Người mắc bệnh hen suyễn thường thở ra âm thanh khò khè, nghe có tiếng rít. Khi liên tục có những cơn khó thở và tiếng thở khò khè như vậy, tình trạng sức khỏe của người bệnh sẽ trở nên tồi tệ hơn. Vậy nguyên nhân gây ra hiện tượng thở khò khè là gì? Có cách nào khắc phục tình trạng này không?

Thở khò khè là gì?

Thở khò khè là tình trạng thường xảy ra khi người bệnh có cơn hen suyễn bộc phát. Đây là triệu chứng đặc trưng cho giai đoạn xuất hiện cơn hen cấp tính, và cảnh báo rằng chứng bệnh hen suyễn đang dần tiến triển xấu hơn. Bên cạnh đó, những dấu hiệu như khó thở, ho khan hoặc đau ngực đi kèm chứng thở khò khè cũng cho biết bạn cần được điều trị bệnh hen kịp thời để cải thiện chức năng hô hấp, tránh gây những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Thở khò khè cảnh báo bệnh hen suyễn tiến triển nặng hơn

Thở khò khè cảnh báo bệnh hen suyễn tiến triển nặng hơn

 

>>> Xem thêm: Khó thở là dấu hiệu của bệnh gì?

Nguyên nhân gây tiếng thở khò khè ở người bệnh hen suyễn

Nguyên nhân chính dẫn đến việc thở khò khè là do hệ miễn dịch của người bị hen nhạy cảm quá mức, làm cho đường dẫn khí liên tục bị sưng viêm và dễ kích ứng khi tiếp xúc với các tác nhân từ môi trường bên ngoài. Trong đó, những tác nhân gây hen phổ biến là:

−       Phấn hoa, lông thú cưng, khói bụi, nấm mốc;

−       Nhiễm trùng đường hô hấp trên (viêm mũi, viêm xoang, viêm amidan…);

−       Khói thuốc lá, hơi hóa chất độc hại;

−       Không khí khô và lạnh;

−       Do bệnh trào ngược dạ dày – thực quản;

−       Do stress, căng thẳng hoặc không kiềm chế được cảm xúc.

Cơn hen suyễn là nguyên nhân gây ra tình trạng thở khò khè

Cơn hen suyễn là nguyên nhân gây ra tình trạng thở khò khè

 Nút gọi

Ở một số người mắc bệnh hen, các triệu chứng ho, khó thở, thở khò khè cũng xuất hiện và trở nặng hơn khi họ mắc cùng lúc bệnh cảm lạnh, cảm cúm. Một số trường hợp khác lại xuất hiện cơn hen và tình trạng hô hấp kém do môi trường xung quanh bị ô nhiễm.

Ngoài ra, các yếu tố làm tăng nguy cơ bùng phát cơn hen và khiến cho dấu hiệu thở khò khè ngày càng nặng hơn là do có các cơn ho về đêm kéo dài, hoặc do mắc phải những bệnh viêm đường hô hấp mạn tính: Viêm phổi mạn, viêm phế quản mạn tính,…

>>> Xem thêm: Ăn gì để cải thiện bệnh hen suyễn?

Đối phó với tình trạng thở khò khè như thế nào?

Những cơn khó thở, thở khò khè ở người bệnh hen suyễn thường gây nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày của họ. Khi cơn hen xuất hiện, nó cản trở hoạt động hàng ngày của người bệnh như việc ngủ, học tập, làm việc và rèn luyện thể lực… Hơn nữa, nhiều người bị hen cũng thường có cảm giác lo lắng mỗi khi bị lên cơn hen.

Việc điều trị hen bao gồm dùng các thuốc cắt cơn hen cấp, sau đó người bệnh sẽ cần dự phòng điều trị bằng thuốc trong thời gian lâu dài. Chính vì thế, những cách dưới đây có thể giúp bạn đối phó với cơn hen và hiện tượng thở khò khè có hiệu quả hơn:

Lập kế hoạch kiểm soát cơn hen lâu dài: Lập sẵn những việc cần phải làm khi bạn cảm thấy triệu chứng hen suyễn xuất hiện để người thân, bạn bè hoặc đồng nghiệp xung quanh có thể giúp đỡ bạn nhanh nhất có thể.

Điều trị hen suyễn bằng thuốc để cải thiện chứng thở khò khè có hiệu quả

Điều trị hen suyễn bằng thuốc để cải thiện chứng thở khò khè có hiệu quả

>>> Xem thêm: Khó thở khi ngủ nên làm gì?

Hiểu rõ về các loại thuốc dùng điều trị hen: Bằng cách hỏi ý kiến bác sĩ về các thông tin, liều lượng sử dụng của thuốc sẽ giúp bạn kiểm soát cơn hen lâu dài tốt hơn, và có thể giúp giảm dần việc phụ thuộc vào các thuốc cắt cơn hen cấp.

Đề phòng trường hợp lên cơn hen cấp không có thuốc giãn phế quản, hoặc dùng thuốc mà không có tác dụng, bạn nên gọi cho bác sĩ hoặc đến nơi cấp cứu ngay lập tức.

Nhận biết các yếu tố kích thích cơn hen xung quanh môi trường sống sẽ giúp bạn chủ động tránh không tiếp xúc, hạn chế cơn khó thở, thở khò khè tốt hơn.

Bên cạnh đó, người bị hen suyễn có thể kết hợp việc sử dụng các sản phẩm hỗ trợ bảo vệ sức khỏe hệ hô hấp để làm giảm chứng khó thở, thở khò khè.

Hiện nay, xu hướng mới đang được nhiều người ưu tiên lựa chọn là dùng sản phẩm thảo dược giúp hỗ trợ điều trị cả nguyên nhân và các triệu chứng của bệnh đường hô hấp. Trong đó, sản phẩm chứa các thành phần từ thảo dược như Fibrolysin, Nhũ hương, Bán biên liên, Xạ đen, Xạ can,… thường được các chuyên gia khuyên nên dùng.

Bởi các thành phần này không chỉ giúp cải thiện các triệu chứng ho, khó thở, thở khò khè ở người bệnh hen suyễn, mà còn giúp phòng ngừa cơn hen tái phát. Đồng thời cũng giúp phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp khác.

Để biết rõ hơn về chứng khó thở, thở khò khè ở trẻ nhỏ, mời các bạn cùng xem ngay những chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh trong video dưới đây:


Mọi thắc mắc liên quan tới các bệnh lý đường hô hấp, bạn có thể liên hệ tới tổng đài miễn cước 18006302 hoặc hotline (ZALO/ VIBER): 0916751651 - 0916767653 để được hỗ trợ tốt nhất!

Vũ Khánh

Thực phẩm này không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh