Hiện tượng đau ngực khó thở là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt vấn đề về tim và phổi. Tình trạng này hay gặp ở người cao tuổi nhưng hiện nay đang có xu hướng trẻ hóa dần. Đau ngực khó thở có thể đe dọa đến tính mạng nên người bệnh cần chú ý phát hiện sớm và điều trị kịp thời để tránh những hậu quả không mong muốn.

Hiện tượng đau ngực khó thở

Đau ngực khó thở là cảm giác tức ngực, khó chịu kèm theo tình trạng không thể hít thở sâu. Cơn đau ngực có thể là đau nhói hoặc âm ỉ, đôi khi ngực có cảm giác như bị chèn ép hoặc bỏng rát. Nhiều trường hợp, cơn đau có thể lan lên cổ, xuống hàm, lan ra sau hoặc xuống dưới cánh tay.

Hiện tượng đau ngực khó thở có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề của sức khỏe khác nhau. Nếu tình trạng đau ngực khó thở chỉ thoáng qua thì đây có thể là một triệu chứng nhỏ của các bệnh thông thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng này lặp lại nhiều lần, mức độ đau ngực khó thở ngày càng trầm trọng thì nhiều khả năng đây là một bệnh lý đặc biệt nguy hiểm. Gần đây, đau ngực khó thở cũng là một triệu chứng điển hình ở người mắc Covid-19.

dau-nguc-kho-tho-la-cam-giac-tuc-nguc-kem-theo-khong-tho-sau-duoc

Đau ngực khó thở là cảm giác tức ngực kèm theo không thở sâu được

Đau ngực khó thở cảnh báo bệnh gì?

Đau ngực khó thở là dấu hiệu cảnh báo nhiều loại bệnh lý khác nhau gây ra. Dưới đây là một số bệnh lý có thể gây đau ngực khó thở:

Bệnh tim mạch

Hiện nay, tình trạng đau ngực khó thở do các bệnh lý tim mạch gây ra là nguy hiểm nhất, cụ thể là:

  • Bệnh mạch vành: Đây là tình trạng mạch máu của tim bị tắc nghẽn do các mảng xơ vữa gây ra. Từ đó làm giảm lưu lượng máu và oxy đến cơ tim. Điều này có thể gây ra đau ngực khó thở. Lúc này, người bệnh có thể cảm thấy tim đau như bị bóp nghẹt, ngực bị đè nén, đôi khi xuất hiện các cơn đau ngực bên trái trầm trọng.

Một dạng nguy hiểm của bệnh mạch vành có thể đe dọa đến tính mạng con người chính là nhồi máu cơ tim. Thông thường, khi bị nhồi máu cơ tim, cơn đau ngực khó thở trầm trọng hơn, kéo dài khoảng 15 phút.

  • Bóc tách động mạch chủ: Đây là động mạch lớn nhất và quan trọng nhất cơ thể. Nếu lớp nội mạc bên trong của động mạch chủ này rách, tách rời nhau, máu len lỏi được vào bên trong, dẫn đến thiếu máu cục bộ và thậm chí là vỡ động mạch chủ. Đây là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, dễ dẫn đến suy tim cấp và nguy cơ tử vong cao.

Bệnh đường hô hấp

Các bệnh lý đường hô hấp cũng có thể là nguyên nhân gây tình trạng tức ngực khó thở, bao gồm:

  • Viêm màng phổi: Đây là tình trạng lớp niêm mạc phổi bị viêm hoặc kích ứng. Viêm màng phổi có thể gây ra cơn đau ngực khó thở trầm trọng hơn khi bạn hít vào hoặc ho. Các nguyên nhân phổ biến nhất của viêm màng phổi là nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus, thuyên tắc phổi và tràn khí màng phổi.

  • Thuyên tắc phổi: Cục máu đông di chuyển theo mạch máu và đọng lại trong phổi, từ đó có thể gây ra viêm màng phổi cấp tính, khó thở và tim đập nhanh.

  • Tràn khí màng phổi: Tình trạng này thường do chấn thương ở ngực gây ra. Tràn khí màng phổi xảy ra khi một phần phổi xẹp xuống, giải phóng không khí vào khoang ngực gây ra những cơn đau ngực khi thở.

  • Viêm phổi, viêm phế quản: Các tình trạng nhiễm trùng phổi này có thể gây ra đau tức ngực, khó thở. Tình trạng này thường xảy ra đột ngột, gây sốt, ớn lạnh, ho và khạc ra mủ, đờm.

