảm bảo an toàn cho trẻ và không gây ra tác dụng phụ. Trong đó, sản phẩm nổi bật được nhiều chuyên gia khuyên nên dùng là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bảo Phế Vương.

Bảo Phế Vương

Sản phẩm Bảo Phế Vương giúp phòng ngừa viêm phế quản, viêm phổi

 Mua ngay

Đây là sản phẩm được các nhà khoa học nghiên cứu, tổng hợp và bào chế bằng công nghệ hiện đại dưới dạng viên nén, tiện lợi khi dùng hàng ngày. Trong Bảo Phế Vương, thành phần chính là hoạt chất Fibrolysin, kết hợp với chiết xuất từ nhiều thảo dược quý và bổ sung thêm vi khoáng chất. Nhờ đó, sản phẩm có công dụng:

−       Ngăn chặn sự hình thành các tổ xơ hóa, chống xơ hóa phổi, phế quản; chống tái cấu trúc đường thở; giúp làm giảm sự nhạy cảm của niêm mạc đường thở với tác nhân gây viêm nhiễm;

−       Hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của bệnh, giúp thanh phế, trừ ho, giảm đờm; chống viêm, kháng khuẩn và bảo vệ hêệ hô hấp khỏi các vi khuẩn, virus gây bệnh;

−       Giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ miễn dịch tế bào, phòng ngừa nguy cơ xuất hiện biến chứng của bệnh.

Với những công dụng này, Bảo Phế Vương rất thích hợp để giúp trẻ phòng ngừa bệnh viêm phế quản, cũng như phòng tránh các bệnh viêm đường hô hấp khác. Vì thế, cha mẹ đừng quên cho trẻ dùng Bảo Phế Vương mỗi ngày nhé!

Mọi thắc mắc liên quan tới viêm phổi, viêm phế quản và các bệnh lý hô hấp khác, bạn có thể liên hệ tới tổng đài miễn cước 18006302 hoặc hotline (ZALO/ VIBER): 0916751651 - 0916767653 để được hỗ trợ tốt nhất!

Thùy Linh

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.