Khó thở, thở khò khè là những dấu hiệu rõ ràng cho thấy một người có vấn đề về hô hấp. Tình trạng này thường xảy ra khi đường thở bị thu hẹp hoặc bị tắc nghẽn. Đặc biệt ở những người mắc bệnh hô hấp mạn tính, chứng thở khò khè còn cảnh báo tình trạng sức khỏe đang gặp nguy hiểm. Vậy tại sao thở khò khè cứ liên tục diễn ra? Làm thế nào để cải thiện điều này mà không cần dùng thuốc?

Tại sao thở khò khè tái diễn nhiều lần không khỏi?

Thở khò khè là tiếng thở bất thường xảy ra khi đường hô hấp bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn ở các ống phế quản. Tình trạng này thường xảy ra khi các ống dẫn khí bên trong phổi bị co thắt, viêm dẫn đến phù nề, tiết dịch. Ở người có dấu hiệu thở khò khè, âm thầm phát ra khi thở nghe như tiếng huýt sáo hoặc trầm hơn.

Nguyên nhân dẫn đến triệu chứng thở khò khè có thể là do:

−       Dị ứng đường hô hấp;

−       Nhiễm trùng đường hô hấp;

−       Mắc bệnh viêm đường thở mạn tính: Viêm phế quản mạn, giãn phế quản, viêm phế quản dị ứng, chứng tắc nghẽn đường thở mạn tính,…

−       Do đường thở tiếp xúc với các tác nhân gây viêm từ môi trường như: Phấn hoa, khói thuốc, không khí ô nhiễm, hơi hóa chất, lông thú cưng,…

>>> Xem thêm: Khó thở là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?

Ngay khi tiếp xúc với bất kỳ một tác nhân nào kể trên, niêm mạc đường thở bắt đầu bị kích ứng và quá trình viêm diễn ra. Ban đầu, viêm ở mức độ nhẹ và gần như không có biểu hiện ra ngoài. Nhưng ngay cùng lúc đó, sự tái cấu trúc của niêm mạc đường thở cũng xảy ra. Điều này khiến cho niêm mạc tế bào tăng sinh, phì đại và tăng tiết dịch nhầy, đờm gây thu hẹp đường kính, tắc nghẽn luồng khí và gây ra cơn khó thở, tiếng thở khò khè.

Khi sự tổn thương này tiến triển dần nặng hơn, niêm mạc tại đường thở như phổi, phế quản dần bị xơ hóa; sự đàn hồi của nhu mô phổi, phế nang bị phá hủy, chức năng đường thở bị suy giảm nghiêm trọng. Lúc này, sự nhạy cảm của niêm mạc phế quản với các yếu tố kích ứng từ môi trường ngày càng tăng lên, khiến cho viêm liên tục diễn ra, dai dẳng và tình trạng thở khò khè cứ thế tiếp diễn. Từ đó kéo theo nguy cơ dễ mắc các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp hơn, thậm chí còn dẫn đến những biến chứng hô hấp nguy hiểm mà bạn không ngờ đến.

Do đó, nếu bạn hoặc người thân trong gia đình thường xuyên có dấu hiệu bị khó thở, thở khò khè thì tuyệt đối không nên chủ quan. Thay vào đó, chủ động tìm ra những biện pháp cải thiện vấn đề này sẽ giúp bảo vệ sức khỏe và hệ hô hấp của bạn tốt hơn.

>>> Xem thêm: Ho, đờm, khó thở do viêm phế quản kéo dài – Phải làm sao?

6 cách giúp bạn cải thiện chứng thở khò khè tại nhà

Dưới đây là những cách giúp bạn làm giảm chứng thở khò khè tại nhà cực đơn giản:

Uống chất lỏng ấm

Nếu thở khò khè do chất nhầy, đờm tích tụ nhiều thì nước ấm, trà thảo dược hay nước hoa quả có thể giúp bạn làm loãng các chất này, từ đó giúp tạo điều kiện thuận lợi để đẩy chúng ra khỏi cơ thể.