Tuy nhiên, nguyên nhân cốt lõi của việc gây đau ngực khó thở là tình trạng xơ hóa, tái cấu trúc đường thở và niêm mạc đường thở dày lên. Từ đó khiến phổi mất đi chức năng thông khí và loại bỏ các tác nhân có hại cho phổi như virus, vi khuẩn, bụi bẩn,... Người bệnh cần tác động trực tiếp, giải quyết nguyên nhân cốt lõi này để tình trạng đau ngực khó thở biến mất nhanh chóng.

cac-benh-duong-ho-hap-cung-co-the-la-nguyen-nhan-gay-dau-nguc-kho-tho-keo-dai
Các bệnh đường hô hấp cũng có thể là nguyên nhân gây đau ngực khó thở kéo dài

>>>XEM THÊM: Tổng quan về viêm phế quản phổi và cách điều trị ra sao?

Chấn thương ngực

Những tình trạng có liên quan đến chấn thương và các vấn đề ảnh hưởng đến cấu trúc thành ngực cũng có thể khiến cho người bệnh đau tức ngực. Tổn thương tại cơ ngực, xương sườn hay thành ngực,... khiến người bệnh cảm thấy đau ngực khó thở. Khi bị chấn thương ngực, tình trạng này có thể trầm trọng hơn nếu bạn hít thở sâu hoặc ho. Đặc biệt, khi cử động, di chuyển các cơ vùng ngực hoặc thở sâu cũng khiến cho cơn đau ngực bộc phát.

Một số bệnh liên quan đến thần kinh liên sườn

Đôi khi đau ngực khó thở có thể là do một số bệnh liên quan đến thần kinh liên sườn. Lúc này, người bệnh cảm giác vị trí đau nằm nông trên thành ngực, thường giới hạn trong một khu vực hoặc lan theo xương sườn và có thể cảm thấy đau khi ấn vào. Ngay cả khi ho thật mạnh cũng có thể làm tổn thương hoặc viêm các cơ gân giữa các xương sườn, gây ra đau ngực. Tuy nhiên, các cơn đau này thường có xu hướng kéo dài và trầm trọng hơn khi hoạt động.

Hội chứng trào ngược dạ dày thực quản

Đau ngực còn là triệu chứng của các bệnh lý thuộc hệ thống tiêu hóa như hội chứng trào ngược dạ dày thực quản,... Điều này có thể gây ra cảm giác nóng ở ngực hoặc cổ họng và vị chua trong miệng. Cảm giác đau nhói ở vùng ức do đầu mút các sợi thần kinh ở biểu mô thực quản khi bị kích thích bởi acid dạ dày trào ngược lên thực quản.

 trao-nguoc-da-day-thuc-quan-cung-co-the-gay-hay-dau-nguc-kho-tho

Trào ngược dạ dày thực quản cũng có thể gây hay đau ngực khó thở

Các biện pháp điều trị đau ngực khó thở nên biết

Sau khi tìm hiểu rõ đau ngực khó thở là bệnh gì, bạn nên nắm rõ một số các biện pháp dưới đây để có thể phát hiện và điều trị bệnh kịp thời:

Điều trị bằng thuốc tây y

Biện pháp điều trị đau ngực khó thở đơn giản nhất chính là điều trị bằng thuốc tây y. Vậy khi đau ngực khó thở uống thuốc gì ? Sau đây là một số loại thuốc có thể dùng để điều trị làm giảm bớt các cơn đau ngực khó thở: 

  • Thuốc giãn mạch: Thường dùng Nitroglycerin, với liều cao làm giãn các động mạch và tiểu động mạch, từ đó máu có thể lưu thông dễ dàng qua các chỗ hẹp và giảm các cơn đau ngực khó thở.

  • Thuốc làm tan huyết khối: Khi bị đau tim, những chất này có tác dụng làm tan cục máu đông đang cản trở máu đến cơ tim làm giảm các triệu chứng đau ngực khó thở.

  • Thuốc làm loãng máu: Nếu người bệnh có cục máu đông trong động mạch nuôi tim hoặc phổi, dùng các loại thuốc này can thiệp vào quá trình đông máu để ngăn hình thành nhiều cục máu đông hơn.

  • Thuốc giảm tiết acid dạ dày:  Nếu cơn đau ngực do acid dạ dày trào ngược lên thực quản, người bệnh có thể các loại thuốc làm giảm lượng axit trong dạ dày.

  • Thuốc giảm đau: Có thể dùng các loại thuốc giảm đau opioid hoặc paracetamol để làm giảm bớt các cơn đau ngực nếu cần.

Sử dụng liệu pháp oxy

Khi bị đau ngực khó thở mà nồng độ oxy trong máu thấp, người bệnh có thể sử dụng các liệu pháp oxy. Thở oxy qua mặt nạ hoặc ống trong lỗ mũi có thể giúp quá trình thở của người bệnh thoải mái và dễ dàng hơn.

lieu-phap-oxy-giup-cai-thien-con-dau-nguc-kho-tho

Liệu pháp oxy giúp cải thiện cơn đau ngực khó thở

Hỗ trợ cải thiện đau ngực khó thở nhờ Bảo Phế Vương

Hiện nay, các chuyên gia khuyên người mắc cải thiện tình trạng đau ngực khó thở do bệnh đường hô hấp bằng các sản phẩm thảo dược thiên nhiên, lành tính mà rất an toàn với sức khỏe. Nổi bật nhất chính là Bảo Phế Vương - một sản phẩm được nhiều chuyên gia đánh giá cao hiện nay.

Như đã biết, nguyên nhân cốt lõi của việc đau ngực khó thở chính là sự dày lên và xơ hóa đường thở. Hiểu rõ điều này, các chuyên gia đã tạo nên sự khác biệt nổi bật giữa Bảo Phế Vương và những sản phẩm thảo dược dùng cho bệnh đường hô hấp khác trên thị trường nhờ thành phần Fibrolysin (sự kết hợp giữa methylsulfonylmethane và muối kẽm gluconate). Thành phần này giúp chống xơ hóa, tái cấu trúc đường thở và nâng cao hệ miễn dịch cho phổi, từ đó cải thiện tình trạng đau ngực khó thở do bệnh viêm đường hô hấp gây ra.

Ngoài ra, Bảo Phế Vương còn bổ sung thành phần từ những thảo dược quý như: Nhũ hương, cao xạ can, cao bán biên liên,... và các yếu tố vi lượng iod, selen có công dụng hỗ trợ cải thiện triệu chứng ho, đờm, khó thở. Từ đó giúp nâng cao sức đề kháng cơ thể, tăng cường chức năng phổi, phế quản, ngăn ngừa tái phát các bệnh viêm đường hô hấp gây đau ngực khó thở.

san-pham-thao-duoc-bao-phe-vuong-giup-cai-thien-dau-nguc-kho-tho-hieu-qua

Sản phẩm thảo dược Bảo Phế Vương giúp cải thiện đau ngực khó thở hiệu quả

Phòng ngừa đau ngực khó thở như thế nào?

Để phòng ngừa các cơn đau ngực khó thở xảy ra, bạn cần phải có một chế độ dinh dưỡng và lối sống sinh hoạt lành mạnh khoa học. Luôn suy nghĩ tích cực, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, hạn chế các chất kích thích và bỏ thuốc lá sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý gây đau ngực khó thở. Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao cũng là một cách tốt giúp phòng ngừa đau ngực khó thở.

Khi xuất hiện cơn đau ngực khó thở, người bệnh nên hạn chế làm các công việc nặng nhọc và dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn. Bên cạnh đó, thay thế các môn thể thao nặng bằng các bài thể dục nhẹ nhàng hơn để tránh làm nghiêm trọng thêm tình trạng bệnh.

Khi cơn đau ngực khó thở diễn ra thường xuyên với mức độ ngày càng tăng, người bệnh nên đến ngay các cơ sở khám chữa bệnh uy tín để được chẩn đoán và chữa bệnh. Nhất là những người cao tuổi có bệnh nền như đái tháo đường, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, rối loạn mỡ máu,... cần được xác định nguyên nhân đau ngực khó thở nhanh chóng để có biện pháp điều trị phù hợp.

tap-luyen-the-duc-the-thao-thuong-xuyen-giup-phong-ngua-con-dau-nguc-kho-tho

Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên giúp phòng ngừa cơn đau ngực khó thở

Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã hiểu rõ về đau ngực khó thở, từ đó biện pháp điều trị, phòng ngừa hiệu quả. Bên cạnh đó, hãy sử dụng sản phẩm thảo dược Bảo Phế Vương mỗi ngày để nâng cao chức năng phổi, phế quản, ngăn ngừa đau ngực khó thở và phòng ngừa các bệnh đường hô hấp.

Nếu bạn còn câu hỏi cần giải đáp về đau ngực khó thở hoặc đặt mua sản phẩm Bảo Phế Vương chính hãng với giá ưu đãi tốt nhất, xin vui lòng liên hệ qua hotline 0916751651 - 0916767653.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Tài liệu tham khảo

https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/16942-shortness-of-breath-dyspnea
https://www.webmd.com/pain-management/guide/whats-causing-my-chest-pain
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chest-pain/symptoms-causes/syc-20370838