Không khí ẩm

Hơi nước ấm từ không khí có thể làm nới lỏng sự tắc nghẽn đường thở và giúp bạn dễ thở hơn. Vì thế tắm nước nóng, xông hơi nước nóng hoặc xông hơi với tinh dầu thảo dược là cách để bạn cải thiện chứng thở khò khè.

Tránh xa khói thuốc

Khói thuốc lá có chứa hàng nghìn hóa chất độc hại gây viêm nhiễm và đeo bám dai dẳng bên trong đường thở của bạn. Nó cũng là nguyên nhân gây ra chứng tắc nghẽn đường thở mạn tính, giãn phế quản, viêm phế quản mạn và khí phế thũng,… Vì thế, không hút thuốc và tránh những nơi có khói thuốc, không khí ô nhiễm sẽ giúp hạn chế sự viêm đường thở tốt hơn.

Tập kỹ thuật thở mím môi

Người bị thở khò khè thường gặp khó khăn trong việc duy trì hơi thở dài và sâu. Do đó, thử tập một vài kỹ thuật thở mím môi sẽ giúp bạn điều hòa nhịp thở hiệu quả hơn, giảm bớt tiếng khò khè khi đang thở.

Không tập thể dục trong thời tiết lạnh và khô

Thời tiết cũng là một yếu tố làm kích ứng đường thở, dẫn đến tình trạng viêm, co thắt niêm mạc phế quản khiến cho bạn khó thở, thở khò khè. Đặc biệt điều này dễ xảy ra khi bạn tập thể dục ở thời điểm không khí lạnh, hanh khô. Hạn chế việc này sẽ giúp bạn tránh được nguy cơ mắc bệnh hô hấp mạn tính nữa đấy.

Một cách khác để giúp bạn cải thiện tiếng thở khò khè, đó là nên bổ sung nhiều dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày, giúp tăng cường sức đề kháng tự nhiên cho cơ thể. Từ đó giúp giảm sưng viêm tại đường hô hấp, hạn chế tổn thương đường thở dẫn đến cơn khó thở, thở khò khè.

>>> Xem thêm: Khó thở khi ngủ về đêm, nguyên nhân và cách khắc phục

Phòng ngừa và cải thiện tình trạng thở khò khè nhờ sản phẩm thảo dược Bảo Phế Vương

Bên cạnh đó, để giúp những người mắc chứng khó thở, thở khò khè có thể cải thiện chức năng đường thở tốt hơn, các chuyên gia khuyên bạn nên kết hợp sử dụng thêm các sản phẩm thảo dược có công dụng bảo vệ sức khỏe hệ hô hấp. Hiện nay, một sản phẩm đang được nhiều người ưu tiên lựa chọn là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bảo Phế Vương.

Trong Bảo Phế Vương có chứa:

Hoạt chất Fibrolysin: Giúp chống xơ hóa, chống tái cấu trúc niêm mạc đường thở, từ đó giúp làm giảm sự nhạy cảm của niêm mạc phế quản, chống lại sự kích thích màng;

Chiết xuất thảo dược quý Nhũ hương, bán biên liên giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh, giảm ho, giảm đờm, thanh phế hiệu quả;

Chiết xuất từ Xạ đen, xạ can, tạo giác có tác dụng kháng sinh thực vật, giúp chống viêm, kháng khuẩn và hạn chế viêm, nhiễm trùng do vi sinh vật gây bệnh;

Yếu tố vi lượng Selen và Iod giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ miễn dịch tế bào, từ đó hỗ trợ phòng ngừa chứng khó thở, thở khò khè.

Nhờ công thức toàn diện này, sản phẩm Bảo Phế Vương mang đến một giải pháp mới giúp cải thiện sức khỏe hệ hô hấp cho những người thường gặp các triệu chứng của bệnh đường hô hấp. Đồng thời cũng tăng cường phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh mỗi ngày.

Để biết thêm thông tin về chứng khó thở, thở khò khè ở trẻ nhỏ, mời các bạn xem ngay những chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh trong video dưới đây:

Mọi thắc mắc liên quan tới các bệnh lý đường hô hấp, bạn có thể liên hệ tới hotline (ZALO/ VIBER): 0916751651 - 0916767653 để được hỗ trợ tốt nhất!

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh